Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 93 Thời gian

Giải Toán lớp 5 VNEN bài 93: Thời gian - Sách VNEN toán 5 tập 2 trang 87, 88, 89 bao gồm chi tiết lời giải cho từng bài tập giúp các em học sinh củng cố, rèn kỹ năng giải Toán Chương 4 lớp 5. Mời các em học sinh tham khảo lời giải hay sau đây.

A. Hoạt động cơ bản bài 93 Toán VNEN lớp 5

1. Chơi trò chơi "đố tìm vận tốc hoặc quãng đường".

Các bạn thay phiên nhau đố trong nhóm :

Chẳng hạn : Bạn A cho biết quãng đường là 56km, thời gian đi là 2 giờ. Đố các bạn tính vận tốc.

Bạn B cho biết vận tốc là 10 m/giây. Thời gian chạy là 32 giây. Đố các bạn tìm quãng đường.

Hướng dẫn:

- Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.

- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.

Đáp án

Ta giải ví dụ ở đề bài:

+) Vận tốc là : 56 : 2 = 28 (km/giờ)

+) Quãng đường là: 10 × 32 = 320 (m)

2. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán:

Bài toán: Một ô tô đi được quãng đường 160km với vận tốc là 40km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.

Bài giải:

Thời gian ô tô đi là :

160 : … = … (giờ)

Đáp số : … giờ

Đáp án

Bài giải:

Thời gian ô tô đi là:

160 : 40 = 4 (giờ)

Đáp số: 4 giờ

3. Đọc kĩ nhận xét và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn:

Hướng dẫn:

Muốn tìm thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

Ta có: t = s : v

Chú ý : Nếu quãng đường s được xác định theo ki-lô-mét (km), vận tốc v được xác định theo km/giờ thì thời gian t được xác định theo giờ.

4. Viết tiếp vào chỗ chấm trong bài giải của bài toán:

Bài toán: Bác An đi bộ với vận tốc 6km/ giờ trên quãng đường dài 3km. Hỏi bác An đi quãng đường đó hết bao nhiêu phút?

Bài giải

Thời gian đi của bác An là :

………... = …… (giờ)

…… giờ = …… phút

Đáp số : ……

Hướng dẫn:

Muốn tính thời gian, ta lấy quãng đường chia cho vận tốc: t = s : v

Đáp án

Bài giải:

Thời gian đi của bác An là:

6 : 3 = 2 (giờ)

2 giờ = 120 phút

Đáp số: 120 phút

5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) Một máy bay bay với vận tốc 800km/giờ được quãng đường 2000km. Như vậy, thời gian máy bay bay được quãng đường đó là : …… : …… = …… (giờ).

b) Một xe máy đi được quãng đường 80km với vận tốc 40km/giờ. Như vậy thời gian xe máy đi được quãng đường đó là : …… : …… = …… (giờ).

c) Một con ong bay được 2000m với vận tốc 2,5m/giây. Như vậy thời gian con ong bay được quãng đường đó là : …… : …… = …… (giây).

Hướng dẫn:

Muốn tính thời gian, ta lấy vận tốc chia cho quãng đường: t = s : v

Đáp án

a. Một máy bay bay với vận tốc 800km/giờ được quãng đường 2000km. Như vậy, thời gian máy bay bay được quãng đường đó là: 2000 : 800 = 2,5 giờ

b. Một xe máy đi được quãng đường 80km với vận tốc 40km/giờ. Như vậy thời gian xe máy đi được quãng đường đó là: 80 : 40 = 2 giờ

c. Một con ong bay được 2000m với vận tốc 2,5m/giây. Như vậy thời gian con ong bay được quãng đường đó là: 2000 : 2,5 = 800 giây

B. Hoạt động thực hành bài 93 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 88 toán VNEN lớp 5 tập 2

Viết vào ô trống (theo mẫu):

s

300km

45m

108,5km

162m

v

60km/giờ

15m/giây

62km/giờ

36m/phút

t

5 giờ

Hướng dẫn:

Muốn tính thời gian, ta lấy vận tốc chia cho quãng đường: t = s : v

Đáp án

Ta có: Muốn tính thời gian bằng quãng đường chia cho vận tốc: t = s : v

Ví dụ: s = 300km; v = 60km/giờ

Vậy thời gian quãng đường là: 300 : 60 = 5 (giờ)

Tương tự như trên, ta tính thứ tự như sau:

+) Cột thứ ba:

Thời gian là: 45 : 15 = 3 (giây)

+) Cột thứ tư:

Thời gian là: 108,5 : 62 = 1,75 (giờ)

+) Cột thứ năm:

Thời gian là: 162 : 36 = 4,5 (phút)

Ta có bảng kết quả như sau:

s

300km

45m

108,5km

162m

v

60km/giờ

15m/giây

62km/giờ

36m/phút

t

5 giờ

3 giây

1,75 giờ

4,5 phút

Câu 2: Trang 88 toán VNEN lớp 5 tập 2

Vận tốc bay của một con chim ưng là 90km/giờ. Tính thời gian để chim ưng bay được quãng đường 45km?

Hướng dẫn:

Muốn tính thời gian, ta lấy vận tốc chia cho quãng đường: t = s : v

Tóm tắt bài toán:

Chim ưng bay:

· v = 90km/giờ

· s = 45km

· t = ? giờ

Bài giải:

Thời gian bay của con chim ưng là:

45 : 90 = 0,5 (giờ)

Đáp số: 0,5 giờ

Câu 3: Trang 88 toán VNEN lớp 5 tập 2

Một con ốc sên bò với vận tốc 15cm/phút. Hỏi con ốc sên bò được quãng đường 1,2m trong thời gian bao lâu?

Hướng dẫn:

- Đổi 1,2m sang số đo có đơn vị là cm.

- Muốn tính thời gian, ta lấy vận tốc chia cho quãng đường: t = s : v

Đổi: 1,2m = 120 cm

Tóm tắt bài toán:

Con ốc sên có:

· v = 15 cm/phút

· s = 120 cm

· t = ? phút

Bài giải:

Thời gian con ốc sên bò được 1,2 m là:

120 : 15 = 8 (phút)

Đáp số: 8 phút

Câu 4: Trang 89 toán VNEN lớp 5 tập 2

Một máy bay với vận tốc 860 km/giờ được quãng đường 2150 km. Hỏi máy bay đến nơi lúc mấy giờ nếu nó khởi hành lúc 8 giờ?

Hướng dẫn: 

- Muốn tìm thời gian bay của máy bay ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

- Tìm thời gian lúc máy bay đến nơi ta lấy thời gian lúc máy bay khởi hành cộng với thời gian bay của máy bay.

Đáp án

Thời gian máy bay bay được quãng đường 2150 km là:

2150 : 860 = 2,5 (giờ)

Nếu máy bay khởi hành lúc 8 giờ thì máy bay đến nơi lúc:

8 + 2,5 = 10,5 (giờ) = 10 giờ 30 phút

Đáp số: 10 giờ 30 phút

Câu 5: Trang 89 toán VNEN lớp 5 tập 2

Một con cá heo bơi với vận tốc 900 m/phút. Hỏi với vận tốc đó, cá heo bưới 81 km hết bao nhiêu giờ?

Hướng dẫn: 

- Đổi 81km sang số đo có đơn vị là mét

- Muốn tính thời gian, ta lấy vận tốc chia cho quãng đường: t = s : v

Đổi 81 km = 81000 m

Tóm tắt bài toán:

Cá heo bơi

· v = 900 m/phút

· s = 81000 m

· t = ? giờ

Bài giải:

Thời gian con cá heo bơi được 81000m là:

81000 : 900 = 90 phút =1 giờ 30 phút

Đáp số: 1 giờ 30 phút

C. Hoạt động ứng dụng bài 93 Toán VNEN lớp 5

Câu 1: Trang 89 toán VNEN lớp 5 tập 2

Em hỏi các bạn trong tổ quãng đường từ nhà đến trường, vận tốc đi rồi tính thời gian đi từ nhà đến trường của mỗi bạn và điền vào bảng.

Tên

Quãng đường

Vận tốc

Thời gian

Ví dụ mẫu:

Bạn Hoa có quãng đường đi học dài 3 km; bạn đi với vận tốc 30km/giờ

Vậy thời gian bạn đi đến trường là: 3 : 30 = 0,1 (giờ) = 6 phút

Tương tự như cách tính trên, ta hoàn thành bảng sau:

Tên

Quãng đường

Vận tốc

Thời gian

Hoa

3 km

30 km/giờ

0,1 giờ = 6 phút

Thành

400 m

25 m/phút

16 phút

Mai

900 m

100 m/ phút

9 phút

Tuấn

8 km

40 km/giờ

0,2 giờ = 12 phút

>> Bài tiếp theo: Giải Toán lớp 5 VNEN bài 94: Em ôn lại những gì đã học

D. Lý thuyết Thời gian

a) Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường 170km với vận tốc 42,5km/giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.

Bài giải:

Thời gian ô tô đi là:

170 : 42,5 = 4 (giờ)

Đáp số: 4 giờ.

Nhận xét: Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong 11 giờ hay vận tốc của ô tô.

Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

Ta có: t = s : v

Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t, ta có:

- Một số công thức cần nhớ:

+) Thời gian đi = thời gian đến – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).

b) Bài toán 2: Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.

Bài giải:

Thời gian đi của ca nô là:

42 : 36 = \dfrac{7}{6} (giờ)

\dfrac{7}{6} giờ = 1\dfrac{1}{6} giờ = 1 giờ 10 phút.

Đáp số: 1 giờ 10 phút.

c) Bài toán 3: Trên quãng đường dài 2km, một người chạy với vận tốc 8 m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?.

Bài giải:

Đổi 2km = 2000m

Thời gian chạy của người đó là:

2000:8 = 250 (giây)

Đáp số: 250 giây.

Chú ý:

- Đơn vị của thời gian sẽ tương ứng với đơn vị của quãng đường và vận tốc, ví dụ quãng đường có đơn vị là km, vận tốc có đơn vị đo là km/giờ thì thời gian có đơn vị là giờ; …

- Đơn vị của quãng đường và vận tốc phải tương ứng với nhau thì mới thực hiện được phép tính chia để tìm thời gian.

Ví dụ quãng đường có đơn vị làm, vận tốc có đơn vị là km/giờ, muốn tìm thời gian có đơn vị là giờ thì ta phải đổi quãng đường ra đơn vị là km rồi mới áp dụng quy tắc để tính thời gian; hoặc phải đổi vận tốc từ ra đơn vị km/giờ ra đơn vị là m/giây, hay m/phút, … từ đó áp dụng quy tắc sẽ tính được thời gian tương ứng có đơn vị giây hoặc phút.

E. Trắc nghiệm Thời gian

Ngoài giải bài tập Toán 5 VNEN, VnDoc còn giúp các bạn giải toán lớp 5 sách giáo khoa. Mời các bạn xem thêm bài Giải bài tập trang 142, 143 SGK Toán 5: Thời gian.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
85
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải Toán lớp 5 VNEN

    Xem thêm