Câu 1: Mã di truyền có tính thoái hóa là do
A. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitaminB. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nucleotit
C. Số loại axit amin nhiều hơn số loại nucleotit
D. Số loại axit amin nhiều hơn số loại mã di truyền
Câu 2: Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc chức năng của tế bào là
A. Gen khởi động
B. Gen mã hóa
C. Gen vận hành
D. Gen cấu trúcCâu 3: Trong quá trình nhân đôi ADN, trên một mạch khuôn, mạch ADN mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn còn lại, mạch mới được tổng hợp ngắt quãng theo từng đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN
B. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’
C. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo chiều 5’→3’D. mạch mới luôn luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN
Câu 4: Đặc điểm nào sau đây của mã di truyền là sai?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit
B. Mã di truyền có đặc thù riêng cho từng loàiC. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin
D. Mã di truyền mang tính thoái hóa
Câu 5: Chức năng nào sau đây của ADN là không chính xác?
A. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể
B. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa thông qua các đột biến của ADN
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp proteinD. Duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào của cơ thể
Câu 6: Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Những mã di truyền nào sau đây có tính thoái hóa?
A. 5’AUG3’, 5’UGG3’B. 5’XAG3’, 5’AUG3’
C. 5’UUU3’, 5’AUG3’
D. 5’UXG3’. 5’AGX3’
Câu 7: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là
A. Được chứa trong nhiễm sắc thể
B. Có số lượng lớn trong tế bào
C. Hoạt động độc lập với nhiễm sắc thểD. Không bị đột biến
Câu 8: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều
A. Từ 3' đến 5' hay từ 5' đến 3' tùy theo từng mạchB. Theo chiều từ 3' đến 5' cùng chiều với mạch khuôn
C. Theo chiều từ 5' đến 3' trên cả hai mạch
D. Tùy theo từng phân tử ADN mà chiều di chuyển khác nhau
Câu 9: Vùng nhân của vi khuẩn Helicobacter pylori có một phân tử ADN và ADN chỉ chứa N14. Đưa một vi khuẩn Helicobacter pylori vào trong môi trường dinh dưỡng chỉ chứa N15 phóng xạ và vi khuẩn sinh sản theo hình thức phân đôi tạo ra 16 vi khuẩn con. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Trong 16 phân tử ADN con được tạo ra ở vùng nhân, có 15 mạch được tổng hợp liên tục, 15 mạch được tổng hợp gián đoạn.
B. Trong 16 phân tử ADN con được tạo ra ở vùng nhân, có 16 mạch được tổng hợp liên tục, 16 mạch được tổng gián đoạn.
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử mẹ ADN.
D. Tất cả phân tử ADN ở vùng nhân của các vi khuẩn con đều có những đơn phân chứa N15.Câu 10: ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bổ sungB. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc nửa gián đoạn
C. Theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc nửa gián đoạn
D. Theo nguyên tắc nửa gián đoạn và nguyên tắc bổ sung
Câu 11: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza
A. Tham gia vào quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hidro
B. Di chuyển cùng chiều trên hai mạch của phân tử ADN mẹ
C. Di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN mẹD. Nối các đoạn okazaki lại với nhau thành chuỗi polinucleotit
Câu 12: Tính đặc hiệu của mã di truyền được thể hiện như thế nào?
A. Mọi loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền
B. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ ba.
C. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit aminD. Mã di truyền được đọc theo cụm nối tiếp, không gối nhau.
Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
A. Tách hai mạch đơn của phân tử ADN
B. Nối các đoạn okazaki với nhauC. Tháo xoắn phân tử ADN
D. Tổng hợp và kéo dài mạch mới
Câu 14: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tự tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 6 B. 3 D. 4 C. 5
Câu 15: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’ → 5’B. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh
C. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y
Câu 16: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN mẹ?
A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3'→ 5'
B. Sự liên kết giữa các nucleotit của môi trường nội bào với các nucleoti của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sungC. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau
D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5' →3' do một loại enzim nối thực hiện
Câu 17: Khi nói về quá trình nhân đôi ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹB. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
Câu 18: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’
B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’
D. 3’GAU5; 3’AAU5’; 3’AUG5’
Câu 19: Enzim nào sau đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN?
A. Ligaza
B. ARN polimeraza
C. Enzim tháo xoắnD. ADN poplomeraza
Câu 20: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân chuẩn có sự khác biệt so với ADN ở sinh vật nhân sơ?
- Chiều tái bản
- Hệ enzim tái bản
- Nguyên liệu tái bản
- Số lượng các đơn vị tái bản
- Nguyên tắc tái bản
Số phương án đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. Đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN
B. Đều theo nguyên tắc bổ sungC. Đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza
D. Đều có sự hình thành các đoạn okazaki
Câu 22: Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi của ADN ở E. coli về
- Chiều tổng hợp.
- Các enzim tham gia.
- Thành phần tham gia.
- Số lượng các đơn vị nhân đôi.
- Nguyên tắc nhân đôi.
Phương án đúng là
A. (1) và (2)
B. (2), (3) và (4)
C. (2) và (4)D. (2), (3) và (5)
Câu 23: Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. Giảm phân và thụ tinh
B. Nhân đôi ADNC. Phiên mã
D. Dịch mã
Câu 24: Từ 3 loại nucleotit khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau?
A. 27 B. 48 C. 16 D. 9Câu 25: Enzim ADN polimeraza có vai trò gì trong quá trình tái bản ADN?
A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới.
B. Lắp ráp nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN theo chiều 5’ → 3’C. Sử dụng một mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’
D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới
Câu 26: Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào là
A. Gen khởi động
B. Gen mã hóa
C. Gen vận hành
D. Gen cấu trúcCâu 27: Đơn phân chỉ có ở ARN mà không có ở ADN là
A. Guamin B. Adenin C. Timin D. Uraxin
Câu 28: Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nucleotit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T = 80. Gen này nhân đôi một lần, số nucleotit loại X mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là
A. 100 B. 190 C. 90 D. 180
Câu 29: Một phân tử ADN trên mạch 1 của phân tử ADN xoắn kép có tỷ lệ (A+ G)/ (T+ X) = 0,4 thì trên mạch bổ sung (mạch 2) tỉ lệ đó là
A. 0,2 5B. 0,4 C. 2,5 D. 0,6
Câu 30: Một gen dài 5100A0, số nucleotit loại A của gen bằng 2/3 số lượng một loại nucleotit khác. Gen này thực hiện tái bản liên tiếp 4 lần. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường nội bào cung cấp cho quá trình tái bản trên là
A. A=T= 9000; G=X=13500B. A=T= 2400; G=X=3600
C. A=T=9600; G=X=14400
D. A=T=18000; G=X=27000
Câu 31: Một gen có số lượng nucleotit loại A= 30% và có X= 600 nucleotit. Gen này có số liên kết hidro là
A. 3600 B. 3000 C. 1500 D. 3900Câu 32: Cấu trúc của protein được mã hóa không theo nguyên tắc
A. Mỗi codon mã hóa một hoặc một số axit aminB. Mỗi axit amin trong chuỗi polipeptit ứng với ba nucleotit kế tiếp nhau trong mạch mã gốc của ADN
C. Mỗi Codon mã hóa một axit amin
D. Mỗi axit amin được mã hóa bởi một hoặc một số codon
Câu 33: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nucleotit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 adenin và 120 timin. Số liên kết hidro của gen là
A. 1120 B. 108 0 C. 990 D. 1020
Câu 34: Dựa vào đâu để phân loại gen cấu trúc và gen điều hòa?
A. Dựa vào cấu trúc của gen
B. Dựa vào sự biểu hiện kiểu hình của gen
C. Dựa vào kiểu tác động của gen
D. Dựa vào chức năng sản phẩm của genCâu 35: Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây mã hóa axit amin metionin?
A. 5'UAG 3'
B. 5' AUG 3'C. 5' UUF 3'
D. 5' AGU 3'
Câu 36: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 32 B. 30 C. 16 D. 8
Câu 37: Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+ T) : (G+ X) = 1: 4 thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là
A. 10% B. 40% C. 20% D. 25%
Câu 38: Một gen có tổng số 150 chu kì xoắn và có 3600 liên kết hidro. Gen nhân đôi 3 lần, số Nu loại A có trong các gen hoàn toàn mới là
A. 5400 B. 7200 C. 6300 D. 3600Câu 39: Nguyên tắc bán bảo tồn được thể hiện trong cơ chế nhân đôi ADN có nghĩa là
A. Trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, mỗi phân tử gồm có 1 mạch là của ADN ban đầu và 1 mạch mới tổng hợp.B. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau.
C. Trong 2 phân tử ADN mới được hình thành, 1 phân tử giống với phân tử ADN mẹ còn phân tử kia có cấu trúc thay đổi.
D. 2 phân tử ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu.
Câu 40: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là
- Sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN
- Ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm
- Các đoạn okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ nhiều hơn các đoạn okazaki ở sinh vật nhân chuẩn
- Mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5' → 3' còn ở sinh vật nhân sơ được hình thành theo chiều 3' → 5'
Số phương án đúng là:
A. 1B. 2 C. 3 D. 4
Câu 41: Điều nào dưới đây là đúng để giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?
A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.B. Sự liên kết các nucleotit trên 2 mạch diễn ra không đồng thời.
C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau.
D. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng enzim ADN polimeraza chỉ xúc tác tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
Câu 42: Một gen có 600 loại nucleotit loại A và 900 nucleotit loại G. Gen này tự nhân đôi một lần, số liên kết hidro được hình thành là
A. 3900 B. 7800 C. 1500 D. 3600
Câu 43: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X) : (A+G) = 1: 4 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là
A. A+G=80%; T+X=20%
B. A+G=20%; T+X=80%C. A+G=25%; T+X=75%
D. A+G= 75%; T+X=25%
Câu 44: Một gen gồm 150 vòng xoắn và có 3900 liên kết hidro, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleotit tự do mỗi loại mà môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình này là
A. A = T = 4200; G = X = 6300B. A = T = 5600; G = X = 1600
C. A = T = 2100; G = X = 600
D. A = T = 4200; G = X = 1200
Câu 45: Có 8 phân tử ADN tự sao liên tiếp một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch nucleotit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
------------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Lý thuyết Sinh học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12