Toán lớp 5 trang 121 Thể tích hình hộp chữ nhật
Toán lớp 5 trang 121
Toán lớp 5 trang 121: Thể tích hình hộp chữ nhật với lời giải chi tiết rõ ràng giúp các em học sinh nắm rõ được biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật, công thức và quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật, vận dụng công thức vào các bài tập liên quan. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
1. Giải Toán lớp 5 trang 121
1.1. Toán lớp 5 trang 121 bài 1
Câu 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c:
a) a = 5cm, b = 4 cm, c = 9 cm
b) a = 1,5 m, b = 1,1 m, c = 0,5m
Phương pháp giải
Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Đáp án
Thể tích hình hộp chữ nhật trong mỗi trường hợp là:
a) V = 5 x 4 x 9 = 180 (cm³)
b) V = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m³)
\(c) V = \frac{2}{5} \times \frac{1}{3}\times \frac{3}{4} = \frac{1}{10} (dm^{3} )\)
1.2. Toán lớp 5 trang 121 bài 2
Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:
Phương pháp giải
Chia khối gỗ thành các hình hộp chữ nhật nhỏ rồi tính thể tích từng hình theo công thức
V = a x b x c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật), từ đó suy ra thể tích khối gỗ ban đầu.
Đáp án
Chia hình hộp chữ nhật thành hai phần: hình A và hình B
Chiều rộng của hình hộp chữ nhật A là:
12 - 6 = 6 (cm)
Thể tích hình hộp chữ nhật A là:
8 × 6 × 5 = 240 (cm3)
Thể tích hình chữ nhật B là:
15 × 6 × 5 = 450 (cm3)
Thể tích của khối gỗ là:
240 + 450 = 690 (cm3)
Đáp số: 690cm3.
1.3. Toán lớp 5 trang 121 bài 3
Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây:
Phương pháp giải
Cách 1: Thể tích hòn đá = tổng thể tích hòn đá và nước - thể tích nước trong bể = thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước 10cm, 10cm, 7cm - thể tích hình hộp chữ nhật có các kích thước 10cm, 10cm, 5cm.
Cách 2: Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có chiều dài 10cm, chiều rộng 10cm và chiều cao là: 7 - 5 = 2 (cm). Từ đó áp dụng công thức tính thể tích V = a x b x c (a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật) ta tìm được thể tích hòn đá.
Đáp án
Cách 1
Thể tích nước trong bể là:
10 x 10 x 5 = 500 (cm3)
Tổng thể tích của nước và hòn đá là:
10 x 10 x 7 = 700 (cm3)
Thể tích của hòn đá là:
700 – 500 = 200 (cm3)
Cách 2
Thể tích của hòn đá bằng thể tích của hình hộp chữ nhật (phần nước dâng lên) có đáy của bể và có chiều cao là:
7 – 5 = 2 (cm)
Thể tích của hòn đá là: 10 x 10 x 2 = 200 (cm3)
Đáp số: 200 (cm3)
Nói thêm: đây chính là cách mà nhà bác học La Mã lừng danh Ác – si – mét đã dùng để tính thể tích chiếc vương miện có hình thù rất phức tạp của nhà vua cách đây 23 thể kỉ.
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 122, 123 SGK Toán 5: Thể tích hình lập phương
2. Bài tập Thể tích hình hộp chữ nhật
Câu 1.
Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c:
a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm
b) a = 1,5m; b = 1,1m; c = 0,5cm
Câu 2. Một cái thùng hình lập phương, cạnh 7dm, có chứa nước với độ sâu của nước là 4dm. người ta thả 25 viên gạch có chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm và chiều cao 0,5dm vào thùng. Hỏi nước trong thùng dâng lên cách miệng thùng bao nhiêu đề – xi mét? (Giả thiết toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể).
- Giải Toán lớp 5 VNEN bài 76: Thể tích hình hộp chữ nhật
- Bài tập Toán lớp 5: Thể tích hình hộp chữ nhật
- Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Thể tích hình hộp chữ nhật
- Vở bài tập Toán lớp 5 bài 114: Thể tích hình hộp chữ nhật
3. Lý thuyết Thể tích hình hộp chữ nhật
a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.
Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây).
Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là:
20 × 16 × 10 = 3200 (cm3)
b) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có:
V = a × b × c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).
Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 8cm.
Phương pháp: Ba kích thước của hình hộp chữ nhật đã có cùng đơn vị đo nên để tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
Giải:
Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:
12 x 5 x 8 = 480 cm3
Đáp số: 480 cm3
Một số dạng bài tập liên quan đến thể tích hình hộp chữ nhật:
Dạng 1: Tính thể tích hình hộp chữ nhật khi biết ba kích thước.
Phương pháp: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
Công thức: V = a × b × c
Dạng 2: Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật khi biết thể tích
Phương pháp: Chiều cao của hình hộp chữ nhật chia cho diện tích đáy.
Công thức: c = V : (a × b)
Dạng 3: Tính tiện tích đáy của hình hộp chữ nhật khi biết thể tích
Phương pháp: Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật bằng thể tích chia cho chiều cao
Công thức: a × b = V : c
Dạng 4: Giểu toán có lời văn (tính thể tích nước, chiều cao mực nước,.....)
Phương pháp: Đọc kĩ đề bài để xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải toán.
>> Chi tiết: Lý thuyết Thể tích hình hộp chữ nhật
4. Video Giải Bài tập Thể tích hình hộp chữ nhật trang 121
5. Trắc nghiệm Thể tích hình hộp chữ nhật
>> Các em luyện toàn bộ trắc nghiệm tại đây: Trắc nghiệm Thể tích hình hộp chữ nhật
Ngoài các dạng bài tập SGK Toán 5, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Vở bài tập Toán lớp 5 hay đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Sử - Địa, Tin học mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải..