Giải Toán lớp 5 VNEN bài 109: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
Giải Toán lớp 5 VNEN bài 109: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình là lời giải Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 123, 124, 125 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 5 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.
Bài 109: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
A. Hoạt động thực hành bài 109 Toán VNEN lớp 5
Câu 1: Trang 123 toán VNEN lớp 5 tập 2
Cùng nhau nêu tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
>> Chi tiết: Công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương
Công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật
Câu 2: Trang 124 toán VNEN lớp 5 tập 2
Em lấy ví dụ về tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật hoặc hình lập phương rồi đố bạn thực hiện
Đáp án
Ví dụ 1:
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 3dm
Trả lời:
Chiều dài của hình mặt bên hình hộp là: 6 + 4 + 6 + 4 = 20 (dm)
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là: 20 x 3 = 60 (dm2)
Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 4 x 6 = 24 (dm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là: 60 + 24 x 2 = 108 (dm2)
Thể tích hình hộp chữ nhật là: 6 x 4 x 3 = 72 (dm3)
Ví dụ 2:
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,3m
Trả lời:
Diện tích xung quang của hình lập phương đó là: (2,3 x 2,3) x 4 = 21,16 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (2,3 x 2,3) x 6 = 31,74 (m2)
Thể thích hình lập phương là: 2, 3 x 2, 3 x 2,3 = 12,167 (m3)
Câu 3: Trang 124 toán VNEN lớp 5 tập 2
Bạn Hiền làm một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật bằng bìa có chiều dài 25cm, chiều rộng 12cm và chiều cao 10cm.
a. Tính thể tích cái hộp đó
b. Nếu gián giấy màu các mặt ngoài của hộp đó thì bạn hiền cần dùng bao nhiêu tiền xăng ti mét vuông giấy màu?
Hướng dẫn giải:
Áp dụng các công thức:
Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao;
Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích 2 mặt đáy.
Đáp án
a. Thể tích cái hộp hình chữ nhật là:
25 x 12 x 10 = 3000 (cm3)
b. Diện tích mặt xung quanh hình hộp chữ nhật là:
(25 + 12 ) x 2 x 10 = 740 (cm2)
Nếu gián giấy màu các mặt ngoài của hộp đó thì bạn hiền cần dùng số xăng ti mét vuông là:
740 + (25 x 12) x 2 = 1340 (cm2)
Đáp số: 1340 cm2
Câu 4: Trang 124 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong bể là: chiều dài 1,5m, chiều rộng 0,8m và chiều cao 1m. Khi bể không có nước người ta mở vòi để nước chảy vào bể, mỗi giờ được 0,5m3. Hỏi sau mấy giờ bể sẽ đầy nước?
Hướng dẫn giải:
- Tính thể tích bể = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.
- Số giờ để bể đầy nước = thể tích bể : thể tích nước chảy vào bể trong 1 giờ.
Đáp án
Thể tích của bể nước hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 (m3)
Thời gian để bể đầy nước là:
1,2 : 0,5 = 2,4 (giờ)
Đáp số: 2,4 giờ
Câu 5: Trang 125 toán VNEN lớp 5 tập 2
Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Hướng dẫn giải: Áp dụng các công thức :
- Hình lập phương:
Sxung quanh = S1 mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.
Stoàn phần = S1mặt mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.
V = cạnh × cạnh × cạnh.
- Hình hộp chữ nhật:
Sxung quanh = chu vi đáy × chiều cao = (chiều dài + chiều rộng) × 2 × chiều cao
Stoàn phần = Sxung quanh + Sđáy × 2.
V = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.
Đáp án
Ví dụ mẫu:
Hình lập phương có cạnh 7cm. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích.
Bài giải:
· Diện tích xung quanh là: S = 7 x 7 x 4 = 196 (cm2)
· Diện tích toàn phần là: S= 7 x 7 x 6 = 294 (cm2)
· Thể tích hình lập phương là: V = 7 x 7 x 7 =343 (cm3)
Kết quả ta tính được thì điền vào bảng.
Tương tự ta tính các bài toàn khác và được kết quả như bảng dưới đây:
Câu 6: Trang 125 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 1,44 m3. Đáy bể có chiều dài 1,5m; chiều rộng 1,2m. Tính chiều cao của bể.
Hướng dẫn giải:
Ta có: Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao = diện tích đáy × chiều cao.
Từ đó suy ra: chiều cao = thể tích : diện tích đáy.
Đáp án
Chiều cao của bể nước dạng hình hộp chữ nhật là:
1,44 : (1,5 x 1,2) = 0,8 (m)
Đáp số: 0,8 m
Câu 7: Trang 125 toán VNEN lớp 5 tập 2
Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một hình lập phương có cạnh 3cm. Nếu cạnh hình lập phương gấp lên 2 lần thì thể tích của nó gấp lên mấy lần?
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 8 lần
Hướng dẫn giải:
Áp dụng công thức : V = cạnh × cạnh × cạnh.
Đáp án
Độ dài cạnh lập phương khi gấp lên 2 lần là:
3 x 2 = 6 cm
Vậy thể tích của hình lập phương khi chưa gấp lên 2 lần:
3 x 3 x 3 = 27 (cm3)
Thể tích của hình lập phương sau khi gấp lên hai lần độ dài cạnh là:
6 x 6 x 6= 216 (cm3)
Vậy sau khi tăng gấp 2 lần độ dài cạnh thì thể tích cũng tăng lên:
216 : 27 = 8 (lần)
=> Vậy đáp án đúng là: D. 8 lần
B. Hoạt động ứng dụng bài 109 Toán VNEN lớp 5
Câu 1: Trang 125 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một bể kính hình lập phương có cạnh 8dm, mực nước trong bể là 6dm. Khi thả vào bể một cây san hô thì mực nước trong bể là 7dm. Hỏi cây san hô chiếm thể tích bao nhiêu đề xi mét khối?
Thể tích nước trong bể khi chưa bỏ cây san hô vào là:
8 x 8 x 6 = 384 (dm3)
Thể tích nước trong bể sau khi bỏ cây san hô vào là:
8 x 8 x 7 = 448 (dm3)
Vậy cây san hô chiếm số đề xi mét khối là:
448 - 384 = 64 dm3
Đáp số: 64 dm3