Giáo án Số học 6 bài 15: Quy tắc chuyển vế
Giáo án môn Toán lớp 6
Giáo án Số học 6 bài 15: Quy tắc chuyển vế được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Số học 6 bài 13: Quy tắc dấu ngoặc
Giáo án Số học 6 bài 14: Quy tắc dấu ngoặc
Giáo án Số học 6 chương 2 bài 16: Luyện tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức:
Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại
Nếu a = b thì b = a.
2. Kỹ năng: HS hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế: khi chuyển một số hạng của một đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
3. Thái độ: Tính toán nhanh, hợp lý. Cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu quy tắc dấu ngoặc? Tính: (-2012) – (78 – 2012)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - trò | Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất của đẳng thức. GV: Giới thiệu cho HS thực hiện như hình 50 (SGK-85). Có một cân đĩa, đặt trên hai đĩa cân 2 nhóm đồ vật sao cho cân thăng bằng. Tiếp tục đặt lên mỗi đĩa cân một quả cân 1kg, hãy rút ra nhận xét. HS: Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng. GV: Ngược lại:Đồng thời bỏ từ hai đĩa cân 2 quả cân 1kg hoặc 2 vật có khối lượng bằng nhau, rút ra nhận xét. HS: Ngược lại, nếu đồng thời bớt hai vật có khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẵn thăng bằng. GV: Tương tự như đĩa cân, nếu ban đầu ta có hai số bằng nhau, kỳ hiệu: a = b ta được một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái “=”, vế phải là biểu thức ở bên phải “=”. GV: Từ phần thực hành trên đĩa cân, em có thể rút ra những nhận xét gì về tính chất của đẳng thức? HS: Nêu phần đóng khung SGK GV: Nhắc lại các tính chất của đẳng thức. Hoạt động 2: Áp dụng GV: Đưa VD trên bảng yêu cầu HS thực hiện HS: Thực hiện VD trên bảng GV: Yêu câu HS làm ?2 HS: Đọc và trình bày ?2 trên bảng GV: Nhận xét. Hoạt động 3:Quy tắc chuyển vế GV: Giớ thiệu quy tắc chuyển vế trang 86 SGK. Và yêu cầu HS nhắc lại quy tắc. GV: Cho HS làm VD (SGK). HS: Thực hiện VD trên bảng. GV: Tổng kết. GV: Yêu cầu HS làm ?3 HS: Thực hiện ?3 trên bảng. GV: Nhận xét. GV: Ta đã học phép cộng và phép trừ các số nguyên. Ta hãy xét xem hai phép toán này quan hệ với nhau như thế nào? GV: Trình bày trên bảng. GV: Vậy hiệu (a – b) là một số x mà khi lấy x cộng với b sẽ được a hay phép trừ là phép toán ngược của phép cộng. | 1. Tính chất của đẳng thức. ?1 Nhận xét - Khi cân thăng bằng, nếu đồng thời cho thêm 2 vật có khối lượng bằng nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng. - Ngưuợc lại, nếu đồng thời bớt hai vật có khối lượng bằng nhau ở hai đĩa cân thì cân vẵn thăng bằng * Tính chất: Khi biến đổi các đẳng thức, ta thường áp dụng các tính chất sau: Nếu a = b thì a+c = b+c Nếu a+c = b+c thì a = b Nếu a = b thì b = a. 2. Ví dụ Tìm số tự nhiên x, biết: x – 2 = -3 Giải: x – 2 = -3 x – 2 + 2 = -3 + 2 x = -3 + 2 x = -1 ?2 Tìm số nguyên x, biết: x + 4 = -2 Giải: x + 4 = -2 x + 4 – 4 = -2 -4 x + 0 = -2 – 4 x = -6 3. Quy tắc chuyển vế * Quy tắc: SGK-86 *Ví dụ: Tìm số nguyên x, biết: a. x – 2 = -6 b. x – (-4) = 1 x = -6 + 2 x + 4 = 1 x=-4 x = 1 – 4 x = -3 ?3 Tìm số nguyên x, biết: x + 8 = (-5) + 4 Giải: x + 8 = (-5) + 4 x + 8 = -1 x = -1 – 8 x = -9 Mở rộng: Gọi x là hiệu của a và b Ta có: x = a – b Áp dụng quy tắc chuển vế: x + b = a Ngược lại nếu có: x + b = a theo quy tắc chuyển vế thì: x = a – b |