Giáo án Số học 6 bài 22: Ước và bội
Giáo án môn Toán lớp 6
Giáo án Số học 6 bài 22: Ước và bội được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Toán 6 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Số học 6 bài 20: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Giáo án Số học 6 bài 21: Luyện tập
Giáo án Số học 6 bài 23: Số nguyên tố, hợp số bảng số nguyên tố
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS nắm vững định nghĩa ước và bội của một số, kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.
2. Kỹ năng: HS biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc là bội của một số cho trước, biết cách tìm ước và bội của một số cho trước trong trường hợp đơn giản.
3. Thái độ: HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU-TBDH:
1. Chuẩn bị của thầy: SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của trò: ĐDHT, SGK, phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3,cho 9? Khi nào số a chia hết cho số b?
3. Bài mới:
*ĐVĐ: Ta có thêm những cách mới để diễn đạt quan hệ a chia hết cho b.
Hoạt động của thầy - trò | Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: Tìm hiểu ước và bội GV: Khi nào thì b gọi là ước của a? a gọi là bội của b? GV: Điều kiện để có bội và ước là gì? GV: Em hãy chỉ ra một phép chia hết và chỉ ra ước và bội? GV: Cho HS thực hiện ?1 GV: 18 Có phải là bội của 3 không? Vì sao? 18 có phải là bội của 4 không? Vì sao? GV: Cho HS đứng lên trình bày cách thực hiện. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. GV: Muốn tìm các bội của một số hay các ước của một số em làm thế nào? Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm bội và ước của một số GV: Giới thiệu các kí hiệu Tập hợp các ước của a là Ư(a) Tập hợp các bội của a là B(a) GV: Giới thiệu cách tìm bội của một số. GV: Cho ví dụ hướng dẫn HS cách trình bày. GV: Để tìm bội của một số ta cần thực hiện như thế nào? HS nêu Kết luận. GV: Cho HS thực hiện ?2 Tìm số tự nhiên x mà xÎ B(8) và x< 40 GV: Cho đứng lên trình bày cách thực hiện. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh. GV: Vậy để tìm tập hợp các ước của một số ta thực hiện như thế nào? GV: Cho ví dụ Hướng dẫn HS cách thực hiện. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung và thống nhất cách trình bày cho học sinh. GV: Muốn tìm các ước của một số khác 0 ta thực hiện như thế nào? GV: Cho HS nêu kết luận SGK Hoạt động 3: Hoạt động nhóm thực hiện ?3 và ?4 GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. GV: Bài toán yêu cầu gì? GV: Hãy nêu cách tìm bội và ước của một số. GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện, nhận xét và bổ sung và thống nhất cách trình bày cho học sinh. GV: Nhấn mạnh lại các khái niệm thông qua các câu hỏi sau: - Số 1 có bao nhiêu ước? - Số 1 là ước của các số tự nhiên nào? - Số 0 có là ước của số tự nhiên nào không? - Số 0 là bội của những số tự nhiên nào? | 1. Ước và bội. - Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b còn b gọi là ước của a ?1 Hướng dẫn 18 là bội của 3 vì 18 3 18 không là bội của 4 vì 18 4 . 4 là ước của 12 vì 12 4 4 không là ước của 15 vì 15 4. 2. Cách tìm ước và bội. -Tập hợp các ước của a kí hiệu Ư(a) -Tập hợp các bội của a kí hiệu B(a) Ví dụ: Tìm các bội nhỏ hơn 30 của 7 là : B(7) = {0; 7; 14; 21; 28} ?2 Hướng dẫn x Î {0; 8; 16; 24; 32} Ví dụ: Tìm các ước của 8 Để tìm các ước của 8 ta lần lượt chia 8 cho các số 1, 2, 3,... 8; ta thấy 8 chỉ chia hết cho 1, 2, 4, 8. Do đó: Ư(8) = {1; 2; 4; 8} ?3 Hướng dẫn Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} ?4 Hướng dẫn Ư(1) = {1} B(1) = {0; 1; 2; 3; 4; . . .} |