Toán lớp 5 VNEN bài 21: Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
Giải Toán lớp 5 VNEN bài 21: Khái niệm số thập phân (tiếp theo) - Sách VNEN toán 5 tập 1 trang 54 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 2 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.
SGK Toán 5 VNEN Bài 21: Khái niệm số thập phân tiếp theo
A. Hoạt động cơ bản Khái niệm số thập phân Toán lớp 5 VNEN
Câu 1: Trang 54 Toán 5 VNEN Tập 1
Chơi trò chơi "đố bạn":
a. Quan sát tranh vẽ dưới đây: (sgk)
b. Em đố bạn đọc các kí hiệu 1,8m; 5,63m có trong hình vẽ trên
c. Kể một ví dụ có sử dụng các kí hiệu như em vừa đọc ở hình vẽ trên
c. Kể một số ví dụ có sử dụng các kí hiệu như em vừa đọc ở hình vẽ trên.
Trả lời:
b. Đọc các kí hiệu 1,8m; 5,63m
1,8m: Một phẩy tám mét
5,63m: Năm phẩy sáu mươi ba mét.
c. Một số ví dụ có sử dụng các kí hiệu như trên là:
Chai nước mắm 1,5l; túi đường 0,5kg; chai nước khoáng 1,5l...
Câu 2: Trang 55 Toán 5 VNEN Tập 1
Thực hành lần lượt các hoạt động sau: (sgk)
Câu 3 Trang 56 Toán 5 VNEN Tập 1
Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó:
b. Nêu phần nguyên và phần thập phân trong mỗi số thập phân em viết.
Phương pháp giải:
\(3\frac{7}{10}=3,7\)Các câu khác làm tương tự.
b) Mỗi số thập phân gồm hai phần : phần nguyên và phần thập phân, chúng được ngăn cách bởi dấu phẩy.
Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Trả lời:
· \(3\frac{7}{10}\)= 3,7 => Đọc là: Ba phẩy bảy; phần nguyên là 3, phần thập phân là 7
· \(5\frac{63}{100}\)= 5,63 => Đọc là: Năm phẩy sáu mươi ba; phần nguyên là 5, phần thập phân là 63
· \(12\frac{378}{1000}\)= 12, 378 => Đọc là Mười hai phẩy ba trăm bảy mươi tám; phần nguyên là 12, phần thập phân là 378.
B. Hoạt động thực hành Khái niệm số thập phân Toán lớp 5 VNEN
Câu 1: Trang 56 VNEN toán 5 tập 1
Đọc mỗi số thập phân sau:
3, 5
6,72
41,246
504,038
0,109
Phương pháp giải:
Muốn đọc một số thập phân, trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu "phẩy", sau đó đọc phần thập phân.
Đáp án
3, 5: Ba phẩy năm
6,72: Sáu phẩy bảy mươi hai
41,246: Bốn mươi mốt phẩy hai trăm bốn mươi sáu
504,038: Năm trăm linh bốn phẩy không trăm ba mươi tám
0,109: Không phẩy một trăm linh chín
Câu 2: Trang 56 VNEN toán 5 tập 1
Chuyển các hỗn số sau thành số thập phân rồi đọc số đó.
Phương pháp giải:
\(4\frac{3}{10}=4,3\)các câu khác làm tương tự.
Đáp án
Câu 3: Trang 56 VNEN toán 5 tập 1
Viết mỗi số thập phân sau thành phân số thập phân
0,1
0,04
0,007
0,026
Phương pháp giải:
Dựa vào cách chuyển đổi :\(0,1=\frac{1}{10};0,01=\frac{1}{100};0,001=\frac{1}{1000}\)
Đáp án
C. Hoạt động ứng dụng Khái niệm số thập phân Toán lớp 5 VNEN
Câu 1: Trang 57 VNEN toán 5 tập 1
Tìm trên sách, báo, nhãn mác, bao bì... những thông tin có sử dụng số thập phân rồi viết vào vở.
Phương pháp giải:
Quan sát các đồ vật xung quanh, khối lượng của chúng được ghi trên bao bì.
Đáp án
Ví dụ:
Thước dây 3,5m
Chai nước 1,5l
Hộp bánh 0,5 kg...
Câu 2: Trang 57 VNEN toán 5 tập 1
Quan sát hình vẽ, đọc các số thập phân ghi cân nặng của một số đồ vật được cân rồi nói cho người lớn nghe.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các hình vẽ rồi đọc các số thập phân ghi cân nặng của các đồ vật đó.
Đáp án
Hình 1: Quả dưa hấu nặng ba phẩy hai ki lô gam
Hình 2: Miếng thịt nặng hai phẩy bảy ki lô gam
Hình 3: Đĩa hoa quả nặng ba phẩy tám ki lô gam
Trên đây là Giải bài tập SGK Toán 5 VNEN bài 21 Khái niệm số thập phân trang 54 - 57. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải SGK môn Toán lớp 5 VNEN trên đây sẽ giúp các em học sinh chuẩn bị bài tập tại nhà hiệu quả.