Giải Toán lớp 5 VNEN bài 94: Em ôn lại những gì đã học
Giải Toán lớp 5 VNEN bài 94: Em ôn lại những gì đã học - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 89, 90, 91 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 4 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.
Bài 94: Em ôn lại những gì đã học
A. Hoạt động thực hành bài 94 Toán VNEN lớp 5
Câu 1 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
Viết tiếp vào chỗ chấm trong nhận xét dưới đây cho thích hợp:
Nhận xét:
Gọi quãng đường là s, vận tốc là v và thời gian là t.
Ta có:
Muốn tìm vận tốc, ta lấy ........ chia cho thời gian:
v = s : .........
Muốn tìm quãng đường, ta lấy vận tốc nhân với ........
s = .............
Muốn tìm thời gian, ta lấy.......... chia cho ...........
t = ..............
Hướng dẫn giải:
Học sinh nhớ lại các quy tắc tính vận tốc, quãng đường, thời gian rồi hoàn thành bài tập trên.
Đáp án
Nhận xét:
Gọi quãng đường là s, vận tốc là v và thời gian là t.
Ta có:
Muốn tìm vận tốc, ta lấy quãng đường chia cho thời gian:
v = s : t
Muốn tìm quãng đường, ta lấy vận tốc nhân với thời gian
s = v x t
Muốn tìm thời gian, ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
t = s : v
Câu 2 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
Viết tiếp vào ô trống (theo mẫu):
s | 135km | 33km | 550m | 1652km | |
v | 45km/giờ | 15km/giờ | 62m/phút | 5,5m/giây | |
t | 15 phút | 2 giờ 30 phút |
Đáp án
Hướng dẫn: Trong bảng trên có những yêu cầu khác nhau, các em chỉ cần áp dụng một trong các công thức sau và thực hiện:
- v = s : t
- t = s : v
- s = v x t
+) Cột thứ hai:
t = s : v = 135 : 45 = 3 (giờ)
+) Cột thứ ba:
t = s : v = 33 : 15 = 2,2 (giờ)
+) Cột thứ tư:
s = v × t = 62 × 15 = 930 (m)
+) Cột thứ năm:
t = s : v = 550 : 5,5 = 100 (giây)
+) Cột thứ sáu: Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
v = s : t = 1625 : 2,5 = 650 (km/giờ)
Vậy ta có bảng kết quả như sau:
s | 135km | 33km | 930 m | 550m | 1652km |
v | 45km/giờ | 15km/giờ | 62m/phút | 5,5m/giây | 650 km/giờ |
t | 3 giờ | 2,2 giờ | 15 phút | 100 giây | 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ |
Câu 3 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
Con ong bay với vận tốc 2,5 m/giây. Hỏi với vận tốc đó, con ong bay được quãng đường 180m hết bao nhiêu thời gian?
Tóm tắt bài toán:
Con ong bay:
· v = 2,5m/giây
· s = 180m
· t = ? giây
Hướng dẫn giải:
Muốn tìm thời gian, ta lấy quãng đường chia cho vận tốc: t = s : v
Bài giải:
Thời gian con ong bay được 180 m là:
180 : 2,5 = 72(giây) = 1 phút 12 giây
Đáp số: 1 phút 12 giây
Câu 4 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một xe máy đi một đoạn đường dài 1875m hết 3 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Hướng dẫn giải:
- Đổi 1875m sang số đo có đơn vị là km.
- Đổi 3 phút sang số đo có đơn vị là giờ.
- Muốn tìm vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
Đáp án
Đổi: 1875 m = 1,875 km; 3 phút = 0,05 giờ
Vận tốc của xe máy là:
1,875 : 0,05 = 37, 5 (km/giờ)
Đáp số: 37,5 km/giờ
Câu 5 Trang 90 toán VNEN lớp 5 tập 2
Một tàu hỏa đi với vận tốc 43,5 km/giờ. Tính quãng đường tàu hỏa đi được trong 1 giờ 24 phút?
Hướng dẫn giải
- Đổi 1 giờ 24 phút sang số đo có đơn vị là giờ.
- Muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
Đáp án
Đổi: 1 giờ 24 phút = 1,4 giờ
Quãng đường tàu hỏa đi được trong 1 giờ 24 phút là:
43,5 x 1,4 = 60,9 (km)
Đáp số: 60,9 km
B. Hoạt động ứng dụng bài 94 Toán VNEN lớp 5
Trang 91 toán VNEN lớp 5 tập 2
Em đố người lớn một bài toán trong đó yêu cầu tính vận tốc (hoặc tính quãng đường, hoặc tính thời gian)
Hướng dẫn giải:
- Em tự suy nghĩ một bài toán trong đó yêu cầu tính vận tốc (hoặc tính quãng đường, hoặc tính thời gian) rồi đố người lớn giải bài toán đó.
- Để giải bài toán ta áp dụng một trong các quy tắc :
+ Muốn tìm vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
+ Muốn tìm quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
+ Muốn tìm thời gian, ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.
Ví dụ mẫu:
Đề bài yêu cầu: Mẹ Lan đi dạy từ nhà đến trường mất 15 phút. Biết quãng đường từ nhà đến trường dài 6km. Tính vận tốc mẹ Lan đã đi theo đơn vị đo là km/giờ
Bài giải:
Đổi: 15 phút = 0,25 giờ
Vận tốc mẹ Lan đã đi từ nhà đến trường là:
6 : 0,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số: 24 km/giờ
>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 95: Bài toán về chuyển động ngược chiều