Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Toán lớp 5 VNEN bài 1: Ôn tập về phân số

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 1: Ôn tập về phân số - Sách VNEN toán 5 tập 1 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán về phân số. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

A. Hoạt động thực hành Ôn tập về phân số Toán lớp 5

Câu 1 Trang 5 VNEN toán 5 tập 1

Chơi trò chơi “ghép thẻ”:

a. Ghép các thẻ ghi phân số với các hình được tô màu thích hợp:

Giải Toán lớp 5 VNEN bài Ôn tập về phân số

b. Em đọc các phân số trên và nêu tử số, mẫu số của mỗi phân số đó.

Phương pháp giải:

a) Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

b) Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

Trả lời:

a.

Giải Toán lớp 5 VNEN bài Ôn tập về phân số

b. Đọc các phân số:

· Ba phần tư có tử số là ba, mẫu số là bốn

· Hai mươi phần một trăm có tử số là 20, mẫu số là một trăm

· Ba phần tám có tử số là ba, mẫu số là tám

· Bốn phần bảy có tử số là bốn, mẫu số là bảy.

Câu 2 Trang 5 VNEN toán 5 tập 1

Đọc nội dung sau và giải thích cho bạn nghe (sgk)

a) Đọc nội dung sau và giải thích cho bạn nghe :

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 1

b) - Em viết một phân số tương tự như trên rồi đố bạn đọc phân số đó. Bạn đọc một phân số, em viết phân số tương ứng.

- Đổi vai cùng thực hiện.

c) Nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số vừa viết.

Trả lời

a) Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

b) Ta có thể viết một số phân số và cách đọc của nó như sau :

- Phân số \dfrac{5}{6}\(\dfrac{5}{6}\) đọc là năm phần sáu.

- Phân số \dfrac{{35}}{{53}}\(\dfrac{{35}}{{53}}\) đọc là ba mươi lăm phần năm mươi ba.

c) - Phân số \dfrac{5}{6}\(\dfrac{5}{6}\) có tử số là 5, mẫu số là 6.

- Phân số \dfrac{{35}}{{53}}\(\dfrac{{35}}{{53}}\) có tử số là 35, mẫu số là 53.

Câu 3 Trang 5 VNEN toán 5 tập 1

Đọc mỗi chú ý sau rồi tìm thêm ví dụ cho mỗi chú ý (sgk)

Chú ý:

1. Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.

Ví dụ: 7 : 8 = \dfrac{7}{8}\(\dfrac{7}{8}\); 11 : 5 = \dfrac{11}{5}\(\dfrac{11}{5}\); 9 : 100=\dfrac{9}{100}\(\dfrac{9}{100}\); ...

2. Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.

Ví dụ: 4 = \dfrac {4}{1}\(\dfrac {4}{1}\); 301= \dfrac {301}{1}\(\dfrac {301}{1}\); 2014= \dfrac {2014}{1}\(\dfrac {2014}{1}\); ...

3. Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.

Ví dụ: 1=\dfrac {6}{6}\(1=\dfrac {6}{6}\); 1=\dfrac {49}{49}\(1=\dfrac {49}{49}\); 1=\dfrac {2014}{201}\(1=\dfrac {2014}{201}\); ...

4. Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khấc 0.

Ví dụ: 0=\dfrac {0}{9}; 0=\dfrac {0}{1}; 0=\dfrac {0}{2013}; ...\(0=\dfrac {0}{9}; 0=\dfrac {0}{1}; 0=\dfrac {0}{2013}; ...\)

b) Trao đổi với bạn về các chú ý trên và các ví dụ em tìm được.

Trả lời

Em có thể tìm thêm các ví dụ khác như sau :

a) 3:5 = \dfrac{3}{5}; 2: 9 = \dfrac{2}{9}; 14:123=\dfrac{14}{123}; ...\(3:5 = \dfrac{3}{5}; 2: 9 = \dfrac{2}{9}; 14:123=\dfrac{14}{123}; ...\)

b) 14 = \dfrac {14}{1}; 45= \dfrac {45}{1}; 2019= \dfrac {2019}{1}; ...\(14 = \dfrac {14}{1}; 45= \dfrac {45}{1}; 2019= \dfrac {2019}{1}; ...\)

c) 1=\dfrac {8}{8}; 1=\dfrac {72}{72}; 1=\dfrac {1008}{1008}; ...\(1=\dfrac {8}{8}; 1=\dfrac {72}{72}; 1=\dfrac {1008}{1008}; ...\)

d) 0=\dfrac {0}{15}; 0=\dfrac {0}{34}; 0=\dfrac {0}{999}; ...\(0=\dfrac {0}{15}; 0=\dfrac {0}{34}; 0=\dfrac {0}{999}; ...\)

Câu 4 Trang 5 VNEN toán 5 tập 1

a. Đọc các phân số sau: \dfrac{7}{8};\dfrac{5}{9};\dfrac{{75}}{{100}};\dfrac{{56}}{{97}};\dfrac{{12}}{{23}}\(\dfrac{7}{8};\dfrac{5}{9};\dfrac{{75}}{{100}};\dfrac{{56}}{{97}};\dfrac{{12}}{{23}}\)

b. Nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số trên

Đáp án và hướng dẫn giải

Phân số

Đọc phân số

Tử số

Mẫu số

7/8

Bảy phần tám

7

8

5/9

Năm phần chín

5

9

75/100

Bảy mươi lăm phần một trăm

75

100

56/97

Năm mươi sáu phần chín bảy

56

97

12/23

Mười hai phần hai mươi ba

12

23

Câu 5 Trang 5 VNEN toán 5 tập 1

a. Viết các thương số sau dưới dạng phân số: 5 : 8; 34 : 100; 9 : 17

b. Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1

5; 268; 1000

c. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

5 = \dfrac{5}{{...}}\(5 = \dfrac{5}{{...}}\); 1 = \dfrac{{257}}{{...}}\(1 = \dfrac{{257}}{{...}}\); 0 = \dfrac{{...}}{{10}}\(0 = \dfrac{{...}}{{10}}\); 2:... = \dfrac{{...}}{7}\(2:... = \dfrac{{...}}{7}\)

Phương pháp giải:

Dựa vào các chú ý :

- Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 00. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.

-. Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 11.

- Số 11 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 00.

- Số 00 có thể viết thành phân số có tử số là 00 và mẫu số khấc 00.

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Viết các số sau dưới dạng phân số:

5:8 = \dfrac{5}{8}\(5:8 = \dfrac{5}{8}\); 34: 100 = \dfrac{34}{100}\(34: 100 = \dfrac{34}{100}\); 9:17=\dfrac{9}{17}\(9:17=\dfrac{9}{17}\)

b) Viết các số dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1 là:

5=\dfrac {5}{1}\(5=\dfrac {5}{1}\); 268=\dfrac {268}{1}\(268=\dfrac {268}{1}\); 1000=\dfrac {1000}{1}\(1000=\dfrac {1000}{1}\)

c) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

5 = \dfrac{5}{1}\,\,\(5 = \dfrac{5}{1}\,\,\); 1 = \dfrac{{257}}{{257}}\(1 = \dfrac{{257}}{{257}}\);

0 = \dfrac{0}{{10}}\(0 = \dfrac{0}{{10}}\); 2:\,7 = \dfrac{2}{7}\,\,\(2:\,7 = \dfrac{2}{7}\,\,\)

Câu 6 Trang 5 VNEN toán 5 tập 1

Chơi trò chơi “tìm bạn”:

Giải Toán lớp 5 VNEN bài Ôn tập về phân số

· Tìm bạn có thẻ ghi phân số bằng phân số ghi trên thẻ mình có

· Đọc các cặp phấn số bằng nhau ghi trên thẻ và giải thích cho bạn nghe.

Đáp án và hướng dẫn giải

Giải Toán lớp 5 VNEN bài Ôn tập về phân số

Câu 7 VNEN Toán lớp 5 tập 1

a) Đọc nội dung sau :

Tính chất cơ bản của phân số

• Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

• Nếu chia hết cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số tự nhiên khác 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

Ví dụ 1 : \dfrac{7}{8} = \dfrac{{7 \times 3}}{{8 \times 3}} = \dfrac{{21}}{{24}}.\(\dfrac{7}{8} = \dfrac{{7 \times 3}}{{8 \times 3}} = \dfrac{{21}}{{24}}.\)

Ví dụ 2 :\dfrac{{42}}{{36}} = \dfrac{{42:6}}{{36:6}} = \dfrac{7}{6}\(\dfrac{{42}}{{36}} = \dfrac{{42:6}}{{36:6}} = \dfrac{7}{6}\)

b) Lấy ví dụ minh họa tính chất cơ bản của phân số và giải thích cho bạn nghe.

Câu 8: Trang 6 VNEN toán 5 tập 1

a) Đọc ví dụ sau và nêu cách rút gọn phân số :

Ví dụ: \dfrac{{60}}{{150}} = \dfrac{{60:10}}{{150:10}} = \dfrac{6}{{15}} = \dfrac{{6:3}}{{15:3}} = \dfrac{2}{5}\(\dfrac{{60}}{{150}} = \dfrac{{60:10}}{{150:10}} = \dfrac{6}{{15}} = \dfrac{{6:3}}{{15:3}} = \dfrac{2}{5}\)

Hoặc: \dfrac{{60}}{{150}} = \dfrac{{60:30}}{{150:30}} = \dfrac{2}{5}\(\dfrac{{60}}{{150}} = \dfrac{{60:30}}{{150:30}} = \dfrac{2}{5}\)

b) Lấy ví dụ tương tự và giải thích cho bạn nghe.

Câu 9. Đọc ví dụ: (sgk)

Câu 10: Trang 7 VNEN toán 5 tập 1

a. Rút gọn các phân số sau: \dfrac{{24}}{{32}}; \dfrac{{14}}{{35}}; \dfrac{{30}}{{25}}; \dfrac{{63}}{{36}}.\(\dfrac{{24}}{{32}}; \dfrac{{14}}{{35}}; \dfrac{{30}}{{25}}; \dfrac{{63}}{{36}}.\)

b. Quy đồng mẫu số các phân số sau:

\dfrac{3}{5}\(\dfrac{3}{5}\)\dfrac{4}{7}\(\dfrac{4}{7}\); \dfrac{2}{3}\(\dfrac{2}{3}\)\dfrac{5}{6}\(\dfrac{5}{6}\); \dfrac{4}{9}\(\dfrac{4}{9}\)\dfrac{1}{6}\(\dfrac{1}{6}\).

Đáp án và hướng dẫn giải

a. Rút gọn

\dfrac{{24}}{{32}} = \dfrac{{24:8}}{{32:8}} = \dfrac{3}{4};\(\dfrac{{24}}{{32}} = \dfrac{{24:8}}{{32:8}} = \dfrac{3}{4};\)

\dfrac{{14}}{{35}}\,\, = \dfrac{{14:7}}{{35:7}} = \dfrac{2}{5};\(\dfrac{{14}}{{35}}\,\, = \dfrac{{14:7}}{{35:7}} = \dfrac{2}{5};\)

\dfrac{{30}}{{25}} = \dfrac{{30:5}}{{25:5}} = \dfrac{6}{5}\,;\(\dfrac{{30}}{{25}} = \dfrac{{30:5}}{{25:5}} = \dfrac{6}{5}\,;\)

\dfrac{{63}}{{36}} = \dfrac{{63:9}}{{36:9}} = \dfrac{7}{4}.\(\dfrac{{63}}{{36}} = \dfrac{{63:9}}{{36:9}} = \dfrac{7}{4}.\)

b.Quy đồng

\dfrac{3}{5}\(\dfrac{3}{5}\)\dfrac{4}{7}\(\dfrac{4}{7}\)

Chọn 35 là MSC. Ta có :

\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 7}}{{5 \times 5}} = \dfrac{{21}}{{35}}; \dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 5}}{{7 \times 5}} = \dfrac{{20}}{{35}}\(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 7}}{{5 \times 5}} = \dfrac{{21}}{{35}}; \dfrac{4}{7} = \dfrac{{4 \times 5}}{{7 \times 5}} = \dfrac{{20}}{{35}}\)

+)  \dfrac{2}{3}\(\dfrac{2}{3}\)\dfrac{5}{6}\(\dfrac{5}{6}\);

Chọn 6 là MSC.

Ta có: \dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \dfrac{4}{6}\,\,;\(\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2 \times 2}}{{3 \times 2}} = \dfrac{4}{6}\,\,;\) giữ nguyên phân số \dfrac{5}{6}\(\dfrac{5}{6}\).

+)  \dfrac{4}{9}\(\dfrac{4}{9}\)\dfrac{1}{6}\(\dfrac{1}{6}\). ;

Chọn 18 là MSC. Ta có:

\dfrac{4}{9} = \dfrac{{4 \times 2}}{{9 \times 2}} = \dfrac{8}{{18}}; \dfrac{1}{6} = \dfrac{{1 \times 3}}{{6 \times 3}} = \dfrac{3}{{18}}\(\dfrac{4}{9} = \dfrac{{4 \times 2}}{{9 \times 2}} = \dfrac{8}{{18}}; \dfrac{1}{6} = \dfrac{{1 \times 3}}{{6 \times 3}} = \dfrac{3}{{18}}\)

Câu 11 Trang 7 VNEN toán 5 tập 1

Viết một phân số bằng mỗi phân số sau:

\dfrac{5}{9}\,\,; \quad \quad \dfrac{7}{8}\,\,; \quad \quad \dfrac{{24}}{{42}}.\(\dfrac{5}{9}\,\,; \quad \quad \dfrac{7}{8}\,\,; \quad \quad \dfrac{{24}}{{42}}.\)

Đáp án và hướng dẫn giải

\dfrac{5}{9} = \dfrac{{5 \times 3}}{{9 \times 3}} = \dfrac{{15}}{{27}}\(\dfrac{5}{9} = \dfrac{{5 \times 3}}{{9 \times 3}} = \dfrac{{15}}{{27}}\);

\dfrac{7}{8} = \dfrac{{7 \times 4}}{{8 \times 4}} = \dfrac{{28}}{{32}}\(\dfrac{7}{8} = \dfrac{{7 \times 4}}{{8 \times 4}} = \dfrac{{28}}{{32}}\);

\dfrac{{24}}{{42}} = \dfrac{{24:6}}{{42:6}} = \dfrac{4}{7}\(\dfrac{{24}}{{42}} = \dfrac{{24:6}}{{42:6}} = \dfrac{4}{7}\).

B. Hoạt động ứng dụng Ôn tập về phân số Toán lớp 5

Em hãy nêu hai cách chia đều hai cái bánh cho 6 người. Viết phân số chỉ số phần bánh mỗi người nhận được.

Đáp án và hướng dẫn giải

Cách 1: Mỗi chiếc bánh cắt thành 6 miếng, hai cái bánh có tất cả 12 miếng. Chia đều cho 6 người, mỗi người được 2 miếng.

=> Vậy phân số chỉ phần bánh của mỗi người là: \frac{2}{12}\(\frac{2}{12}\)

Cách 2: Mỗi chiếc bánh cắt thành 3 miếng, hai cái bánh có tất cả 6 miếng. Chia đều cho 6 người, mỗi người được 1 miếng

=> Vậy phân số chỉ phần bánh của mỗi người là: \frac{1}{6}\(\frac{1}{6}\)

C. Giải bài tập SGK, VBT Ôn tập khái niệm về phân số

Trên đây là Giải bài tập Toán VNEN Toán 5 bài 1 Ôn tập về phân số. VnDoc.com hy vọng rằng tài liệu Giải SGK Toán VNEN lớp 5 theo từng bài học trên đây sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
54
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán lớp 5 VNEN

    Xem thêm