Giải Toán lớp 5 VNEN bài 81: Em ôn lại những gì đã học
Giải Toán lớp 5 VNEN bài 81: Em ôn lại những gì đã học - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 61 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 3 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.
Bài 81: Em ôn lại những gì đã học
A. Hoạt động thực hành bài 81 Toán VNEN lớp 5
Câu 1: Trang 63 sách VNEN toán 5 tập 2
Chơi trò chơi "đố bạn":
Cùng nhau viết các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Ví dụ
Hướng dẫn:
Xem lại cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương rồi chơi trò chơi theo hướng dẫn ở đề bài.
Đáp án
Hình hộp chữ nhật | Hình lập phương | |
Diện tích xung quanh | Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). | Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4 |
Diện tích toàn phần | Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích xung quanh và diện tích hai đáy của hình hộp chữ nhật. | Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6 |
Thể tích | Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (Cùng một đơn vị đo) | Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh. |
Ví dụ | Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 3dm Trả lời: Chiều dài của hình mặt bên hình hộp là: 6 + 4 + 6 + 4 = 20 (dm) Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là: 20 x 3 = 60 (dm2) Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 4 x 6 = 24 (dm2) Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 60 + 24 x 2 = 108 (dm2) Thể tích hình hộp chữ nhật là: 6 x 4 x 3 = 72 (dm3) | Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,3m Trả lời: · Diện tích xung quang của hình lập phương đó là: (2,3 x 2,3) x 4 = 21,16 (m2) · Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (2,3 x 2,3) x 6 = 31,74 (m2) · Thể thích hình lập phương là: 2, 3 x 2, 3 x 2,3 = 12,167 (m3) |
Câu 2: Trang 64 sách VNEN toán 5 tập 2
Một bể kính nuôi cá dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2m chiều rộng 60cm, chiều cao 80cm.
a. Tính diện tích kính dùng để làm bể cá đó (bể cá không có nắp)
b. Tính thể tích bể cá đó
c. Mực nước trong bể bằng 3/4 chiều cao của bể. Tính thể tích nước trong bể đó (độ dày kính không đáng kể).
Hướng dẫn:
a) Vì bể không có nắp nên diện tích kính dùng để làm bể cá bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích một mặt đáy.
Để tính diện tích xung quanh ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
Để tính diện tích mặt đáy ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng.
b) Tính thể tích bể cá ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
c) Tính thể tích nước trong bể đó ta lấy thể tích bể nước nhân với \(\frac{3}{4}\)
Đáp án
Đổi: 1,2m = 120 cm
a. Chiều dài mặt bên của bể cá hình hộp chữ nhật:
(120 + 60) x 2 = 360 (cm)
Diện tích xung quanh bể cá hình hộp chữ nhật là:
360 x 80 = 28800 (cm2)
Diện tích mặt đáy của bể cá hình hộp chữ nhật là:
120 x 60 =7200 (cm2)
Vậy, số diện tích kính cần để làm bể cá hình hộp chữ nhật là:
28800 + 7200 = 36000 (cm2)
b. Thể tích của bể cá hình hộp chữ nhật là:
V = 120 x 60 x 80 = 576000 (cm3)
c. Thể tích nước trong bể đó là:
V = (576000 : 4) x 3 = 432000 (cm3)
Đáp số: a. 36000 cm2
b. 576000 cm3
c. 432000 cm3
Câu 3: Trang 64 sách VNEN toán 5 tập 2
Một hình lập phương có cạnh 0,5m. Tính:
a. Diện tích xung quanh của hình lập phương
b. Diện tích toàn phần của hình lập phương
c. Thể tích của hình lập phương
Hướng dẫn:
Áp dụng các quy tắc :
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.
Đáp án
a. Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
S = (0,5 x 0,5) x 4 = 1(m2)
b. Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
S= (0,5 x 0,5) x 6 = 1,5 (m2)
c. Thể tích của hình lập phương là:
V= 0,5 x 0,5 x 0,5 = 0,125 (m3)
Đáp số: a. 1m2; b. 1,5m2; c. 0,125m3
B. Hoạt động ứng dụng bài 80 Toán VNEN lớp 5
Câu 1: Trang 64 sách VNEN toán 5 tập 2
Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi
Người ta xếp các khối lập phương 1cm3 thành các hình hộp chữ nhật như hình vẽ.
Em hãy viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
- Hình A gồm ...... hình lập phương 1cm3. Thể tích hình A là ........ cm3
- Hình B gồm ...... hình lập phương 1cm3. Thể tích hình B là ........ cm3
Hướng dẫn:
Quan sát hình vẽ để tìm kích thước của các hình, từ đó tìm được thể tích của các hình đã cho.
Đáp án
Điền vào chỗ chấm:
- Hình A gồm 36 hình lập phương 1cm3. Thể tích hình A là 36 cm3
- Hình B gồm 64 hình lập phương 1cm3. Thể tích hình B là 64 cm3
Vì:
- Hình A chiều dài có 4 hình, chiều rộng 3 hình -> một lớp có 12 hình. ở đây có ba lớp nên có 36 hình
- Hình B chiều dài có 4 hình, chiều rộng có 4 hình -> một lớp có 16 hình. Ở đây có 4 lớp nên có 64
Ngoài giải bài tập Toán 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải toán lớp 5 sách giáo khoa. Mời các bạn xem thêm bài Giải bài tập trang 127 SGK Toán 5: Luyện tập chung chương 3. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục.