Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh (10 mẫu)
Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh lớp 6 được biên soạn để giúp các em HS học tập tốt môn Tập làm văn lớp 6 và đạt kết quả cao cho bài viết sắp tới, đồng thời trở thành tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và phụ huynh.
Cảm nhận của em về chi tiết tiếng đàn thần trong truyệnThạch Sanh lớp 6
- 1. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 1
- 2. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 2
- 3. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 3
- 4. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 4
- 5. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 5
- 6. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 6
- 7. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 7
- 8. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 8
- 9. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 9
- 10. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 10
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.
- Lập dàn ý Kể về một kỉ niệm đáng nhớ lớp 6
- Bài viết số 1 lớp 6: Kể lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em
- Phương pháp đơn giản để viết bài Tập làm văn số 1 lớp 6 đạt điểm cao
Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh lớp 6 gồm có dàn ý chi tiết và 6 bài văn mẫu hay, trình bày đa dạng cho đề văn Hãy Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời của em.
1. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 1
Khi nhắc đến những câu chuyện cổ tích, ta khó để mà quên đi những chi tiết kì ảo hấp dẫn. Truyện cổ tích Thạch Sanh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong truyện, có rất nhiều những chi tiết kì ảo được sử dụng, nhưng em ấn tượng nhất là chi tiết tiếng đàn thần. Gọi là tiếng đàn thần bởi tiếng đàn này tạo nên những cảm xúc, khơi dậy những tình cảm diệu kì - điều mà những tiếng đàn thông thường không thể nào làm được. Tiếng đàn đó đã chữa khỏi tâm bệnh của công chúa, để nhà vua theo đó mà đưa Thạch Sanh ra khỏi ngục tối. Đó cũng là cơ hội để sự thật được phơi bày trước ánh sáng. Công bằng được thực thi, kẻ ác bị trừng phạt. Những điều tốt đẹp đó được gợi lên, được đánh thức chính bởi tiếng đàn thần. Và cũng chính tiếng đàn đấy đã đánh thức lương tâm trong mọi con người, dù là những chiến sĩ cứng cỏi, tàn bạo nhất. Nhờ đó, chiến tranh kết thúc một cách nhanh chóng mà không có thương vong nào. Thật là diệu kì biết bao. Tiếng đàn đó thực sự là một phép màu mà người người đều khát khao, ca ngợi.
2. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 2
Truyện Thạch Sanh là câu chuyện cổ tích em yêu thích nhất, không chỉ vì nó truyền tải những nội dung giàu ý nghĩa nhân văn. Mà còn bởi vì truyện có sử dụng nhiều yếu tố kì ảo hấp dẫn. Trong đó, phải kể đến chi tiết tiếng đàn thần. Tiếng đàn thần là những âm thanh do Thạch Sanh tạo ra từ chiếc đàn thần do vua Thủy Tề gửi tặng. Tuy nhiên, nếu chỉ là như thế thì đã chẳng có gì đặc biệt. Điều thực sự khiến em thích thú chính là công hiệu của tiếng đàn. Chỉ là những âm thanh du dương, trầm bổng mà chứa đựng cả muôn ngàn cảm xúc, tình tự. Điều mà có khi dùng cả thiên ngôn vạn ngữ cũng không nói nên lời. Tiếng đàn ấy, giúp công chúa khỏi bệnh, có thể nói, có thể cười, dù trước đó biết bao danh y chẳng thể trị được. Cũng tiếng đàn ấy, khiến muôn ngàn binh lính tàn bạo, dũng mãnh trở nên yếu mềm, nhớ quê hương tha thiết mà từ bỏ chiến đấu. Sức mạnh đích thực của tiếng đàn đó, chính là kết nối những trái tim lại với nhau. Dù là ai, ở đâu, vị thế ra sao thì họ đều là con người, đều bế yêu thương và đau khổ. Việc của tiếng đàn là kết nối chúng lại với nhau, khiến con người gần nhau hơn, thực người hơn. Chi tiết tiếng đàn thần thực sự đã chạm đến chân lý của nghệ thuật vĩnh hằng, đó là nghệ thuật vị nhân sinh.
3. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 3
Trong các tác phẩm nghệ thuật, chi tiếng tiếng đàn thần kì không có gì quá mới mẻ hay kì lạ. Bởi chúng được sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, em vẫn ấn tượng nhất với chi tiết tiếng đàn thần trong câu chuyện Thạch Sanh. Tiếng đàn thần ấy không được miêu tả kĩ lưỡng, hoa mĩ về những âm luật, những thanh âm. Mà tập trung khắc họa về tác dụng, thần tích mà tiếng đàn ấy đem lại. Chỉ một tiếng đàn ấy thôi, mà căn bệnh kì lạ của công chúa được chưa khỏi. Dù trước đó biết bao danh y trong cả nước đã ra sức nghiên cứu nhưng bó tay chịu thua. Chỉ một tiếng đàn ấy thôi, mà hàng ngàn quân lính các nước chư hầu dừng tay, chẳng chiến đấu nữa. Trận đánh tưởng chừng như sẽ tạo ra cả biển máu, lại ngừng lại nhanh chóng, chẳng có ai phải hi sinh. Chẳng phải quá tuyệt vời hay sao? Tiếng đàn thần ấy đã làm nên quá nhiều điều kì diệu, đem đến hạnh phúc cho biết bao người. Đó chẳng phải chân lý mà nghệ thuật đích thực bao đời nay vẫn theo đuổi hay sao? Thế nên, chẳng có gì lạ, khi chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một trong những chi tiết kì ảo được yêu thích nhất.
4. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 4
Truyện cổ tích Thạch Sanh hội tụ nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, hấp dẫn, trong đó em thích nhất là chi tiết tiếng đàn thần. Tiếng đàn thần là tiếng đàn được phát ra không chỉ từ một chiếc đàn thần kì. Mà nó còn phát ra từ một trái tim, một tâm hồn lương thiện, trong sạch của chàng Thạch Sanh. Chính tiếng đàn ấy đã chạm được đến trái tim của nàng công chúa. Gỡ rối những đau khổ trong nàng mà giúp nàng bật lên tiếng nói. Tiếng đàn thần kì ấy đã phá vỡ đi những dồn nén, những ưu tư chất chứa lâu nay của nàng công chúa tội nghiệp. Nhờ đó, mà chân lý được phơi bày. Người tốt được hưởng phúc, kẻ ác phải chịu tội. Tiếng đàn thần chính là ánh sáng dẫn đường cho công lý được thực thi. Và cũng là tiếng đàn thần ấy, đã khơi lên, đã đánh thức những tình cảm sâu sắc, nhân bản nhất của mỗi con người. nó làm cho người ta nghĩ về gia đình, về người thân, về những yêu thương mà chán ghét, vứt bỏ vũ khí. Nó làm người ta trở nên người hơn. Vì vậy, quân lính mười tám nước chư hầu đã chấp nhận lui quân. Trận chiến kết thúc mà không ai phải đổ máu cả. Hình ảnh tiếng đàn thần đầy sức mạnh tinh thần nhân văn ấy, thể hiện sự nhận thức, suy tôn của người dân xưa với sự hiện diện của nghệ thuật chân chính, thứ nghệ thuật vì con người mà sinh ra.
5. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 5
Những chi tiết kì ảo trong câu chuyện cổ tích chính là những hạt bụi vàng tạo nên ánh hào quang rực rỡ cho tác phẩm. Câu chuyện Thạch Sanh cũng vậy. Trong đó, hạt bụi sáng nhất, rực rỡ nhất đối với em chính là chi tiết tiếng đàn thần. Gọi là tiếng đàn thần, không phải vì nó được tạo nên từ một vị thần, mà bởi vì những ý nghĩa, những sức mạnh phi thường mà nó tạo dựng nên. Tiếng đàn ấy như người dẫn đường, kết nối triệu triệu trái tim với nhau. Nó chạm đến nơi yếu mềm nhất trong lồng ngực mỗi con người. Khiến người ta lại gần nhau hơn, thấu hiểu, yêu thương nhau hơn. Nhờ tiếng đàn thần ấy, công chúa đã thoát khỏi những u buồn, đau khổ, mà cất lên tiếng nói, để đưa lại công lý cho chàng Thạch Sanh dưới ngục tối. Nhờ tiếng đàn thần ấy, mà chiến tranh kết thúc, nhưng không một giọt máu nào phải đổ cả. Bởi dù là quân lính của đất nước nào cũng là con người có máu thịt, có gia đình, có tình cảm. Và ai cũng muốn được sống, được hạnh phúc. Chính tiếng đàn diệu kì đó đã đánh thức tất cả, gọi lên triệu trái tim cùng chung nhịp đập. Đó chính là sức mạnh của thứ nghệ thuật chân chính, của thứ nghệ thuật xuất phát từ một trái tim lương thiện, đầy tình yêu thương của chàng Thạch Sanh.
6. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 6
Tiếng đàn thần - thứ âm thanh kì diệu với sức mạnh lớn lao chính là chi tiết có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong câu chuyện Thạch Sanh. Tiếng đàn ấy như là hóa thân của trái tim, mạch nghĩ, tinh thần giàu lòng nhân ái của chàng Thạch Sanh. Nó giúp nàng công chúa trong cung cấm mở cửa trái tim, thoát khỏi những u uất để nói lên tiếng lòng mình. Nhờ vậy, mà công lý được thực thi, kẻ gian ác phải trả giá đắt. Cũng chính tiếng đàn ấy, đã khơi dậy được tình thương trong hàng nghìn quân lính của mười tám nước chư hầu. Khiến cho tình người trong họ trỗi dậy, nghĩ về gia đình, về quê hương… Nhờ vậy, trận chiến kết thúc nhanh chóng mà không một ai phải hi sinh. Chi tiết tiếng đàn thần ấy không chỉ mang giá trị nghệ thuật đặc trưng cho các tác phẩm truyện cổ tích. mà bản thân nó, còn thể hiện tư duy, quan niệm của người xưa về sức mạnh của nghệ thuật chân chính. Tiếng đàn - biểu tượng cho âm nhạc, nghệ thuật - không chỉ là để mua vui, giải trí. Mà nó còn dùng để đánh thức những gì nhân bản nhất trong mỗi người. Để làm cho con người trở nên người hơn, làm cho con người lại gần với nhau hơn. Đó chính là giá trị to lớn của chi tiết tiếng đàn thần trong câu chuyện cổ tích Thạch Sanh.
7. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 7
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lý Thông, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lý, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa đôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
8. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 8
Âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian. Trong truyện Thạch Sanh tiếng đàn thần kì của Thạch Sanh có một số ý nghĩa sau: Tiếng đàn đã giúp Thạch Sanh được giải oan ,giải thoát sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối .Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, giúp vạch mặt Lý thông, giúp Thạch Sanh không phải bỏ công sức để đánh giặc. Tiếng đàn thần là tiếng đàn của công lý. Tiếng đàn còn làm quân sĩ 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù.
9. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 9
Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lý Thông, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lý, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa đôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
10. Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh - Mẫu 10
Truyện Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam truyện có nhiều Chi tiết thần kì giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết đó là chi tiết cây đàn thần. Cây đàn thần là phần thưởng của vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh để đền ơn chàng đã có công cứu Thái Tư. Cây đàn đa giúp Thạch Sanh giải oan khi bị hôn của chân tình và đại bàng, cũng chính cây đàn giúp Thạch Sanh chữa câm cho công chúa và trở thành pho ma, tiếng đàn còn giúp Thạch Sanh quy quy phục 18 nước chư hầu và trở thành vua. Chi tiết tưởng tượng kì ảo góp phần tạo nên phần hấp dẫn của câu chuyện. Không những thế nó còn mang ý nghĩa sâu sắc đó là tiếng đàn Công Lý .Thể hiện ước mơ, lòng tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện. Nó còn thể hiện tư tưởng nhân đạo, tấm lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết cây đàn thần giúp cây đàn thần góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện.
---------------------------------------------------------------------------------------
Trên đây là bài Cảm nhận về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh lớp 6. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
Tài liệu tham khảo: