Giải Toán 7 bài 10: Làm tròn số
Giải bài tập Toán lớp 7 bài 10: Làm tròn số
- Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 10 trang 35
- Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 10 trang 36
- Bài 73 trang 36 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 74 trang 36 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 75 trang 37 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 76 trang 37 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 77 trang 37 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 78 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 79 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 80 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
- Bài 81 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 10: Làm tròn số hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Toán 7 trang 36, 37, 38 phần Đại số. Lời giải hay bài tập Toán 7 được trình bày rõ ràng, dễ hiểu giúp các em nắm được các dạng Toán cơ bản, từ đó vận dụng làm các bài toán nâng cao dễ dàng hơn. Đây là tài liệu hay giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7 và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra định kỳ môn Toán lớp 7.
Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 10 trang 35
Điền số thích hợp vào ô vuông sau khi đã làm tròn số đến hàng đơn vị:
5,4≈ ; 5,8 ≈ ; 4,5 ≈
Lời giải
Ta có: 5,4 ≈ 5; 5,8 ≈ 6; 4,5 ≈ 5
Trả lời câu hỏi Toán 7 Tập 1 Bài 10 trang 36
a) Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ ba;
b) Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ hai;
c) Làm tròn số 79,3826 đến chữ số thập phân thứ nhất.
Lời giải
Ta có:
a) 79,3826 ≈ 79, 383
b) 79,3826 ≈ 79, 38
c) 79,3826 ≈ 79,4
Bài 73 trang 36 SGK Toán 7 Tập 1
Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ hai
7,923; 17,418; 79,1364; 50,401; 0,155; 60,996.
Lời giải:
7,923 ≈ 7,92 (số bỏ đi là 3 < 5)
17,418 ≈ 17,42 (số bỏ đi là 8 > 5)
79,1364 ≈ 79,136 (số bỏ đi là 6 > 5)
50,401 ≈ 50,40 (số bỏ đi là 1 < 5)
0,155 ≈ 0,16 (số bỏ đi là 5 = 5)
60,996 ≈ 61,00 (số bỏ đi là 6 > 5)
Bài 74 trang 36 SGK Toán 7 Tập 1
Hết học kì I điểm Toán của bạn Cường như sau:
Hệ số 1: 7, 8, 6, 10
Hệ số 2: 7, 6, 5, 9
Hệ số 3: 8
Em hãy tính điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cường làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất.
Lời giải:
Điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cường là :
[7 + 8 + 6 + 10 + 2.(7 + 6 + 5 + 9) + 3.8] : 15 = (31 + 54 + 24) : 15 = 109 : 15 ≈ 7,3
Bài 75 trang 37 SGK Toán 7 Tập 1
Trong thực tế, khi đếm hay đo các đại lượng, ta thường chỉ được các số gần đúng. Để có thể thu được kết quả có nhiều khả năng sát số đúng nhất, ta thường phải đếm hay đo nhiều lần rồi tính trung bình cộng của các số gần đúng tìm được. Hãy tìm giá trị có nhiều khả năng sát số đúng nhất của số đo chiều dài lớp học của em sau khi đo năm lần chiều dài ấy.
Lời giải:
Đề bài gần như đã trình bày cách giải, các bạn chỉ cần đo đạc, tính toán rồi đưa ra kết quả thôi! Dưới đây là một ví dụ bài làm mẫu khi đo chiều dài một lớp học ở Hà Nội:
- Đo 5 lần chiều dài lớp học và ghi kết quả lại:
Lần 1: 8 m
Lần 2: 8,2 m
Lần 3: 8,1 m
Lần 4: 8,3 m
Lần 5: 8,5 m
- Tính trung bình cộng của chiều dài lớp học các lần đo được:
(8 + 8,2 + 8,1 + 8,3 + 8,5) : 5 = 8,22 (m)
Kết luận: Chiều dài lớp học sát số đúng nhất là 8,22 m
(Các bạn có thể sử dụng kết quả trên trong phần bài làm của mình.)
Bài 76 trang 37 SGK Toán 7 Tập 1
Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta tính đến 0 giờ ngày 1/4/1999 cho biết: Dân số nước ta là 76324753 người trong đó có 3695 cụ từ 100 tuổi trở lên
Em hãy làm tròn các số 76324753 và 3695 đến hàng chục hàng trăm, hàng nghìn.
Lời giải:
- Làm tròn số 76324753
Đến hàng chục là 7634750 (số bỏ đi là 3 < 5)
Đến hàng trăm là 7634800 (số bỏ đi là 5 = 5)
Đến hàng chục là 7632500 (số bỏ đi là 7 > 5)
- Làm tròn số 3695
Đến hàng chục là 3700 (số bỏ đi là 5 = 5)
Đến hàng trăm là 3700 (số bỏ đi là 9 > 5)
Đến hàng nghìn là 4000 (số bỏ đi là 6 > 5)
Bài 77 trang 37 SGK Toán 7 Tập 1
Hãy ước lượng kết quả các phép tính sau
a) 495.52; b) 82,36.5,1; c) 6730 : 48
Lời giải:
495 . 52 ≈ 500 . 50 = 25000.
=> Tích phải tìm có 5 chữ số xấp xỉ 25000.
82,36 . 5,1 ≈ 80. 5 = 400.
=> Tích phải tìm có 3 chữ số xấp xỉ 400.
6730 : 48 ≈ 7000 : 50 = 140.
=> Tích phải tìm xấp xỉ 140.
Bài 78 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
Khi nói đến tivi loại 21 inh-sơ ta hiểu rằng đường chéo màn hình của chiếc tivi này dài 21 inh-sơ kí hiệu "in" là đơn vị đo chiều dài theo hệ thống Anh, Mĩ 1 in ≈ 2,54(cm). Vậy đường chéo màn hình của chiếc ti vi này dài khoảng bao nhiêu xentimet?
Lời giải:
Ta có 21 in ≈ 21. 2,54 ≈ 53,34 cm.
Làm tròn đến hàng đơn vị ta được 53cm.
Vậy đường chéo màn hình của chiếc tivi 21 in dài khoảng 53cm.
Bài 79 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
Tính chu vi và diện tích của một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 10,234m và chiều rộng là 4,7m (làm tròn đến hàng đơn vị)
Lời giải:
Chu vi mảnh vườn: C = (10,234 + 4,7) . 2 = 29,868(m)
Làm tròn đến hàng đơn vị 29,868 ≈ 30.
Vậy C = 30m.
Diện tích mảnh vườn: S = 10,234 . 4,7 = 48,0998 (m2).
Làm tròn đến hàng đơn vị 48,0998 ≈ 48.
Vậy S = 48 m2
Bài 80 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
Pao (pound ) kí hiệu "lb" còn gọi là cân Anh là đơn vị đo khối lượng Anh 1lb ≈ 0,45kg. Hỏi 1kg gần bằng bao nhiêu pao (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
Lời giải:
1kg = 1 : 0,45 = 2,(2) lb.
Vì 0,45kg có 2 chữ số thập phân nên ở kết quả ta làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai 2,(2) ≈ 2,22.
Vậy 1kg ≈ 2,22lb.
Bài 81 trang 38 SGK Toán 7 Tập 1
Tính giá trị (làm tròn đến hàng đơn vị) của các biểu thức sau bằng hai cách:
Cách 1: Làm tròn các số trước rồi mới thực hiện phép tính.
Cách 2: Thực hiện phép tính rồi làm tròn kết quả.
a) 14,61 − 7,15 + 3,2
c) 73,95 : 14,2;
b) 7,56 . 5,173;
d) \(\dfrac{21,73.0,815}{7,3}\)
Lời giải:
a) B = 14,61 - 7,15 + 3,2.
Cách 1: B ≈ 15 - 7 + 3 = 11.
Cách 2: B = 14,61 – 7,15 + 3,2 = 10,66 ≈ 11.
Hai kết quả tìm được theo hai cách bằng nhau.
b) C = 7,56 . 5,173.
Cách 1: C ≈ 8.5 = 40.
Cách 2: C = 7,56. 5,173 = 39,10788 ≈ 39.
Kết quả cách 1 lớn hơn cách 2.
c) D = 73,95 : 14,2.
Cách 1: D ≈ 74 : 14 ≈ 5,2857 ≈ 5.
Cách 2: D= 73,95 : 14,2 = 5,207746 ≈ 5.
Hai kết quả tìm được theo 2 cách bằng nhau.
Nhận xét: Hai cách làm cho ta hai kết quả xấp xỉ nhau nhưng cách 2 cho ta kết quả với độ chính xác cao hơn, cách 1 lại có thể tính nhẩm dễ dàng hơn.
d) \(\dfrac{21,73.0,815}{7,3}\)
+ Cách 1: \(D = \dfrac{21,73.0,815}{7,3} \approx \dfrac{22.1}{7} \approx 3,1 \approx 3\)
+ Cách 2: \(D = \dfrac{21,73.0,815}{7,3} \approx 2,42 \approx 2\)
Hai kết quả tìm được theo hai cách khác nhau.
Nhận xét : Hai cách làm cho ta hai kết quả xấp xỉ nhau nhưng cách 2 cho ta kết quả với độ chính xác cao hơn , cách 1 lại có thể tính nhẩm dễ dàng hơn.
...............................
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới thầy cô và các em học sinh tài liệu Giải Toán 7 bài 10: Làm tròn số. Để có thể học tốt Toán 7, bên cạnh việc nắm vững lý thuyết trong SGK, các em học sinh cũng cần luyện tập giải bài tập để nắm được các dạng Toán khác nhau, đồng thời nâng cao kỹ năng giải Toán 7. Chuyên mục Giải bài tập Toán 7 được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Toán lớp 7, giúp các em nắm vững các dạng bài tập trong từng bài, từ đó biết vận dụng để giải các bài Toán liên quan trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Toán 7. Chúc các em học tốt.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu môn Toán 7 khác như: Giải Vở BT Toán 7, Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi giữa kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com để học tốt Toán 7 hơn.
- Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 7: Tỉ lệ thức
- Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
- Giải bài tập SGK Toán lớp 7 bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.