Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 96: Bài toán về chuyển động cùng chiều - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 93, 94, 95 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 4 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

A. Hoạt động cơ bản bài 96 Toán VNEN lớp 5

1. Thực hiện hoạt động"Liệt kê các loại phương tiện giao thông và ước lượng vận tốc tương ứng":

Mỗi bạn trong nhóm nghĩ ra một loại phương tiện giao thông và nêu vận tốc của loại phương tiện đó

Ví dụ: Máy bay phản lực: 850 km/giờ

Máy bay cánh quạt: 500 km/giờ

Xe đạp: 15 km/giờ

Ngựa: 18 km/giờ

……

Hướng dẫn:

Em có thể hỏi hoặc tìm hiểu qua sách, báo, internet để biết được vận tốc của một số loại phương tiện giao thông.

Đáp án

Ví dụ:

· Tàu hỏa: 120km/ giờ

· Ô tô khách: 80km/ giờ

· Ô tô kéo rơ móc: 60km/ giờ

· Xe đạp: 15 km/giờ

· Xe máy : 40 km/giờ

· Máy bay phản lực: 850km/giờ

2. Đọc kĩ và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn (sgk)

Ví dụ: Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 15 km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ A cách B là 48km với vận tốc 39km và đuổi theo xe đạp (xem hình dưới đây). Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp?

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 96

Nhận xét:

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:

39 – 15 = 24 (km)

Thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

48 : 24 = 2 (giờ)

Đáp số : 2 giờ.

3. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán sau:

Bài toán: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 18km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Bài giải:

Sau 2 giờ xe đạp đi được quãng đường là:

18 × 2 = 36 (km)

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là :

…… – …… = …… (km)

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là :

…… : ……. = ……

Đáp số : ………

Đáp án

Bài giải:

Sau hai giờ xe đạp đi được số quãng đường là:

18 x 2 = 36 (km)

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp là:

42 - 18 = 24 (km)

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

36 : 24 = 1,5 (giờ)

Đáp số: 1,5 giờ

B. Hoạt động thực hành bài 96 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 95 VNEN toán 5 tập 2

Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/giờ. Sau hai giờ, một xe máy cùng đi từ A đến B với vận tốc 40km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Hướng dẫn:

- Tính khoảng cách giữa hai xe khi xe máy bắt đầu xuất phát, tức là quãng đường xe đạp đi được trong 2 giờ.

- Tính số ki-lô-mét mà xe máy gần xe đạp sau mỗi giờ.

- Tính thời gian đi để xe máy đuổi kịp xe đạp ta lấy khoảng cách giữa hai xe khi xe máy bắt đầu xuất phát chia cho số ki-lô-mét mà xe máy gần xe đạp sau mỗi giờ.

Đáp án

Sau hai giờ, xe đạp đi được số quãng đường là:

15 x 2 = 30 (km)

Sau mỗi giờ, xe máy gần xe đạp số km là:

40 - 15 = 25 (km)

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:

30 : 25 = 1,2 (giờ) = 1 giờ 12 phút

Đáp số: 1 giờ 12 phút

Câu 2: Trang 95 VNEN toán 5 tập 2

Một người đi xe máy từ A đến B lúc 8 giờ với vận tốc 32km/giờ. Đến 9 giờ 30 phút, một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 56km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Hướng dẫn:

Tính thời gian xe máy đi trước ô tô : 9 giờ 30 phút – 8 giờ = 1 giờ 30 phút.

- Tính khoảng cách giữa hai xe khi ô tô bắt đầu xuất phát, tức là quãng đường xe máy đi được trong 1 giờ 30 phút.

- Tính số ki-lô-mét mà ô tô gần xe máy sau mỗi giờ.

- Tính thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy ta lấy khoảng cách giữa hai xe khi ô tô bắt đầu xuất phát chia cho số ki-lô-mét mà ô tô gần xe máy sau mỗi giờ.

- Tìm thời gian lúc ô tô đuổi kịp xe máy ta lấy thời gian lúc ô tô xuất phát cộng với thời gian đi để ô tô đuổi kịp xe máy.

Đáp án

Thời gian xe máy đi trước ô tô là:

9 giờ 30 phút - 8 giờ = 1 giờ 30 phút (hay 1,5 giờ)

Sau 1,5 giờ, xe máy đi được số quãng đường là:

32 x 1,5 = 48 (km)

Sau mỗi giờ ô tô gần xe máy là:

56 - 32 = 24 (km)

Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:

48 : 24 = 2 (giờ)

Vậy thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:

9 giờ 30 phút + 2 = 11 giờ 30 phút

Đáp số: 11 giờ 30 phút

C. Hoạt động ứng dụng bài 96 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 95 VNEN toán 5 tập 2

Lập kế hoạch phân bổ thời gian tham quan, thực tế

Em dự kiến kế hoạch đi tham quan, thực tế cho lớp ở một số địa danh. (Chẳng hạn đi tham quan bảo tàng, sau đó tới công viên, rồi thăm nhà bà mẹ liệt sĩ....)

Hướng dẫn:

- Em tìm hiểu qua sách vở, báo hoặc internet để biết quãng đường đi từ nơi xuất phát tới lần lượt từng điểm, quãng đường trở về, dự kiến phương tiện đi và vận tốc thích hợp rồi điền vào bảng theo hướng dẫn.

- Để tìm thời gian đi ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Đáp án

Ví dụ mẫu:

Các chặng

Quãng đường

Vận tốc

Thời gian đi từng chặng

Thời gian lưu lại ở cuối chặng

Trường em -> lăng Bác

8 km

40 km/ giờ (ô tô)

12 phút

ở lại 40 phút

Lăng Bác -> chùa một cột

1km

5 km/ giờ (đi bộ)

12 phút

ở lại 30 phút

Chùa một cột -> Văn miếu Quốc tử giám

3 km

30 km/ giờ (ô tô)

6 phút

ở lại 45 phút

Văn miếu -> công viên Thủ Lệ

7 km

40 km/giờ (ô tô)

10 phút 30 giây

ở lại 1 giờ

Tổng thời gian

40 phút 30 giây

2 giờ 55 phút

3 giờ 35 phút 30 giây

>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 97: Ôn tập về số tự nhiên

D. Lý thuyết cần nhớ về hai chuyển động cùng chiều

1. Bài toán tổng quát  - Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng lúc, khác vị trí

Cách giải:

Coi vận tốc xe thứ nhất (v1) lớn hơn vận tốc xe thứ hai (v2). Hai xe xuất phát cùng lúc từ hai vị trí cách nhau quãng đường S

Tìm hiệu vận tốc: v = v1 - v2

Tìm thời gian để hai xe gặp nhau: T = S : v

Hai xe gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + thời gian để gặp nhau t

Vị trí hai vật gặp nhau các điểm xuất phát của xe thứ nhất: X = v1 x t

2. Bài toán tổng quát 2 - Bài toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng địa điểm, khác thời gian

Cách giải:

Hai xe chuyển động cùng chiều, xuất phát từ cùng một địa điểm. Xe thứ 2 xuất phát trước xe thứ nhất thời gian t0, sau đó xe thứ nhất đuổi theo thì ta sẽ tính thời gian để chúng đuổi kịp nhau

Tìm hiệu vận tốc: v = v1- v2

Thời gian xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai là: t = (v2 x t0) : v

3. Một số dạng bài tập

Dạng 1: Tìm thời gian đi để hai xe gặp nhau

Thời gian đi để gặp nhau = Quãng đường : hiệu hai vận tốc

Dạng 2: Tìm độ dài quãng đường (khoảng cách ban đầu giữa hai xe)

Quãng đường = hiệu hai vận tốc × thời gian đi để gặp nhau

Dạng 3: Tìm hiệu hai vận tốc

Hiệu hai vận tốc = Quãng đường : thời gian đi để gặp nhau

Chú ý: Đề bài thường cho tỉ số giữa hai vận tốc hoặc tổng hai vận tốc, từ đó ta áp dụng bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số hoặc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số để tìm vận tốc của mỗi xe.

Dạng 4: Xác định đia điểm gặp nhau cách A hoặc cách B bao nhiêu

Ngoài giải bài tập Toán 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải toán lớp 5 sách giáo khoa.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
86
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán lớp 5 VNEN

    Xem thêm