Điểm chuẩn Đại học Luật TP Hồ Chí Minh 2023
Điểm chuẩn Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2023
VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết Điểm chuẩn Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2023 để có thể biết rõ hơn về điểm chuẩn của Đại học Luật TPHCM nhé.
1. Điểm chuẩn Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh năm 2023
Trường ĐH Luật TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn năm 2023. Thí sinh phải đạt ít nhất mỗi môn trên 8 điểm mới trúng tuyển.
Điểm chuẩn như sau:
Nhà trường chưa tiến hành xét phân khoa để quản lý sinh viên đối với thí sinh trúng tuyển vào ngành Luật. Sau khi thí sinh xác nhận nhập học trên hệ thống của GD-ĐT và làm thủ tục nhập học chính thức tại trường, căn cứ vào năng lực đào tạo của từng khoa, nguyện vọng và số lượng thí sinh nhập học chính thức, trường sẽ công bố kết quả xét vào các khoa, trước khi thí sinh vào học chính thức.
Năm 2023, trường tiếp tục đẩy mạnh đào tạo liên thông giữa 3 ngành: Luật, Quản trị kinh doanh và Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành tiếng Anh pháp lý), trong đó đặc biệt tập trung vào chương trình đào tạo liên thông từ ngành Quản trị kinh doanh và ngành Ngôn ngữ Anh sang ngành Luật.
Theo đó, sau khi đã học xong năm thứ II của ngành thứ nhất ngành Quản trị kinh doanh hoặc ngành Ngôn ngữ Anh nếu đạt học lực từ loại khá trở lên, sinh viên sẽ được đăng ký học liên thông sang ngành luật.
Sau thời gian từ 5 năm đến 5,5 năm (tính từ năm 2023), nếu sinh viên hoàn thành cả 2 chương trình đào tạo sẽ được nhà trường xét tốt nghiệp và cấp 2 văn bằng cử nhân trình độ đại học hình thức chính quy (trong đó có bằng cử nhân ngành Luật).
Học phí như sau:
Điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển
Sáng 22-6, Trường đại học Luật TP.HCM công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2023 theo đề án tuyển sinh riêng của trường. Theo đó, mức điểm chuẩn xét tuyển sớm Đại học luật TP HCM 2023 dao động từ 22,5 - 28 điểm. Sau đây là nội dung chi tiết điểm chuẩn xét tuyển sớm Đại học Luật TPHCM năm 2023: xét học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ đã được trường công bố.
Lưu ý: Đây là mức điểm trúng tuyển (không nhân hệ số) đối với thí sinh thuộc đối tượng 2 và đối tượng 3.
2. Điểm chuẩn Đại học Luật TP Hồ Chí Minh năm 2022
Năm 2022, ĐH Luật TP.HCM đặt mức điểm chuẩn từ 24,5 đến 28,5 điểm. Trong đó, ngành Luật Thương mại quốc tế xét tuyển theo khối D66 và D84 có mức điểm trúng tuyển cao nhất.
3. Điểm chuẩn Đại học Luật TP HCM năm 2018
Chú ý: Điểm chuẩn dưới đây là tính cho thí sinh ở KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,25 điểm.
STT | Mã ngành | Tên ngành | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn | Ghi chú |
1 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | D01 | 20 | |
2 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | D14, D84 | 22 | |
3 | 7220201 | Ngôn ngữ Anh | D66 | 23 | |
4 | 7340102 | Quản trị - Luật | A00 | 21 | |
5 | 7340102 | Quản trị - Luật | A01, D01, D03, D06 | 20.5 | |
6 | 7340102 | Quản trị - Luật | D84, D87, D88 | 21.5 | |
7 | 7380101 | Luật | A00, A01, D01, D03, D06 | 19.5 | |
8 | 7380101 | Luật | C00 | 23 | |
9 | 7340101 | Quản trị kinh doanh | A00, A01, D01, D03, D06, D84, D87, D88 | 19 | |
10 | 7380109 | Luật Thương mại quốc tế | A01, D84 | 22.5 | |
11 | 7380109 | Luật Thương mại quốc tế | D01 | 23 | |
12 | 7380109 | Luật Thương mại quốc tế | D03, D06, D69, D70, D87, D88 | 20 | |
13 | 7380109 | Luật Thương mại quốc tế | D66 | 24.5 |
Phương thức tuyển sinh của trường Đại học Luật TP HCM năm 2019
Trường Đại học Luật TPHCM thông báo phương án tuyển sinh năm 2019 với tổng chỉ tiêu dự kiến là 1900 chỉ tiêu.
Ngành | Mã ngành | Các tổ hợp môn xét tuyển (gồm Tổ hợp truyền thống và Tổ hợp mới) | Chỉ tiêu (dự kiến) |
Ngôn ngữ Anh(Chuyên ngành Anh văn pháp lý) | 7220201 | D1, D14 new, D66new, D84 new | 100 |
Quản trị kinh doanh | 7340101 | A, A1, D1,3,6,D84,87,88 new | 100 |
Quản trị - Luật | 7340102 | A, A1, D1,3,6, D84,87,88 new | 300 |
Luật | 7380101 | A, A1, C, D1,3,6 | 1.300 |
Luật Thương mại quốc tế new | 7380109 | A1, D1,3,6, D66,69,70 new,D84,87,88 new | 100 |
Ghi chú: Tổ hợp các môn xét tuyển, gồm:
+ Khối A: Toán, Lý, Hóa;
+ Khối A1: Toán, Lý, tiếng Anh;
+ Khối C: Văn, Sử, Địa;
+ Khối D: Toán, Văn, Ngoại ngữ (D1: tiếng Anh, D3: tiếng Pháp; D6: tiếng Nhật).
+ D14: Văn, Sử, tiếng Anh;
+ D66, 69, 70: Văn, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (D66: tiếng Anh, D69: tiếng Nhật; D70: tiếng Pháp);
+ D84, 87, 88: Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (D84: tiếng Anh, D87: tiếng Pháp; D88: tiếng Nhật).
Xét tuyển 2 bước, 3 tiêu chí
Theo thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, năm 2019 trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra năng lực. Phương thức này gồm 2 bước với 3 tiêu chí: xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực. Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển từng ngành và từng tổ hợp.
Cụ thể, bước 1 xét tuyển sơ bộ, căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trường sẽ xét điểm trung bình ở 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển (dự kiến chiếm tỷ trọng 10% điểm trúng tuyển) và điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (dự kiến chiếm tỷ trọng 60% điểm trúng tuyển) để xác định những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ.
Số lượng thí sinh được xét đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ không quá 300% so với chỉ tiêu dự kiến được phân bổ theo ngành và tổ hợp xét tuyển.
Ở bước 2 xét trúng tuyển, chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ mới được thông báo tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực (dự kiến chiếm tỷ trọng 30% điểm trúng tuyển).
Thí sinh trúng tuyển nếu có đủ các điều kiện: đủ điểm của 3 tiêu chí xét tuyển nêu trên; có kết quả điểm của 3 tiêu chí này nằm trong chỉ tiêu được phép tuyển; có điểm của từng môn của 3 tiêu chí không bị điểm liệt theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Chỉ sử dụng cách thức đăng ký trực tuyến
Năm 2019, trường chỉ sử dụng một cách thức đăng ký xét tuyển trực tuyến để đăng ký xét tuyển, kê khai thông tin cá nhân và nguyện vọng xét tuyển tại địa chỉ: dangkyxettuyen.hcmulaw.edu.vn.
Để hoàn tất quá trình đăng ký xét tuyển, trong thời hạn 3 ngày kể từ khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, thí sinh điền kết quả thi của 3 môn thuộc tổ hợp đã đăng ký xét tuyển.
Theo thạc sĩ Lê Văn Hiển, thí sinh phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin đăng ký xét tuyển. Nhà trường sẽ từ chối tiếp nhận nhập học hoặc buộc thôi học (khi thí sinh đã nhập học) nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin đăng ký xét tuyển với hồ sơ gốc.
4 nhóm kiến thức trong bài kiểm tra năng lực
Bài kiểm tra năng lực gồm 100 câu thi trong 75 phút làm bài trắc nghiệm trên giấy (thang điểm 30). Nội dung bài thi 4 nhóm kiến thức gồm: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân). Hai nhóm kiến thức còn lại là kiến thức về pháp luật; tư duy logic và khả năng lập luận.
Thạc sĩ Lê Văn Hiển lưu ý trường không tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Để làm bài kiểm tra, thí sinh không cần phải học thêm bất cứ môn học nào, nên sẽ không tạo áp lực gì cho thí sinh.
“Trường chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực, thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định”, thạc sĩ Hiển nói.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường theo hệ thống các sở GD-ĐT và website trường từ ngày nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia đến khi bộ công bố kết quả kỳ thi này.