Giáo án Số học 6 bài 23: Luyện tập
Giáo án môn Toán lớp 6
Giáo án Số học 6 bài 23: Luyện tập được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Số học 6 bài 21: Nhân hai số nguyên khác dấu
Giáo án Số học 6 bài 22: Nhân hai số nguyên cùng dấu
Giáo án Số học 6 bài 24: Tính chất của phép nhân
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Củng cố quy tắc nhân hai số nguyên, chú ý đặc biệt quy tắc dấu: (âm .âm = dương).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên, sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân.
- Thấy rõ tính thực tế của phép nhân hai số nguyên (thông qua bài toán chuyển động).
3. Thái độ: Có tính cẩn thận, linh hoạt trong tính toán và giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS 1:Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu?Áp dụng tính: (-17).(-13).
HS 2: Làm bài tập 79.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò | Nội dung kiến thức cần đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Áp dụng quy tắc và tìm thừa số chưa biết. GV: Cho HS đọc đề bài GV: Bài toán yêu cầu gì? GV: Em hãy nêu quy tắc dấu khi nhân hai số nguyên? GV: Gợi ý điền cột 3 “dấu của ab trước” HS: Điền cột 3 trên bảng GV: Căn cứ vào cột 2 và 3, điền dấu cột 4 “dấu của ab2”. HS: Điền tiếp cột 2 và 3. GV: Nhận xét. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu. GV: Quan sát, hướng dẫn. HS: Đại diện mỗi nhóm lên bảng điền kết quả của các cột (1), (2), (3), (4), (5),(6) tìm được. GV: Tổng kết. GV: Yêu cầu HS đọc đề và tìm lời giải cho bài toán. HS: Lên bảng trình bài giải. GV: Mởi rộng: Biểu diễn các số 25, 36, 49, 0 dưới dạng tích hai số nguyên bằng nhau. HS: Trình bài bảng. GV: Nhận xét gì về bình phương của mọi số? HS: Bình phương của mọi số đều không âm Hoạt động 2:So sánh các số GV: Cho HS đọc đề bài GV: Bài toán yêu cầu gì? GV: Muốn só sánh hai biểu thức như thế nào với nhau ta phải làm gì? HS: Ta đi tính kết quả của hai biểu thức rồi so sánh kết quả với nhau. GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài giải. GV: Nhận xét. GV: Yêu cầu HS đọc đề GV: x có thể nhận những giá trị nào? HS: x có thể nhận những giá trị: Nguyên dương, nguyên âm, 0. HS: Lên bảng thực hiện bài giải. GV: Nhận xét. Hoạt động 3: Sử dụng máy tính bỏ túi GV: Cho HS đọc đề bài GV: Bài toán yêu cầu gì? GV: Yêu cầu HS tự nghiên cứu SGK. Nêu cách đặt số âm trên máy. HS: Tự đọc SGK và làm phép tính trên máy tính bỏ túi. GV: Yêu cầu HS dùng máy tính bỏ túi để tính. HS: Thực hiện theo yêu cầu. GV: Nhận xét. | Dạng 1: Áp dụng quy tắc và tìm thừa số chưa biết. Bài 84 trang 92 SGK (1) (2) (3) (4)
Bài 86 trang 93 SGK (1) (2) (3) (4) (5) (6)
Bài 87 trang 93 SGK. 32 = (-3)2 = 9 * Mở rộng: 25 = 52 = (-5)2 36 = 62 = (-6)2 49 = 72 = (-7)2 0 = 02 Nhận xét: Bình phương của mọi số đều không âm. Dạng 2: So sánh các số Bài 82 trang 92 SGK a. (-7).(-5) > 0 b. (-17).5 < (-5).(-2) c. (+19).(+6) < (-17).(-10) Bài 88 trang 93 SGK x nguyên dương: (-5) . x < 0 x nguyên âm: (-5) . x > 0 x = 0 (-5) . x = 0 Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi. Bài 89 trang 93 SGK a. (-1356) . 7 = - 9492 b. 39 . (-152) = - 5928 c. (-1909) . (-75) = 143175. |