Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
Chuyên đề: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu
Chuyên đề Toán học lớp 7: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu là phần nội dung được học trong chương trình Đại số 7 học kì 2. Để có thể vận dụng làm các bài tập về phần này, các em học sinh cần nắm vững lý thuyết về Bảng tần số giá trị của dấu hiệu. Dưới đây, VnDoc xin giới thiệu lý thuyết cũng như một số bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận để các em nắm được những dạng cơ bản nhất, từ đó làm các bài tập liên quan hiệu quả. Chúc các em học tốt.
A. Lý thuyết
1. Lập bảng “tần số”
Từ bảng thu thập số liệu ban đầu ta có thể lập được bảng tần số.
Bảng “tần số” được lập như sau:
+ Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng.
+ Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.
+ Dòng dưới ghi các tần số tương ứng của mỗi giá trị đó.
Bảng tần số giúp cho người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc.
2. Ví dụ
Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh được ghi lại như sau:
28 | 35 | 29 | 37 | 30 | 35 | 37 | 30 | 35 | 29 |
Bảng “tần số”:
Số cân(x) | 28 | 29 | 30 | 35 | 37 | N = 10 |
Tần số (n) | 1 | 2 | 2 | 3 | 2 |
B. Trắc nghiệm & Tự luận
I. Câu hỏi trắc nghiệm
Điều tra về sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố, ta được kết quả:
165 | 85 | 65 | 65 | 70 | 50 | 45 | 100 | 45 | 100 |
100 | 100 | 100 | 90 | 53 | 70 | 140 | 41 | 50 | 150 |
(Áp dụng câu 1, 2 và câu 3)
Bài 1: Dấu hiệu tìm hiểu ở đây là?
A. Sự tiêu thụ điện năng của các tổ dân phố
B. Sự tiêu thụ điện năng của một gia đình
C. Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một tổ dân phố.
D. Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố.
Dấu hiệu tìm hiểu là: Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố.
Chọn đáp án D.
Bài 2: Có bao nhiêu hộ gia đình cần điều tra?
A. 22 B. 20 C. 28 D.30
Có 20 hộ gia đình càn điều tra.
Chọn đáp án B.
Bài 3: Có bao nhiêu hộ gia đình tiêu thụ mức điện năng nhỏ hơn 100 kwh
A. 22 B. 10 C. 12 D. 15
Có 12 hộ gia đình tiêu thụ mức điện năng nhỏ hơn 100 kwh
Chọn đáp án C.
Một cửa hàng đem cân một số bao gao (đơn vị kilogam), kết quả ghi lại ở bảng sau:
Khối lượng 1 bao (x) | 40 | 45 | 50 | 55 | 60 | 65 | |
Tần số (n) | 2 | 3 | 6 | 8 | 4 | 1 | N = 24 |
Bài 4: Có bao nhiêu bao gạo cân nặng lớn hơn 50 kg?
A. 13 B. 14 C. 12 D. 32
Từ bảng tần số ta có: 8 bao cân nặng 55kg, 4 bao gạo cân nặng 4kg, 1 bao gạo cân nặng 65 kg
Nên có: 8 + 4 + 1 = 13 (bao gạo)
Chọn đáp án D.
Bài 5: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu
B. Khối lượng chủ yếu của 1 bao gạo là: 50kg và 55kg
C. Khối lượng cao nhất của một bao gạo là 60kg
D. Khối lượng thấp nhất của một bao gạo là 40 kg
Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 40 kg, 45 kg, 50 kg, 55 kg, 60 kg, 65 kg
Giá trị 50kg và 55kg có tần suất cao nhất là 6 và 8
Khối lượng cao nhất của một bao gạo là 65kg
Khối lượng thất nhất của một bao gao là 40kg
Vậy đáp án C sai
Chọn đáp án C.
Câu 3
10 | 1 | 6 | 8 | 6 | 7 | 7 | 7 |
3 | 2 | 5 | 9 | 6 | 8 | 4 | 3 |
4 | 9 | 5 | 10 | 5 | 9 | 7 | 6 |
5 | 4 | 4 | 7 | 5 | 9 | 5 | 7 |
8 | 7 | 7 | 7 | 4 | 10 | 5 | 5 |
Câu nào sau đây đúng:
A.Dấu hiệu ở đây là: Tuổi nghề của công nhân
B.Số giá trị khác nhau ở dấu hiệu là: 10
C.Bảng " tần số" của số liệu thống kê ban đầu là:
Giá trị (x) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số n |
D. A, B, C đều đúng
Đáp án: D
II. Bài tập tự luận
Bài 1: Số học sinh nữ của từng lớp của một trường THCS được ghi nhận lại ở bảng sau:
18 | 20 | 17 | 18 | 14 |
25 | 17 | 20 | 16 | 14 |
24 | 16 | 20 | 18 | 16 |
20 | 19 | 28 | 17 | 15 |
Hãy lập bảng tần số
Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị tương ứng. Từ đó ta có bảng tần suất
Giá trị | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 24 | 25 | 28 |
Tần số | 2 | 1 | 3 | 3 | 3 | 1 | 4 | 1 | 1 | 1 |
Ở đây, giá trị là số học sinh nữ
Nhìn và bảng, ta có thể thấy có 2 lớp có 14 học sinh nữ, có 4 lớp có 20 học sinh nữ, …
Bài 2: Theo dõi thời gian chạy 100m trong 10 lần của một vận động viên, huấn luyện viên đã ghi nhận vào bảng sau (tính theo giây)
11 | 11,2 | 11,3 | 11,5 | 11,2 | 11,1 | 11,2 | 11,3 | 11,2 | 11,1 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số và nhận xét về tốc độ chạy của vận động viên
a) Dấu hiệu ở đây là tốc độ chạy của một vận động viên
b) Ta có bảng “tần số” như sau:
Giá trị | 11 | 11,1 | 11,2 | 11,3 | 11,5 |
Tần số | 1 | 2 | 4 | 2 | 1 |
Nhận xét: Tốc độ chạy của vận động viên chủ yếu phân phố ở thời gian 11,2 giây
Vận động viên chạy rất nhay với tốc độ trung bình là 100/11,2 ≈ 8,93 (m/s)
......................
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 7: Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh nắm được kiến thức trọng tâm của bài, đồng thời biết cách làm những bài tập cơ bản cũng như bài tập nâng cao hiệu quả.
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 7, Giải bài tập Toán lớp 7, Giải VBT Toán lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.