Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 103: Ôn tập về đo thời gian

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 103: Ôn tập về đo thời gian là lời giải Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 109, 110 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 5 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

A. Hoạt động thực hành bài 103 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 109 toán VNEN lớp 5 tập 2

Chơi trò chơi "đồng hồ chỉ mấy giờ, mấy phút".

Lớp chia thành 2 hoặc 3 nhóm ; mỗi nhóm chọn 6 bạn tham gia trò chơi thi viết và đọc giờ chính xác (xem hình vẽ dưới đây) :

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 103

Nhóm ghi chính xác giờ, phút trên các mặt đồng hồ (A ; B ; C ; D ; E ; G) và đọc đúng giờ, phút trên mặt đồng hồ bất kì thì được khen thưởng. (Chú ý : Mỗi nhóm thảo luận để mỗi bạn đều có thể đọc chính xác đến phút khi được chỉ định).

Hướng dẫn:

Quan sát kĩ các đồng hồ đã cho rồi đọc giờ trên mỗi đồng hồ đó. Lưu ý : Kim ngắn chỉ số giờ và kim dài chỉ số phút.

Đáp án

Hình A ta thấy: Kim ngắn chỉ vào số 10, kim dài chỉ vào số 2 => Đồng hồ chỉ Mười giờ 10 phút

Tương tự như vậy ta có kết quả như sau:

· Hình B: Bảy giờ

· Hình C: Chín giờ hai mươi phút

· Hình D: Ba giờ hai mươi tám phút

· Hình E: Bốn giờ ba mươi bảy phút (hoặc năm giờ kém hai mươi ba phút)

· Hình G: Mười hai giờ bốn mươi bốn phút (hoặc một giờ kém 16 phút)

Câu 2: Trang 110 toán VNEN lớp 5 tập 2

Thảo luận để trả lời câu hỏi:

a. Năm nhuận có bao nhiêu ngày?

b. Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?

c. Tháng 2 của năm nhuận có bao nhiêu ngày, của năm không nhuận có bao nhiêu ngày?

d. Trong một năm, các tháng nào có 31 ngày?

Hướng dẫn:

Nhớ lại cách xem lịch đã học ở lớp dưới để hoàn thành bài tập đã cho.

Đáp án

a. Năm nhuận có 366 ngày.

b. Năm không nhuận có 365 ngày.

c. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, của năm không nhuận có 28 ngày.

d. Trong một năm, các tháng có 31 ngày là: Tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.

Câu 3: Trang 110 toán VNEN lớp 5 tập 2

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

1 tuần lễ có ...... ngày

1 năm = .......... tháng

1 giờ = ......... phút

1 phút = ......... giây

\frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\) thế kỉ = ..... năm

\frac{2}{3}\(\frac{2}{3}\) ngày = ....... giờ

\frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) năm = ....... tháng

\frac{5}{6}\(\frac{5}{6}\) giờ = .......... phút

Hướng dẫn:

Áp dụng các cách chuyển đổi :

1 năm = 12 tháng ; 1 ngày = 24 giờ;

1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây ;

1 thế kỉ = 100 năm ; 1 tuần = 7 ngày.

Đáp án

1 tuần lễ có 7 ngày

1 năm = 12 tháng

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

\frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\) thế kỉ = 25 năm

\frac{2}{3}\(\frac{2}{3}\) ngày = 16 giờ

\frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\) năm = 4 tháng

\frac{5}{6}\(\frac{5}{6}\) giờ = 50 phút

Câu 4: Trang 110 toán VNEN lớp 5 tập 2

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a. 2 năm 3 tháng = .......... tháng

2 phút 24 giây = .......... giây

b. 175 giây = ......... phút ....... giây

76 phút = ......... giờ ....... phút

c. 17 tháng = ........ năm ........ tháng

136 phút = ....... giờ ....... phút

Hướng dẫn:

Áp dụng các cách chuyển đổi :

1 năm = 12 tháng ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây.

Đáp án

a. 2 năm 3 tháng = 27 tháng

2 phút 24 giây = 144 giây

b. 175 giây = 2 phút 55 giây

76 phút = 1 giờ 16 phút

c. 17 tháng = 1 năm 5 tháng

136 phút = 2 giờ 16 phút

Câu 5: Trang 110 toán VNEN lớp 5 tập 2

Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:

30 phút = ........ giờ

15 giây = ........ phút

24 phút = ........ giờ

54 giây = ........ phút

36 phút = ........ giờ

18 phút = ....... giờ

2 phút 54 giây = .... phút

3 giờ 24 phút = ..... giờ

Hướng dẫn:

- Ta có 1 giờ = 60 phút, do đó để đổi một số từ đơn vị phút sang đơn vị giờ ta lấy số đó chia cho 60.

- Ta có 1 phút = 60 giây, do đó để đổi một số từ đơn vị giây sang đơn vị phút ta lấy số đó chia cho 60.

Đáp án

30 phút = 0,5 giờ

15 giây = 0,25 phút

24 phút = 0,4 giờ

54 giây = 0,9 phút

36 phút = 0,6 giờ

18 phút = 0,3 giờ

2 phút 54 giây = 2,9 phút

3 giờ 24 phút = 3,4 giờ

B. Hoạt động ứng dụng bài 103 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 110 toán VNEN lớp 5 tập 2

Em hỏi năm sinh của ông (hoặc bà) rồi xác định thế kỉ mà ông (hoặc bà) được sinh ra. Tính đến năm nay ông (hoặc bà) em bao nhiêu tuổi:

Hướng dẫn:

- Dựa vào cách xác định năm thuộc thế kỉ :

  • Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I).
  • Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).
  • .........
  • • Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

- Để tính tuổi của ông (hoặc bà) hiện nay ta lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh của ông (hoặc bà).

Đáp án

Ông nội em sinh năm 1950. Như vậy, ông nội được sinh vào thế kỉ XIX.

Tính đến năm nay, ông nội có số tuổi là: 2018 - 1950 = 68 (tuổi)

Câu 2: Trang 110 toán VNEN lớp 5 tập 2

Hỏi bố xem bố sinh năm nào. Tính xem bố kém ông (hoặc bà) bao nhiêu tuổi?

Hướng dẫn:

- Để tính tuổi bố hiện nay ta lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh của bố em.

- Tìm số tuổi bố kém ông (hoặc bà) ta lấy số tuổi của ông (hoặc bà) trừ đi số tuổi của bố.

Đáp án

Bố em sinh năm 1978.

Như vậy, tính đến năm nay, bố em có số tuổi là: 2018 - 1978 = 40 (tuổi)

Từ kết quả câu 1 trang 110 ta có:

· Năm nay ông nội 68 tuổi

· Năm nay bố 40 tuổi

Vậy ông nội hơn bố số tuổi là: 68 - 40 = 28 (tuổi)

>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 104: Ôn tập về phép cộng, phép trừ

C. Trắc nghiệm Ôn tập về đo thời gian

Chia sẻ, đánh giá bài viết
90
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán lớp 5 VNEN

    Xem thêm