Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài ôn tập truyện dân gian trang 134 SGK Văn 6

Soạn bài ôn tập truyện dân gian

Soạn bài ôn tập truyện dân gian trang 134 SGK Văn 6 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6. Bài soạn văn 6 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Câu 1: Hãy đọc lại, ghi chép định nghĩa về các thể loại: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.

Trả lời:

- Truyền thuyết. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố “tưởng tượng kì ảo”. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch... Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

- Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Câu 2: Viết lại tên những truyện dân gian (theo thể loại) mà em đã học và đã đọc (kể cả truyện nước ngoài).

Trả lời:

Truyền thuyết

C tích

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

1. Con Rồng cháu tiên.

Bánh chưng, bánh giầy.

Thánh Gióng

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Sự tích Hồ Gươm

1. Sọ Dừa

2. Thạch Sanh

3. Em bé thông minh

4. Cây bút thần.

5. Ông lão đánh cá và con cá vàng

1. Ếch ngồi đáy giếng

2. Thầy bói xem voi.

3. Đeo nhạc cho mèo

4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Treo biển

Lợn cưới áo mới

Câu 3: Hãy nêu và minh hoạ một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian

Truyền thuyết có 2 đặc điểm tiêu biểu:

  • Cuộc đấu tranh chống thiên nhiên để lao động sản xuất bảo vệ cộng đồng: Ví dụ trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Thủy Tinh là đại diện cho sức mạnh của mưa gió, bão lụt khủng khiếp hàng năm xảy ra ở lưu vực sông Hồng, gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Sơn Tinh phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
  • Cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược: Ví dụ truyền Sự tích hồ Gươm, truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.

Truyện cổ tích có đặc điểm:

  • Phản ánh nhiều vấn đề trong cuộc sống, nhưng chủ yếu là vấn đề quan hệ xã hội, đấu tranh giai cấp, thiện - ác, tốt - xấu; giai cấp thống trị và nhân dân lao động. Ví dụ, truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Truyện còn đề cao lòng nhân ái, về quy luật nhân quả của cuộc đời “ở hiền gặp lành”, kẻ “gieo gió ắt gặp bão”. Chính lòng nhân ái sẽ đem lại hạnh phúc cho con người, đó là giá trị chân chinh của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

Truyện ngụ ngôn có đặc điểm:

  • Qua câu chuyện người xưa muốn răn dạy về một bài học trong cuộc sống. Ví dụ truyện Thầy bói xem voi, giúp cho chúng ta bài học về cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: Phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.

Truyện cười:

  • Phê phán điều trái tự nhiên những thói hư tật xấu của người đời
  • Thể hiện nhận thức và thái độ của người nghe. Ví dụ truyện Lợn cưới, áo mới: Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác,là một tính xấu mà mỗi người không nên có. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Câu 4: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.

Trả lời:

* So sánh truyền thuyết và cổ tích:

- Giống nhau:

  • Đều có yếu tố “tưởng tượng kì ảo”.
  • Có nhiều chi tiết giống nhau: Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

- Khác nhau:

  • Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
  • Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật; còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

* So sánh giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:

- Giống nhau:

Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với diều truyện muốn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn cũng như truyện cười, cũng gây cười.

- Khác nhau:

Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Đánh giá bài viết
109 9.299
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm