Bộ đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên
Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 có đáp án và bảng ma trận chi tiết cho từng câu hỏi. Cấu trúc đề thi bám sát chương trình học. Mời các em học sinh cùng theo dõi sau đây.
VnDoc sớm cập nhật đề thi cho các bạn cùng tham khảo.
- Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2023 - 2024
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên năm 2023 - 2024
- Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024
1. Đề thi KHTN 6 Chân trời sáng tạo số 1
I. Trắc nghiệm
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Hành động nào sau đây không phù hợp với các quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
B. Nếm thử để phân biệt các loại hóa chất.
C. Thu dọn phòng thực hành, rửa sạch tay sau khi đã thực hành xong.
D. Mặc đồ bảo hộ, đeo kính, khẩu trang.
Câu 2. Dụng cụ nào dưới đây không dùng để đo chiều dài?
A. thước thẳng.
B. thước dây.
C. đồng hồ.
D. thước cuộn.
Câu 3. Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ
A. thể rắn sang thể lỏng của chất.
B. thể lỏng sang thể rắn của chất.
C. từ thể lỏng sang thể khí của chất.
D. từ thể khí sang thể lỏng của chất.
Câu 4. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?
A. Lúa gạo.
B. Ngô.
C. Mía.
D. lúa mì.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây không phải là hỗn hợp?
A Nước đường. B. Nước cất. C. Nước khoáng. D. Nước muối.
Câu 6. Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương?
A. Nước muối. B. Nước phù sa. C. Dầu dấm. D. Nước máy.
Câu 7. Tế bào là
A. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống.
B. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể.
C. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu.
D. đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu.
Câu 8. Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất?
A. Tế bào trứng cá. B. Tế bào gan.
C. Tế bào cơ. D. Tế bào biểu bì vảy hành.
Câu 9. “Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào có khả năng quang hợp” là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Thực vật. D. Nấm.
Câu 10: Tế bào được cấu tạo từ ba thành phần chính là
A. Màng sinh chất, chất tế bào, lục lạp.
B. Màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân
C. Chất tế bào, vùng nhân, nhân con
D. Màng tế bào, chất tế bào, không bào.
Câu 11. Cho các vật thể sau: Con gà, cây chổi, cây me, con chim, ngôi nhà, vi khuẩn, robot. Các vật sống là :
A. Con gà, cây chổi, con chim, vi khuẩn
B. Con gà, cây chổi, ngôi nhà, robot
C. Con gà, cây me, con chim, robot
D. Con gà, cây me, con chim, vi khuẩn
Câu 12. Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:
A. tế bào. B. mô C. cơ quan. D. hệ cơ quan.
Câu 13. Mỗi sinh vật có
A. hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.
B. ba cách gọi tên: tên địa phương, tên phổ thông và tên khoa học.
C. hai cách gọi tên: tên địa phương và tên phổ thông.
D. một cách gọi tên duy nhất: tên khoa học
Câu 14. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về virus?
A. Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một thể sống.
B. Là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào.
C. Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động bình thường.
Câu 15. Ánh sáng đi được 300 000km trong mỗi giây.Khoảng cách từ Sao Kim đến Trái Đất khoảng 0,72 đơn vị thiên văn (AU), Biết 1AU = 150 triệu km. Thời gian để ánh sáng truyền từ Sao Kim đến Trái Đất là:
A. 6 giây
B. 6 phút
C. 6 giờ
D. 6 ngày
Câu 16. Kết quả đo chiều dài của cây bút chì ở hình vẽ là:
A. 8.0 cm
B. 7.7 cm
C. 7.8 cm
D. 7.9 cm
Câu 17. Cho các bước đo khối lượng của một vật gồm:
(1) Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
(2) Ước lượng khối lượng vật cần đo.
(3) Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo
(4) Đọc, ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
(5) Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo khối lượng của một vật là:
A. (2), (3), (5), (1), 4). B. (3), (2), (5), 4), (1).
C. (1), 2), (3), (4), 5). D. (2), (1), (3), (5) (4).
Câu 18. Thành phần của không khí gồm:
A. 21% nitrogen, 78% oxygen, 1% các khí khác.
B. 78% nitrogen, 21% oxygen, 1% các khí khác.
C. 21% nitrogen, 1% oxygen, 78% các khí khác.
D. 100% oxygen.
Câu 19. Quan sát hình ảnh sau, xác định các vị trí 1, 2, 3 lần lượt là :
A. 1 - hoa, 2 - quả, 3 - rễ. B. 1 - hoa, 2 - lá, 3 - rễ.
C. 1 - lá, 2 - hoa, 3 - rễ. D. 1- lá, 2 - quả, 3 - rễ.
Câu 20. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, dùng phương pháp nào để tách dầu ăn ra khỏi nước?
A. Lọc B. Chiết C. Dùng máy li tâm D. Cô cạn
II. Tự luận
Câu 1: Quan sát hình sau và trả lời câu hỏi: (1đ)
a. Tế bào động vật và tế bào thực vật thuộc loại tế bào nào? (0,25đ)
b. Hãy chú thích tên thành phần cấu tạo tế bào ở vị trí số (1) trong hình? (0,25đ)
c. Thành phần cấu tạo nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? (0,25đ)
d. Một tế bào mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu? (0,25đ)
Câu 2: Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau: (1,5đ):
a. Thế nào là cơ thể đa bào? (0,25đ)
b. Gọi tên cơ quan ở vị trí số (2) có trong hình ? (0,25đ)
c. Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan nào? (0,5đ)
d. Theo em hệ tiêu hóa có chức năng gì? (0,5đ)
Câu 3: Trình bày cấu tạo của virus? Vius khác vi khuẩn ở đặc điểm cơ bản nào ? (0,5đ)
Câu 4 : Vận dụng các kiến thức đã học, em hãy xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân, phân loại các loài thực vật sau: Chim bồ câu, cá rô phi, con thỏ, hoa sen
Câu 5. (1,0 điểm):
a/ Kể tên 2 loại lương thực thường gặp hàng ngày.
b/ Cho bột gạo vào nước, khuấy đều. Nêu hiện tượng thu được.
c/ Hỗn hợp thu được thuộc loại hỗn hợp nào?
d/ Trình bày cách tách bột gạo ra khỏi hỗn hợp đó?
Đáp án đề thi KHTN 6 học kì 1
TRẮC NGHIỆM: 5 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | B | D | D | B | A | B | C | C | A | D |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | B | D | C | B | D | D | A | D | B | A |
TỰ LUẬN: 5 điểm
Đáp án | Điểm |
Câu 1 : a. Tế bào nhân thực b. Chất tế bào c. Lục lạp d. Số tế bào con được tạo thành sau 4 lần phân chia là 2 4 = 16 tế bào | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 2 : a. Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. b. phổi c. Thận thuộc hệ cơ quan bài tiết d. Chức năng : lọc và bài tiết nước tiểu ra ngoài. | 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ |
Câu 3 : - Cấu tạo: gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein - Virus khác vi khuẩn ở đặc điểm cơ bản : virus chưa có cấu tạo tế bào. | 0,25đ 0,25đ |
Câu 4 : (1) Khởi sinh, (2) nguyên sinh (3) thực vật (4) động vật | Mỗi ý 0,25đ |
Câu 5 : a. Gạo, khoai lang … b. muối ăn tan trong nước tạo thành hỗn hợp đồng nhất c. dung dịch d. Đun sôi hỗn hợp cho đến khi nước bay hơi hết ta sẽ thu được muối ăn (phương pháp cô cạn) |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
-------Hết-------
2. Đề thi KHTN 6 Chân trời sáng tạo số 2
Câu 1: Có 1 khúc vải, người ta cần cắt nó ra làm 100 khúc, thời gian để cắt 1 khúc vải là 5 giây. Hỏi nếu cắt liên tục không ngừng nghỉ thì trong bao lâu sẽ cắt xong?
A. 500 giây.
B. 495 giây.
C. 250 giây.
D. 245 giây.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
Câu 3: Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng
A. 2 N. B. 20 N. C. 200 N. D. 2 000 N.
Câu 4: Treo một quả cân 100 g vào một lực kế thì kim của lực kế chỉ vạch thứ 2. Khi kim của lực kế chỉ vạch thứ 5 thì tổng khối lượng của các quả cân đã treo vào lực kế là bao nhiêu?
A. 250 g. B. 150 g. C. 400 g. D. 500 g.
Câu 5: Điều nào sau đây là tác hại của khoa học tự nhiên đối với con người và môi trường sống?
A. Trồng nhiều cây xanh trong thành phố.
B. Rác thải từ pin Mặt Trời có chứa nhiều hóa chất độc hại.
C. Sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học.
D. Bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 6: Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên.
B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên.
Câu 7: Đơn vị đo trọng lượng là:
A. lít (l) B. mét vuông (m2) C. niutơn (N) D. kilogam (kg)
Câu 8: Sắp xếp các lực trong các trường hợp sau theo độ lớn tăng dần
A. a – b – c – d. B. d – b – c – a. C. b – d – c – a. D. b – d – a – c.
Câu 9: Khi làm thí nghiệm, chúng ta tiếp xúc với: nguồn điện; nguồn nhiệt; hóa chất; chất dễ cháy nổ; dụng cụ sắc nhọn; động vật; … Vì thế chúng ta cần
A. biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành để không phải làm thí nghiệm thực hành.
B. biết các rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành, quy định an toàn để phòng tránh.
C. đùa nghịch trong phòng thực hành.
D. không tuân thủ các quy định an toàn trong phòng thực hành.
Câu 10: Để đo chu vi của miệng cốc hình tròn, phải sử dụng loại thước nào?
A. Thước thẳng. B. Thước dây. C. Thước cuộn. D. Thước kẹp.
Câu 11: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng cường độ, cùng phương.
B. cùng phương, ngược chiều.
C. cùng phương, cùng cường độ, ngược chiều.
D. cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?
A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống. B. Bạn Lan đang tập bơi.
C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường. D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.
Câu 13: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là
A. 1000C. B. 420C. C. 370C. D. 200C.
Câu 14: Khối lượng của một vật cho biết điều gì?
A. Sức nặng của vật. B. Lượng chất chứa trong vật.
C. Sức nặng và khối lượng của vật. D. Thể tích của vật.
Câu 15: Mẫu vật nào sau đây không cần quan sát bằng kính hiển vi?
A. Mô cơ tim. B. Tế bào phổi bị phá hủy bởi virus corona.
C. Gân của một chiếc lá cây. D. Các vảy ngược của một sợi tóc.
Câu 16: Tế bào có kích thước nhỏ có ý nghĩa
A. Lấy được các chất dinh dưỡng nhanh
B. Tăng tỉ lệ S/V (diện tích/ thể tích)
C. Thải được các chất bài tiết nhanh
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 17: Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người:
Trình tự sắp xếp tăng dần về kích thước của các tế bào là:
A. Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.
B. Tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào trứng, tế bào cơ.
C. Tế bào trứng, tế bào niêm mạc miệng, tế bào hồng cầu, tế bào cơ.
D. Tế bào cơ, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào hồng cầu.
Câu 18: Sự lớn lên của tế bào chủ yếu là do
A. Sự tăng về kích thước của nhân B. Sự tăng về kích thước của tế bào chất
C. Các bào quan tăng kích thước gấp đôi D. Sự nhân đôi của nhân tế bào
Câu 19: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào giống nhau.
(2) Hầu hết các sinh vật có kích thước khác nhau là do cơ thể chúng có số lượng tế bào khác nhau.
(3) Tuỳ thuộc vào số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể, tất cả sinh vật trên Trái Đất được chia làm hai nhóm lớn là cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
(4) Cơ thể đơn bào có tổ chức phức tạp, được cấu tạo từ nhiều tế bào.
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 20: Thân cây cà rốt có màu cam là phát biểu
A. Đúng B. Sai
Câu 21: Đây là dụng cụ nào
A. Kính hiển vi B. Kính lúp C. Lamen D. Lam kính
Câu 22: Trong thí nghiệm quan sát sinh vật đơn bào, ta không cần sử dụng dụng cụ nào sau đây
A. Kính lúp B. Kính hiển vi C. Lamen D. giấy thấm hút
Câu 23: Cơ quan là gì?
A. Một tập hợp các mô giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
B. Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể.
C. Một tập hợp các mô giống nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
D. Một tập hợp các mô khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.
Câu 24: Nhân thực, đa bào, dị dưỡng, có khả năng di chuyển là các đặc điểm của giới
A. Thực vật B. Nấm C. Nguyên sinh D. Động vật
Câu 25: (ID: 512559) Vi khuẩn có ở đâu?
1) Trong không khí.
2) Trong nước.
3) Trong đất.
4) Trong cơ thể sinh vật.
5) Ở những nơi cực nóng hoặc cực lạnh.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 26: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
B. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
C. Giới nguyên sinh, giới thực vật , giới nấm, giới động vật.
D. giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm.
Câu 27: Loài Sao la có tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis, hãy cho biết tên giống của loài này là
A. doryx B. nghetinhensis C. Pseudoryx D. nghetinh
Câu 28: Trình tự tăng dần về kích thước của các đối tượng là
A. Tế bào vi khuẩn → virus → tế bào thực vật
B. Virus → tế bào vi khuẩn → tế bào thực vật
C. tế bào thực vật → virus → tế bào vi khuẩn
D. tế bào thực vật → tế bào vi khuẩn→ virus
Câu 29: Bệnh do virus có thể lây truyền qua
A. từ mẹ sang con B. tiếp xúc trực tiếp C. Vết cắn của động vật D. Cả 3 con đường trên
Câu 30: Động vật nguyên sinh có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng là:
A. Trùng giày. B. Trùng biến hình. C. Trùng sốt rét D. Trùng roi xanh.
Câu 31: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.
Câu 32: Đâu là vật thể tự nhiên trong các vật thể sau?
A. Dãy núi. B. Cái bảng. C. Bóng điện. D. Con dao.
Câu 33: Với cùng một chất, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là
A. nhiệt độ sôi. B. nhiệt độ đông đặc. C. nhiệt độ hóa hơi. D. nhiệt độ ngưng tụ.
Câu 34: Thành phẩn nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen.
Câu 35: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 36: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là
A. vật liệu. B. nhiên liệu.
C. nguyên liệu. D. vật liệu hoặc nguyên liệu.
Câu 37: Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên?
A. Đá vôi, tre, cát, quặng sắt. B. Đá vôi, dầu mỏ, dầu dừa.
C. Quặng sắt, nhựa, dầu mỏ. D. Cát, tre, dầu dừa.
Câu 38: Cho các nhận xét dưới đây:
(1) Vitamin D có vai trò rất lớn lớn trong quá trình phát triển của xương, được hấp thụ tốt nhờ ánh sáng mặt trời.
(2) Cà chua có tác dụng chống lão hóa, đu đủ có tác dụng hạn chế táo bón.
(3) Chỉ cần ăn đầy đủ 3 nhóm chất dinh dưỡng lớn như chất béo, chất đạm, tinh bột là đã đủ cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.
(4) Cần có chế độ ăn hợp lí, phối hợp nhiều loại thức ăn, chế độ ăn phù hợp lứa tuổi.
Số nhận xét đúng là:
A. 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 39: Vì sao các nhà leo núi đôi khi phải cần trang bị các bình oxygen?
A. Vì càng lên cao không khí càng dày đặc, lượng oxygen quá lớn nên cơ thể khó có thể tiếp thụ hết.
B. Vì càng lên cao lượng nitrogen càng giảm nên quá trình hô hấp của cơ thể bị suy giảm.
C. Vì không khí càng lên cao dễ bị ô nhiễm nên việc sử dụng bình oxygen giúp sử dụng đượcnguồn khí trong lành hơn.
D. Vì oxygen nặng hơn không khí nên càng lên cao lượng oxygen càng suy giảm.
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(1) Hiện tượng sương mù vào buổi sáng là quá trình ngưng tụ của hơi nước.
(2) Nước lỏng để trong tủ lạnh bị đóng đá là quá trình nóng chảy.
(3) Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ bay hơi.
(4) Sự bay hơi diễn ra ở trên bề mặt và trong lòng chất lỏng gọi là sự sôi.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Đáp án
1.B | 2.D | 3.B | 4.A | 5.B | 6.D | 7.C | 8.C | 9.B | 10.B |
11.D | 12.B | 13.B | 14.B | 15.C | 16.D | 17.A | 18.B | 19.D | 20.B |
21.B | 22.B | 23.B | 24.D | 25.C | 26.C | 27.C | 28.B | 29.D | 30.D |
31.C | 32.A | 33.B | 34.C | 35.C | 36.B | 37.A | 38.B | 39.D | 40.B |
3. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 6 CTST số3
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,2 điểm.
Hãy chọn một đáp án đúng nhất trong câu (A, B, C, D) dưới đây và ghi vào giấy kiểm tra.
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 2: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.
A. Kính lúp
B. Kính hiển vi
C. Kính soi nổi
D. Kính viễn vọng
Câu 3: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là?
A. Tế bào
B. Mô
C. Cơ quan
D. Hệ cơ quan
Câu 4: Ta dùng kính lúp để quan sát
A. Trận bóng đá trên sân vận động
B. Một con ruồi
C. Kích thước của tế bào virus
D. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay
Câu 5. Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?
A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.
Câu 6: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
B. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 7: Vi rút chưa có cấu tạo tế bào. Tất cả các virut gồm mấy thành phần cơ bản
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8: Vật nào dưới đây là vật sống?
A. Cây bút
B. Con dao
C. Cây chổi
D. Con chó
Câu 9. Tế bào có 3 thành phần cơ bản là
A. Màng tế bào, ti thể, nhân
B. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể
C. Màng tế bào, chất tế bào, nhân
D. Chất tế bào, lục lạp, nhân
Câu 10. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức cơ thể của cơ thể đa bào từ thấp đến cao:
A. Mô → Tế bào → Cơ quan → Hệ cơ quan → Cơ thể
B. Tế bào → Mô → Cơ thể → Cơ quan → Hệ cơ quan
C. Tế bào → Mô → Cơ quan → Hệ cơ quan→ Cơ thể
D. Mô → Tế bào → Hệ cơ quan→ Cơ quan → Cơ thể
Câu 11. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất
A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước
B. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời
C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu
D. Cơm nếp lên men thành rượu
Câu 12. Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất
A. Đường tan vào nước
B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời
C. Tuyết tan
D. Cơm để lâu bị mốc
Câu 13. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
A. Thuỷ tỉnh.
B. Thép xây dựng.
C. Nhựa
D. Xi măng.
Câu 14. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide,em nên lựa chọn cách nào dưới đây?
A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó.
B. Ngửi mùi của 2 khí đó.
C. Oxygen duy trì sự sống và sự chảy.
D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm tắt nến là carbon đioxide.
Câu 15. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng.
Câu 16. Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
A. Thước
B. Lực kế
C. Cân
D. Bình chia độ
Câu 17. Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:
A. kg
B. N/m3
C. m3
D. m.
Câu 18. Nhiệt kế y tế có tác dụng để làm gì?
A. Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm.
B. Đo nhiệt độ cơ thể người.
C.Đo nhiệt độ không khí
D. .Đo các nhiệt độ âm.
Câu 19. Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
A. Quả bóng bị biến dạng
B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi
C. Không có sự biến đổi nào xảy ra
D. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
Câu 20. Để đo chiều dài cuốn sách Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm
B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm
C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm
D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Trình bày cấu tạo cơ bản của tế bào? So sánh tìm ra điểm khác nhau giữa tế bào động vật và thực vật.
Câu 2 (1 điểm). Nêu một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra. Và các biện pháp phòng ngừa
Câu 3. (1 điểm). Đổi đơn vị:
a. 4 kg = .......g
b. 500 g = ... kg
c.. 300 cm2 =.... dm3
d. 154 mm = .... m
Câu 4. (1 điểm) Nêu cách tái chế các loại rác trong gia đình?
Câu 5. (1 điểm) Lực là gì? Nêu kết quả tác dụng của lực?
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 Khoa học tự nhiên số 3
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,2 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đề 1 | A | B | C | D | A | B | A | D | C | C | B | D | D | D | C | A | C | B | D | A |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm | ||
Câu 1 | + Màng tế bào: là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất. Màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường + Tế bào chất: nằm giữa màng tế bào và vùng nhân + Nhân hoặc vùng nhân: là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào - Tế bảo thực vật: có thành tế bào (tế bào thường có hình đa giác, hình chữ nhật; có lục lạp và có thể quan sát thấy một không bào trung tâm có kích thước lớn. - Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng (tế bào thường có dạng hình tròn hoặc không định hình); không có lục lạp | 0,5 0,5 0,5 0,5 | ||
Câu 2
| - Bệnh sốt rét. Bệnh kiết lị - Biện pháp ngắn chặn bệnh không chỉ đơn thuần chỉ ngăn không bị muỗi đốt mà phải là các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của muối, phát triển của muỗi như vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh | 0,5 0,5 | ||
Câu 3 |
| 0,5 0,5 | ||
Câu 4 | Nêu cách tái chế các loại rác trong gia đình - Chai nhựa, chai thuỷ tỉnh, túi nylon: làm sạch và dùng lại nhiều lần. - Quần, áo cũ: đem tặng cho, cắt may lại thành quần áo mới, vật dụng mới - Đồ điện cũ, hỏng: liên lạc nhà sản xuất xem họ có thể nhận đồ cũ và tái chế - Đồ gỗ đã qua sử dụng: đem tặng hoặc đóng thành các đồ mới đơn giản, làm củi . Giấy vụn: làm giấy gói, bán để tái chế. | 0,5 0,5 0,5 0,5 | ||
Câu 5 | - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. - Kết quả tác dụng của lực: + Làm biến đổi chuyển động của vật. + Làm vật biến dạng. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Chuyên mục Đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn học sách mới: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý, Tiếng Anh, Tin học, Công dân, Công nghệ liên tục được VnDoc cập nhật các đề thi mới nhất.
Tham khảo lời giải trọn bộ 3 bộ sách mới môn KHTN lớp 6 chi tiết như sau: