Toán lớp 5 trang 113, 114 Luyện tập chung

Giải bài tập trang 113, 114 SGK Toán 5: Luyện tập chung với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 5. Lời giải hay bài tập sách giáo khoa môn Toán lớp 5 giúp cho các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương, hình hộp chữ nhật. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết lời giải.

Hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 trang 113, 114 SGK Toán lớp 5 đầy đủ các câu hỏi và bám sát chương trình học. Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu đáp án sau đây.

Toán lớp 5 luyện tập chung trang 113 Bài 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có:

a) Chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,1 m và chiều cao 0,5m

b) Chiều dài 3 m, chiều rộng 15 dm và chiều cao 9 dm

Phương pháp giải

Đổi các kích thước về cùng đơn vị đo rồi áp dụng các công thức:

- Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật = chu vi đáy × chiều cao;

- Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật = diện tích xung quanh + diện tích hai đáy.

Đáp án

a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đã cho là:

(2,5 + 1,1) × 2 × 0,5 = 3,6 (m²)

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật đã cho là:

2,5 × 1,1 = 2,75 (m²)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đã cho là:

3,6 + 2,75 x 2 = 9,1 (m2)

b) 3m = 30dm

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đã cho là:

(30 + 15) x 2 x 9 = 810 (dm2)

Diện tích mặt đáy là:

30 x 15 = 450 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đã cho là:

810 + 450 x 2 = 1710 (dm2)

Đáp số: a) 3,6m²; 9,1m²

b) 810dm²; 1710dm²

Toán lớp 5 luyện tập chung trang 113 Bài 2

Viết số thích hợp vào ô trống

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

4m

3/5cm

0,4dm

Chiều rộng

3m

0,4dm

Chiều cao

5m

1/3cm

0,4dm

Chu vi mặt đáy

2cm

Diện tích xung quanh

Diện tích toàn phần

Phương pháp giải

Áp dụng các công thức:

- Diện tích xung quanh = chu vi đáy x chiều cao;

- Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích hai đáy.

- Chu vi đáy = (chiều dài + chiều rộng) x 2

- Chiều rộng hình hộp chữ nhật = nửa chu vi đáy - chiều dài

Đáp án

+) Cột (1):

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là: (4 + 3) x 2 = 14 (m)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

14 x 5 = 70 (m2)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

4 \times 3 = 12 \;(m^2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

70 + 12 \times 2 = 94\;(m^2)

+) Cột (2):

Nửa chu vi mặt đáy là: 2 : 2 = 1 (cm)

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:

1 - \dfrac{3}{5} = \dfrac{2}{5} (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

2 \times \dfrac{1}{3} = \dfrac{2}{3} (cm^2)

Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là:

\dfrac{3}{5} \times \dfrac{2}{5} = \dfrac{6}{25} (cm^2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

\dfrac{2}{3} + \dfrac{6}{25} \times 2 = \dfrac{86}{75} (cm^2)

+) Cột (3)

Ta thấy hình hộp chữ nhật ở đây có ba kích thước bằng nhau nên chính là hình lập phương.

Chu vi mặt đáy là:

0,4 x 4 = 1,6 (dm)

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:

0,4 x 0,4 x 4 = 0,64 (dm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:

0,4 x 0,4 x 6 = 0,96 (dm2)

Hình hộp chữ nhật

(1)

(2)

(3)

Chiều dài

4m

3/5cm

0,4dm

Chiều rộng

3m

2/5cm

0,4dm

Chiều cao

5m

1/3cm

0,4dm

Chu vi mặt đáy

14m

2cm

1,6dm

Diện tích xung quanh

70m2

2/3cm2

0,64dm2

Diện tích toàn phần

94m2

86/75cm2

0,96dm2

Toán lớp 5 luyện tập chung trang 114 Bài 3

Một hình lập phương có cạnh 4 cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp bao nhiêu lần? Tại sao?

Phương pháp giải

- Tính cạnh của hình lập phương mới.

- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của từng hình rồi so sánh kết quả với nhau:

+ Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

+ Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Đáp án

Cách 1

Diện tích xung quanh của hình lập phương lúc đầu là:

4 x 4 x 4 = 64 (cm²)

Diện tích xung quanh của hình lập phương sau khi gấp lên 3 cạnh là:

(4 x 3) x (4 x 3) x 4 = (4 x 4 x 4) x 3 x 3 = 64 x 9 (cm²)

Vậy gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh của nó tăng lên 9 lần.

Diện tích toàn phần của hình lập phương lúc đầu là:

4 x 4 x 6 = 96 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương sau khi gấp lên 3 cạnh là:

(4 x 3) x (4 x 3) x 6 = (4 x 4 x 6) x 3 x 3 = 96 x 9 (cm2)

Vậy gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích toàn phần của nó tăng lên 9 lần.

Cách 2

Hình lập phương mới có cạnh là:

4 × 3 = 12 (cm)

Diện tích xung quanh của hình lập phương mới là:

12 × 12 × 4 = 576 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương cũ là:

4 × 4 × 4 = 64 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương mới gấp lên số lần so với diện tích xung quanh của hình lập phương cũ là:

576 : 64 = 9 (lần)

Diện tích toàn phần của hình lập phương mới là:

12 × 12 × 6 = 864 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương cũ là:

4 × 4 × 6 = 96 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương mới gấp lên số lần so với diện tích toàn phần của hình lập phương cũ là :
864 : 96 = 9 (lần)

Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng 9 lần (vì khi đó diện tích của một mặt hình lập phương tăng lên 9 lần).

Cách 3

Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

4 x 4 x 4 = 64 (cm²)

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

4 x 4 x 6 = 96 (cm²)

Gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần là:

4 x 3 = 12 (cm)

Diện tích xung quanh của hình lập phương là:

12 x 12 x 4 = 576 (cm²)

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

12 x 12 x 6 = 864 (cm²)

Diện tích xung quanh gấp lên là:

576 : 64 = 9 (lần)

Diện tích toàn phần gấp lên là:

864 : 96 = 9 lần

Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên 9 lần

Đáp số 9 lần

>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 115 SGK Toán 5: Thể tích của một hình

Chuyên mục Toán lớp 5 tổng hợp tất cả các bài trong năm học có lời giải đầy đủ cho từng bài học SGK cũng như VBT trong năm học. Tất cả các tài liệu tại đây đều được tải miễn phí về sử dụng. Các em học sinh có thể lựa chọn lời giải phù hợp cho từng bộ sách trong chương trình học. 

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Lý thuyết:

a) Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau nên:

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Giả sử hình lập phương có độ dài cạnh là a:

Quy tắc 1: Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

Công thức tính:  Sxq =S1 mặt × 4 = (a × a) × 4

Quy tắc 2: Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

Công thức tính: Stp = S1 mặt × 6 = (a × a) × 6

>> Chi tiết: Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Bài tập:

Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Lý thuyết:

1. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật

- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.

Quy tắc: Giử sử hình hộp chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b và chiều cao là h.

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

Công thức tính: S = (a + b) × 2 × h

2. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

Công thức tính: Stp = Sxq + Sđáy × 2 = (a + b) × 2 × h + 2 × a × b

Lưu ý:

- Chu vi mặt đáy bằng tổng của chiều dài và chiều rộng nhân với 22.

- Diện tích mặt đáy bằng tích của chiều dài và chiều rộng.

>> Tham khảo: Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

Bài tập:

.....................

Ngoài các dạng bài tập SGK Toán 5, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Vở bài tập Toán lớp 5 hay đề thi học kì 1 lớp 5đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử - Địa lý mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải.

Đánh giá bài viết
1.979 636.075
10 Bình luận
Sắp xếp theo
  • toe sơn
    toe sơn

    bài soạn cực kì tốt luôn đó


    Thích Phản hồi 16/02/22
    • Kiều Trang
      Kiều Trang

      14 m ở đâu v tròi


      Thích Phản hồi 17/02/22
      • Phạm Trang
        Phạm Trang

        thấy cũng hay hay đó 😉

        Thích Phản hồi 17/02/22
        • Hong Hong
          Hong Hong

          đúng

          Thích Phản hồi 17/02/22
      • Hong Hong
        Hong Hong

        hay nhưng hơi dài có thể làm tắt

        Thích Phản hồi 17/02/22
        • Hồng Anh Nguyễn Thị
          Hồng Anh Nguyễn Thị

          Bài 2 tui ko hiểu làm sao luôn ak mn chu vi mặt đáy ko có ghi r dt toàn phần cũng ko có ghi rồi rốt cuộc là làm sao vậy mn ko hiểu bài 2 làm sao luôn ak mn bó tay bài 2 luôn rồi ak :(( ko bt làm bài 2 vn.doc.com chỉ bài 2 được ko

          Thích Phản hồi 25/04/22
          • Hồng Anh Nguyễn Thị
            Hồng Anh Nguyễn Thị

            Vn.doc.com chỉ bài 2 giúp tui đi

            Thích Phản hồi 25/04/22
            • Hà Nguyễn
              Hà Nguyễn

              CV đáy: ( a + b ) x 2

              Thích Phản hồi 16/02/23
          • Lord Aatrox
            Lord Aatrox

            dài quá ad ơi ad làm ngắn gọn đi ad

            Thích Phản hồi 14/02/23
            • deip huynh
              deip huynh

              bài soạn cực kì tốt luôn đó ,cũng hay hay đó

              Thích Phản hồi 15/02/23
              • Trang 4A
                Trang 4A

                Cái này sai r phải là hai đáy nhân 2 mới đúng 

                Thích Phản hồi 16/02/23
                • Mai Nguyễn
                  Mai Nguyễn

                  Cũng hay đó nha 


                  Thích Phản hồi 16/02/23

                  Giải bài tập Toán lớp 5

                  Xem thêm