Tuyển chọn 4 bài Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương

Văn mẫu lớp 9: Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Cái chết của nhân vật Vũ Nương là một bi kịch trong xã hội xưa cũng như giá trị nhân đạo sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn gửi gắm thông qua tác phẩm của mình. Dưới đây là 4 bài văn mẫu nêu cái nhìn về nguyên nhân cái chết của Vũ Nương, các em hãy cùng tham khảo nhé

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Cái chết của nhân vật Vũ Nương và bi kịch thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Dàn ý Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương

Mở bài:

Truyền kỳ mạn lục là tập sách ghi chép những câu chuyện kỳ lạ trong dân gian. Nhưng mục đích cốt lõi của nó nhằm phản ánh bản chất của xã hội phong kiến đương thời. Qua các thiên truyện, Nguyễn Dữ đã bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão, phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm về nhiều vấn đề trong xã hội với thái độ nghiêm khắc, khách quan.

Nổi bậc trong 20 thiên truyện ấy, Chuyện người con gái Nam Xương là có giá trị hơn cả. Chỉ vì nỗi hoài nghi vô cớ mà Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương phải tìm đến cái chết để chứng minh mình trong sạch. Mối oan tình của nàng mãi về sau mới được minh giải. Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, chàng vô cùng hối hận nhưng đã muộn màng.

Thân bài:

Câu chuyện diễn biến khá đơn giản. Cốt truyện không có gì mới so với những câu chuyện đương thời. Nhưng ở đây, Nguyễn Dữ đã chú trọng đến việc xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ khá toàn vẹn. Bút pháp tự sự cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch. Đó còn là sự hòa quyện giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động.

Tất cả những dụng công sâu sắc ấy chỉ nhằm lí giải những vấn đề liên quan đến cái chết của nhân vật Vũ Nương mà thôi. Nguyễn Dữ đã rất công phu dồn nén trong hình tượng nhân vật ấy nhiều ý nghĩa, nhiều vấn đề của thời đại mà ông vốn rất quan tâm. Từ đó, cũng như các nhà nhân đạo khác, ông cố công tìm kiếm một lối thoát, một lời giải đáp cho số phận của người phụ nữ.

Nguyễn Dữ đã vận dụng cả tư tưởng Nho Giáo lẫn tư tưởng phật giáo để giải quyết vấn đề. Ông cũng tìm đến cách giải quyết của dân gian. Nhưng qua cái chết của Vũ Nương người đọc nhận thấy, nhà văn đã bất lực trước diễn biến phức tạp của hiện thực. Không còn cách nào khác, ông đành xác nhận nó một cách đớn đau, bế tắc.

Để cho Vũ Nương tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất. Nhưng dường như đó là cách thoát khỏi tình cảnh duy nhất của nàng. Đó cũng là cách duy nhất của nhà văn có thể lựa chọn. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Bởi đối với nàng, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.

Một phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền đức như thế ấy. Một người vợ thủy chung son sắt như thế ấy. Một người con dâu hiếu thảo hiếm có ở trên đời. Thế mà nàng bị chồng nghi oan bởi một câu chuyện không đâu ở một lời con trẻ. Một câu nói vui đùa lúc trống vắng của mẹ với con mà lại trở thành mầm mống của tai họa. Thái độ khinh bỉ, lời nói nhục mạ và hành động tàn bạo của Trương Sinh khiến nàng phải tìm đến cái chết. Dưới lòng sông thăm thẳm, ai oán, nàng cũng không thể ngờ được rằng chính tình yêu con tha thiết lại nguyên cớ làm hại chết nàng.

Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình. Đó là một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông thường thấy. Vũ Nương là người hiền đức, tâm hồn vốn rất đơn giản và chân thành. Chưa bao giờ nàng hoài nghi hay nghĩ xấu về người khác. Thế nhưng, số mệnh xui khiến nàng lấy phải người chồng cả ghen. Nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng tới cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Không phải chỉ là cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.

Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ. Những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được.

Đó là xã hội phong kiến nam quyền bất công và tàn bạo ở nước ta. Cái xã hội đã sản sinh ra những chàng Trương Sinh. Cái xã hội tồn tại quá nhiều những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán. Họ đã nhẫn tâm chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương. Ngoài Vũ Nương, trong cái xã hội đen tối ấy biết bao nhiêu người phụ nữ nhỏ bé cũng có cùng số phận như nàng.

Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li, rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. Lúc ở nhà, Trương sinh vốn đã thiếu lòng tin tưởng ở vợ. Khi nơi biên ải, ngăn mặt cách lòng, tính ghen ấy càng thêm dữ dội. Đâu chỉ vì lời nói ngây thơ, mơ hồ, của con trẻ. Chính vì cái ngây thơ và mơ hồ của Trương Sinh đã khiến chàng hành động mù quáng đấy thôi.

Tác phẩm thấm nhuần tư tưởng nhân đạo cao cả. Áng văn là mẫu mực của tiếng nói trân trọng và bênh vực con người của nền văn học trung đại. Đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Cái chết của nhân vật Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác xấu xa, tàn bạo. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật, nhà văn bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ. Những con người nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến đương thời. Số phận của Vũ Nương đâu của chỉ riêng Vũ Nương. Nỗi đau số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.

Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nó là lời cảnh tỉnh đối với người phụ nữ khi gia đình xảy ra mâu thuẫn. Dù có chuyện gì xảy ra cũng phải bình tĩnh, kiên nhẫn và nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực. Đã có nhiều gợi mở để tránh cái chết cho Vũ Nương. Thế nhưng, vì lòng tự trọng, nàng đã không hề nhìn thấy.

Tác phẩm thể hiện sâu sắc tiếng nói trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Ngoài việc chú trọng xây dựng nội dung hoàn chỉnh và sâu sắc, truyện cũng đã đạt được sự tiến bộ trong nghệ thuật tự sự. Trước hết là thành công trong nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề. Chỉ bằng một vài sự kiện, Nguyễn Dữ đã có thể tạo được kịch tính. Và cũng chỉ bằng một vài sự kiện, ông có thể đẩy mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm. Cái tài của nhà văn là không nói nhiều. Ông cố lược bỏ hết mọi yếu tố dư thừa, rườm rà, để hình tượng nhân vật được sáng rõ.

Kết bài

Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là “thiên cổ kỳ bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia”, tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương mẫu 1

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh kiệt tác "Truyện Kiều" tái hiện thành công số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều thì "Chuyện người con gái Nam Xương" cũng là một tác phẩm tiêu biểu khắc họa chân thực bi kịch của người phụ nữ. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua cái chết của nhân vật Vũ Nương. Đây là chi tiết cho thấy sự tuyệt vọng, bế tắc không lối thoát của nhân vật trong xã hội đầy rẫy bất công.

Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, hiền dịu, có tư dung tốt đẹp, tính cách thùy mị, nết na khiến cho Trương Sinh đem lòng yêu mến. Sau khi kết hôn với Trương Sinh, nàng hết mực giữ gìn khuôn phép. Sau khi chồng đi lính, nàng một mình nuôi con nhỏ, hiếu thuận với mẹ chồng và một lòng một dạ chung thủy chờ chồng. Những tưởng với những vẻ đẹp đó, hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng. Tuy nhiên, khi Trương Sinh trở về cũng là nàng phải rơi vào bi kịch. Vì tin vào lời nói ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh đã hiểu nhầm, ghen tuông và ruồng rẫy nàng. Trước sự ghen tuông mù quáng của chồng, Vũ Nương hết lời thanh minh nhưng không nhận được sự thấu hiểu, nàng phải tìm đến cái chết bi thảm.

Trước hết, cái chết là chi tiết phản ánh chân thực bi kịch của nhân vật Vũ Nương. Dù là người phụ nữ có tư dung tốt đẹp và có ý thức giữ gìn tiết hạnh nhưng nàng vẫn phải gánh chịu bi kịch bị ruồng rẫy, bị coi thường và chịu sự đánh giá bất công, hà khắc bởi chế độ phong kiến và tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Khi bị chồng hiểu nhầm, nghi ngờ sự chung thủy và hắt hủi, nàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhảy sông tự vẫn.

Trước những lời buộc tội của Trương Sinh, Vũ Nương mượn bến Hoàng Giang để minh oan cho tấm lòng trong trắng của mình: "Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Lời giãi bày của nàng thể hiện sự bất lực khi tìm đến cái chết sau những cố gắng không thành . Hành động tự vẫn thể hiện sự quyết liệt cuối cùng để bảo vệ phẩm giá . Đối với nàng phẩm giá và tiết hạnh quan trọng hơn sự sống . Cái chết là lựa chọn cuối cùng để nàng minh oan và bảo toàn danh dự . Cái chết của nàng thể hiện sự cùng quẫn, bế tắc không lối thoát, đồng thời thể hiện rõ số phận đầy bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Cái chết oan uổng và đầy đau đớn của Vũ Nương đã gián tiếp lên án phê phán chế độ nam quyền, xem trọng quyền uy, tiếng nói của người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân giữa nàng và trương sinh vốn là cuộc hôn nhân không bình đẳng. Trương Sinh chỉ cần " nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ". Trong những ngày tháng làm dâu nhà họ trương, nàng luôn phải giữ gìn khuôn phép trước sự đa nghi của chồng. Ngoài ra cuộc chiến tranh phi nghĩa cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương khi nàng phải sống trong cảnh ly tán, xa chồng. Bởi vậy, lời nói ngây thơ của bé Đản vô tình trở thành chất xúc tác tạo nên nút thắt và sự hiểu nhầm của Trương Sinh sau những tháng ngày xa cách vợ con. Có thể nói, sống trong xã hội phong kiến bất công, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức là bi kịch không lối thoát. Qua đó, chúng ta có thể thấy được niềm thương cảm của tác giả Nguyễn Dữ với số phận oan nghiệt của người phụ nữ.

Như vậy, qua cái chết đầy bi kịch của nhân vật Vũ Nương, chúng ta có thể thấy được số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng nam quyền. Chi tiết về cái chết của nàng đã tạo nên giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương mẫu 2

Nếu như cái chết đầy bi thương của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao gợi nên trong tâm hồn người đọc một sự thương xót và căm phẫn xã hội bất công, tàn bạo đã bóp nghẹt quyền sống của người dân, để họ phải tìm đến lối thoát duy nhất là cái chết thương tâm, thì với tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ cũng vẫn một nỗi lòng ấy nhưng man mác trong những dòng cảm xúc nóng hổi một sự bất ngờ nho nhỏ ta thắc mắc tại sao, chỉ với một lời nói không rõ ngọn ngành của một đứa trẻ mới tập nói, chỉ bởi những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ lại dẫn đến một cái chết vô cùng bi thương cho người phụ nữ công dung ngôn hạnh-người mà đáng lẽ ra sẽ phải nhận được niềm hạnh phúc xứng đáng.

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương

Câu trả lời có lẽ từ đây, nếu tỉnh táo và xem xét thấu đáo vấn đề thì có lẽ Trương Sinh đã không đẩy vợ đến con đường chết. Chính vì sự đa nghi và mất lòng tin vào vợ, chính vì sự vũ phu nam quyền độc đoán, vì sự bất công, coi rẻ mạng sống người phụ nữ mà khiến cho cái chết của Vũ Nương lại thêm muôn phần bi thảm. Sự ra đi của nàng là cách duy nhất để chứng minh cho nỗi oan nghiệt của bản thân, là chút hi vọng cuối cùng để níu giữ lại phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ.

Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương đau đớn, ngậm ngùi, bao sự tiếc nuối một kiếp ''hồng nhan bạc mệnh'' quá đỗi xót xa trong lòng xã hội lúc bấy giờ.

Có thể thấy thoát ẩn hiện trong những trang văn của Nguyễn Dữ là một niềm thương cảm quặn xé trước bi kịch ngang trái của Vũ Nương, là lời tố cáo đanh thép một chế độ xã hội với những hủ tục lạc hậu những lời văn của Nguyễn Dữ thấm đẫm sâu sắc giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.

Trước và sau Vũ Nương, ta bắt gặp Thị Kính, Thúy Kiều họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến dù bị oan khuất, bị vùi dập về cả thể xác lẫn tinh thần, dù phải sống dưới lớp bùn đen nhơ nhớp của xã hội tanh bẩn nhưng ở họ sẽ mãi ngời sáng vẻ đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng để cho người đương thời và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, kính trọng.

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương mẫu 3

Truyện kể rằng, Vũ Thị Thiết là một phụ nữ đức hạnh ở Nam Xương, chồng là Trương Sinh, người nhà giàu nhưng không có học, tính lai đa nghi. Triều đình bắt lính, Trương Sinh phải tòng quân trong khi vợ đang mang thai. Chồng đi xa mới được mười ngày thì nàng sinh con trai đặt tên là Đản. Năm sau, giặc tan, việc quân kết thúc, Trương Sinh trở về thì con đã biết nói, nhưng đứa trẻ nhất định không nhận Trương Sinh làm bố. Nó nói: “Ơ hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ thin thít. Trước đây thường có một ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.”

Tính Trương Sinh hay ghen, nghe con nói vậy đinh ninh rằng vợ hư, đã vu oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức đã nhảy xuống sông tự vẫn.

Đọc kĩ tác phẩm, em thấy truyện không phải không hé mở khả năng có thể dễ dàng tránh được thảm kịch đau thương đó. Tài kể chuyện của tác giả là ở chỗ đó, cởi ra rồi lại thắt vào đẩy câu chuyện đi tới, khiến người đọc hứng thú theo dõi và suy nghĩ, chủ đề của tác phẩm từng bước nổi lên theo dòng kể của câu chuyện. Lời con trẻ nghe như thật mà chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ, người cha gì mà lạ vậy: “không biết nói, chỉ nín thin thít” chẳng bao giờ bế con mình, mà hệt như “cái máy” - “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Câu nói đó của đứa trẻ chẳng phải là một câu đố, giảng giải được thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, thiếu suy nghĩ, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ mà chàng không phải không có tình yêu thương. Tất nhiên sự đời có thế mới thành chuyện, vả lại trên đời làm gì có sự ghen tuông sáng suốt.

Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng. Vũ Nương sẽ chứng minh cho chồng rõ ở một mình nàng hay đùa với con trỏ vào bóng mình và nói là cha Đản. Mãi sau này, một đêm phòng không vắng vẻ, ngồi buồn dưới bóng đèn khuya, chợt người con chỉ vào bóng mình trên vách mà bảo đó là cha nó, Trương Sinh mới tỉnh ngộ, thấu hiểu nỗi oan của vợ thì mọi chuyện đã xong. Vũ Nương không còn nữa trên đời.

Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Không ít tác phẩm xưa nay đã viết về cái chuyện thường tình đầy tai hoạ này. Vũ nương không may lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Nhưng sự thực vẫn là sự thực! cái chết oan uổng quá và người chồng độc đoán quá!

Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm. Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai hoạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi rất lạ lùng không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, nhất là ở thời nó đã suy vong. Xã hội đó đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông đặc đầu óc “nam quyền”, chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Tính ghen tuông của cá nhân cộng với tư tưởng “nam quyền” trong xã hội đã làm nên một Trương Sinh độc đoán đến kỳ cục, khư khư theo ý riêng, nhất thiết không nghe ý kiến của người khác. Đứa trẻ nói thì tin ngay, còn vợ than khóc giãi bày thống thiết thì nhất định không tin, họ hàng, làng xóm phân giải công minh cũng chẳng ăn thua gì. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ nương mà nguyên nhân sâu xa là chế độ phong kiến bất công cùng chế độ “nam quyền” bất bình đẳng của nó đã gây ra bao nhiêu tai hoạ cho người phụ nữ nói riêng và con người thời đó nói chung.

Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương mẫu 4

Truyền kỳ mạn lục là tập sách ghi chép những câu chuyện kỳ lạ trong dân gian. Nhưng mục đích cốt lõi của nó nhằm phản ánh bản chất của xã hội phong kiến đương thời. Qua các thiên truyện, Nguyễn Dữ đã bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão, phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm về nhiều vấn đề trong xã hội với thái độ nghiêm khắc, khách quan.

Nổi bậc trong 20 thiên truyện ấy, Chuyện người con gái Nam Xương là có giá trị hơn cả. Chuyện kể rằng ở huyện Nam Xương có một người con gái tên là Vũ Thị Thiết. Nàng không những hiền thục nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Vì yêu mến nàng, Trương Sinh, một chàng trai con nhà hào phú đã xin cưới nàng về làm vợ. Biết tính chồng hay ghen nên lúc nào nàng cũng giữ gìn khuôn phép, ăn nói phải lời. Chưa lúc nào vợ chồng dẫn đến thất hòa.

Năm ấy, giặc Chiêm quấy nhiễu biên cương. Trương Sinh phải ra trận đánh giặc. Chàng đi chưa được bao lâu thì nàng hạ sinh một đứa con trai kháu khỉnh, đặt tên cho là Đản. Một mình nàng đảm đang việc nhà, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già. Công việc vất vả nhưng nàng không hề than vãn gì. Đới với mọi người xung quanh nàng cũng hết sức chân tình. Làng xóm ai cũng yêu mến.

Cuộc chiến kéo dài, người mẹ già mòn mỏi đợi con về. Tuy nhiên, tuổi già sức kiệt, bà đã không thể chờ đợi đến ngày con về. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà gửi lời cảm tạ con dâu. Bà vô cùng cảm kích tấm lòng hiếu nghĩa của con dâu và chúc phúc cho nàng gặp nhiều điều tốt đẹp.

Hai năm sau, giặc dữ chịu trói mình, Trương Sinh trở về. Trong ngày dẫn con viếng mộ mẹ, đứa con nói lời ngây thơ khiến Trương Sinh nghi ngờ Vũ Nương ở nhà đã thất tiết. Chàng chửi mắng, đánh đập thậm tệ và đuổi nàng ra khỏi nhà.

Vũ Nương không hiểu vì nguyên cớ gì khiến chồng hoài nghi mình. Làng xóm đến can ngăn, giải bày, Trương Sinh cũng không nghe. Vũ Nương vô cùng tủi nhục và đau khổ. Cuối cùng, nàng tự tìm đến cái chết để chứng minh mình trong sạch. Mối oan tình của nàng mãi về sau mới được minh giải. Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, chàng vô cùng hối hận nhưng đã muộn màng.

Câu chuyện diễn biến khá đơn giản. Cốt truyện không có gì mới so với những câu chuyện đương thời. Nhưng ở đây, Nguyễn Dữ đã chú trọng đến việc xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ khá toàn vẹn. Bút pháp tự sự cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch. Đó còn là sự hòa quyện giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động.

Tất cả những dụng công sâu sắc ấy chỉ nhằm lí giải những vấn đề liên quan đến cái chết của nhân vật Vũ Nương mà thôi. Nguyễn Dữ đã rất công phu dồn nén trong hình tượng nhân vật ấy nhiều ý nghĩa, nhiều vấn đề của thời đại mà ông vốn rất quan tâm. Từ đó, cũng như các nhà nhân đạo khác, ông cố công tìm kiếm một lối thoát, một lời giải đáp cho số phận của người phụ nữ.

Nguyễn Dữ đã vận dụng cả tư tưởng Nho Giáo lẫn tư tưởng phật giáo để giải quyết vấn đề. Ông cũng tìm đến cách giải quyết của dân gian. Nhưng qua cái chết của Vũ Nương người đọc nhận thấy, nhà văn đã bất lực trước diễn biến phức tạp của hiện thực. Không còn cách nào khác, ông đành xác nhận nó một cách đớn đau, bế tắc.

Để cho Vũ Nương tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất. Nhưng dường như đó là cách thoát khỏi tình cảnh duy nhất của nàng. Đó cũng là cách duy nhất của nhà văn có thể lựa chọn. Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Bởi đối với nàng, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.

Một phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền đức như thế ấy. Một người vợ thủy chung son sắt như thế ấy. Một người con dâu hiếu thảo hiếm có ở trên đời. Thế mà nàng bị chồng nghi oan bởi một câu chuyện không đâu ở một lời con trẻ. Một câu nói vui đùa lúc trống vắng của mẹ với con mà lại trở thành mầm mống của tai họa. Thái độ khinh bỉ, lời nói nhục mạ và hành động tàn bạo của Trương Sinh khiến nàng phải tìm đến cái chết. Dưới lòng sông thăm thẳm, ai oán, nàng cũng không thể ngờ được rằng chính tình yêu con tha thiết lại nguyên cớ làm hại chết nàng.

Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình. Đó là một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông thường thấy. Vũ Nương là người hiền đức, tâm hồn vốn rất đơn giản và chân thành. Chưa bao giờ nàng hoài nghi hay nghĩ xấu về người khác. Thế nhưng, số mệnh xui khiến nàng lấy phải người chồng cả ghen. Nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng tới cái chết bi thảm là “máu ghen” của người chồng nông nổi. Không phải chỉ là cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.

Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ. Những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được.

Đó là xã hội phong kiến nam quyền bất công và tàn bạo ở nước ta. Cái xã hội đã sản sinh ra những chàng Trương Sinh. Cái xã hội tồn tại quá nhiều những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán. Họ đã nhẫn tâm chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương. Ngoài Vũ Nương, trong cái xã hội đen tối ấy biết bao nhiêu người phụ nữ nhỏ bé cũng có cùng số phận như nàng.

Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li, rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt. Lúc ở nhà, Trương sinh vốn đã thiếu lòng tin tương ở vợ. Khi nơi biên ải, ngăn mặt cách lòng, tính ghen ấy càng thêm dữ dội. Đâu chỉ vì lời nói ngây thơ, mơ hồ, của con trẻ. Chính vì cái ngây thơ và mơ hồ của Trương Sinh đã khiến chàng hành động mù quáng đấy thôi.

Tác phẩm thấm nhuần tư tưởng nhân đạo cao cả. Áng văn là mẫu mực của tiếng nói trân trọng và bênh vực con người của nền văn học trung đại. Đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác xấu xa, tàn bạo. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật, nhà văn bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ. Những con người nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến đương thời. Số phận của Vũ Nương đâu của chỉ riêng Vũ Nương. Nỗi đau số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa

Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nó là lời cảnh tỉnh đối với người phụ nữ khi gia đình xảy ra mâu thuẫn. Dù có chuyện gì xảy ra cũng phải bình tĩnh, kiên nhẫn và nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực. Đã có nhiều gợi mở để tránh cái chết cho Vũ Nương. Thế nhưng, vì lòng tự trọng, nàng đã không hề nhìn thấy.

Tác phẩm thể hiện sâu sắc tiếng nói trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Ngoài việc chú trọng xây dựng nội dung hoàn chỉnh và sâu sắc, truyện cũng đã đạt được sự tiến bộ trong nghệ thuật tự sự. Trước hết là thành công trong nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề. Chỉ bằng một vài sự kiện, Nguyễn Dữ đã có thể tạo được kịch tính. Và cũng chỉ bàng một vài sự kiện, ông có thể đẩy mẫu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm. Cái tài của nhà văn là không nói nhiều. Ông cố lược bỏ hết mọi yếu tố dư thừa, rườm rà, để hình tượng nhân vật được sáng rõ.

Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là “thiên cổ kỳ bút”, là “áng văn hay của bậc đại gia”, tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Trên đây VnDoc đã chia sẻ 4 bài văn mẫu về chủ đề Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương. Qua bài văn mẫu trên giúp các em hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương cũng như thông qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc. Chúc các em học tốt. Dưới đây là một số bài văn liên quan đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu Ngữ văn lớp 9, Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất), Tài liệu học tập lớp 9

Đánh giá bài viết
18 12.598
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm