Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hàm số

Chuyên đề Toán học lớp 7: Hàm số được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán học lớp 7 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa hàm số

Nếu đại lượng phụ thuộc vào đại lượng y sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số x và x gọi là biến số

Nhận xét: Nếu đại lượng y là hàm số của đại lượng x thì mỗi giá trị của đại lượng x đều có một giá trị tương ứng duy nhất của đại lượng y( hay mỗi giá trị của x không thể có hơn một giá trị tương ứng của đại lượng y)

Chú ý:

+ Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm bằng

+ Hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức,…

+ Khi y là hàm số của x ta có thể viết: y = f(x); y = g(x);...

Ví dụ:

Có các hàm số như sau: y = 2x; y = -x; y = -x/2;...

B. Trắc nghiệm & Tự luận

I. Câu hỏi trắc nghiệm

Bài 1: Cho bảng giá trị sau. Chọn câu đúng

x -12 -3 10 12
y 2 4 1 3

A. Đại lượng y là hàm số của đại lượng x

B. Đại lượng y là không hàm số của đại lượng x

C. Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x

D. Đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x

Từ bảng giá trị ta thấy với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x

Chọn đáp án A

Bài 2: Cho các công thức y - 3 = x; -2y = x; y2 = x. Có bao nhiêu công thức chứng tỏ rằng y là hàm số của x

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Nhận thấy y - 3 = x ⇒ y = x + 3 là một hàm số

Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ là một hàm số

Với y2 = x ta thấy khi x = 4 thì y2 = 4 suy ra y = 2 hoặc y = -2 nên với một giá trị của x cho hai giá trị của y nên y không là hàm số của x

Chọn đáp án C

Bài 3: Cho hàm sốTrắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ . Tìm các giá trị của x sao cho vế phải của công thức có nghĩa

A. x ≠ 4 B. x = 4 C. x ≠ 2 D. x = 2

Hàm số Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ có nghĩa khi 2x - 4 ≠ 0 ⇒ 2x ≠ 4 ⇒ x ≠ 2

Chọn đáp án D

Bài 4: Bảng giá trị nào sau đây là đúng với hàm sốTrắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

Chọn đáp án A

Bài 5: Một hàm số được cho bằng công thức y = f(x) = -x2 + 2. Tính f(-1/2); f(0)

Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

Chọn đáp án B

Bài 6: Một hàm số được cho bằng công thức y = f(x) = x2. Tính f(-5) + f(5)

A. 0 B. 25 C. 50 D. 10

Ta có f(-5) = (-5)2 = 25 và f(5) = 52 = 25

Nên f(5) + f(-5) = 25 + 25 = 50

Chọn đáp án C

II. Bài tập tự luận

Bài 1: Cho hàm số f(x) = x2 + 3x + 2. Tính f(-1); f(0); f(1/2)

Đáp án

Ta có: f(x) = x2 + 3x + 2

Do đó:

Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

Bài 2: Cho hàm số y = ax. Chứng minh rằng:

a) Với các số x1; x2 thì hai giá trị của x ta có y1; y2 là hai giá trị tương ứng của y thì f(x1 + x2) = f(x1) + f(2)

b) Với k ∈ Q thì f(kx) = k.f(x) với mọi x ∈ Q

Đáp án

a) Ta có: f(x1 + x2) = f(x1) + f(2) = a(x1 + x2) = ax1 + ax2

Mà f(x1) = ax1 và f(x2) = ax2

Khi đó: f(x1 + x2) = f(x1) + f(x2)

b) Ta có: f(kx) = a(kx) = (ak)x = k(ax) = k.f(x)

Bài 3: Vẽ một hệ trục tọa độ

a) Biểu diễn các điểm A(2; 3); B(2; -3); C(-2; -3); D(-2; 3)

b) Có nhận xét gì về hình dạng của tứ giác ABCD, về sự liên hệ giữa tọa độc các điểm A, B, C, D

c) Từ đó suy ra, nếu một hình chữ nhất ABCD có A(a, b); C(-a, -b) thì tọa độ các đỉnh B, D có tọa độ như thế nào?

Đáp án
Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

b) Tứ giác ABCD là hình chữ nhật

A và B là hai điểm của cùng hoành độ và tung độ đối nhau.

A và C là hai điểm có hoành độ đối nhau, tung độ đối nhau.

A và D là ha điểm có cùng tung độ, hoành độ đối nhau.

B và C có hoành độ đối nhau, tung độ bằng nhau.

B và D có tọa độ đối nhau.

C và D có cùng hoành độ, tung độ đối nhau

c) Nếu ABCD là hình chữ nhật mà A(a, b); C(-a, -b) thì tọa độ B(a, -b), D(-a; b)

Bài 4: Cho hệ trục tọa độ xOy. Tìm diện tích của hình chữ nhật giới hạn bởi ba trục tọa độ và hai đường thẳng chứa tất cả các điểm của hoành độ bằng 3 và tất cả các điểm có tung độ bằng 2.

Đáp án
Trắc nghiệm: Hàm số. Mặt phẳng tọa độ

Các điểm có hoành độ bằng 3 nằm trên đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 3.

Các điểm có tung độ bằng 2 nằm trên đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2.

Ta được hình chữ nhât OABC: SOABC = OA.OC = 3.2 = 6 (đvdt)

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết môn Toán học 7: Hàm số. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán học 7, Giải bài tập Toán lớp 7, Giải VBT Toán lớp 7VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
28
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Linh Nguyễn
    Linh Nguyễn môn toán như các con cặc
    Thích Phản hồi 07/01/21
    • Hồ Thảo
      Hồ Thảo

      Học Toán là một phương pháp rất quan trọng để rèn luyện tư duy nhạy bén và khả năng suy luận logic của học sinh. Học Toán Thích Phản hồi 07/03/22

  • Linh Nguyễn
    Linh Nguyễn ra đề như con cặc
    Thích Phản hồi 07/01/21
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Chuyên đề Toán 7

Xem thêm