Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 31: Cá chép
Giải bài tập Sinh học 7 bài 31: Cá chép
Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 31: Cá chép được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 31 trang 103: Quan sát cá chép trong bể kính và hình 31, đọc bảng 1, giữ lại câu trả lời đúng nhất dưới đây được xếp theo từng cặp ở cột (2) của bảng.
Những câu lựa chọn.
A – Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang; B – Giảm sức cản của nước ; C – Màng mắt không bị khô; D – Dễ dàng phát hiện ra con mồi và kẻ thù; E – Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước; G – Có vai trò như bơi chèo.
Bảng 1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống bơi lặn
Đặc điểm cấu tạo ngoài (1) | Sự thích nghi (2) |
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân | A, B |
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc môi trường nước | C, D |
3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày | E, B |
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp | A, E |
5. Vây cá có các vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân | A, G |
Trả lời:
Đặc điểm cấu tạo ngoài (1) | Sự thích nghi (2) |
1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân | B |
2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc môi trường nước | C |
3. Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày | E |
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp | A |
5. Vây cá có các vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân | G |
Câu 1 trang 104 Sinh học 7: Nêu những điều kiện sống và đặc điểm sinh sản của cá chép.
Trả lời:
- Cá chép sống trong môi trường nước ngọt kiểu nước lặng: ao, hồ, ruộng, sông, suối…
- Đặc điểm sinh sản: đẻ lượng trứng lớn (15 – 20 vạn trứng), trứng bám vào cây thủy sinh, chúng thụ tinh ngoài (cá chép đực bơi theo dưới tinh dịch lên trứng ở môi trường ngoài).
Câu 2 trang 104 Sinh học 7: Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước.
Trả lời:
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân → giảm sức cản của nước.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc môi trường nước → màng mắt không bị khô.
- Vảy cá có da bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày → giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước.
- Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp → giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vây cá có các vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân → có vai trò như bơi chèo.
Câu 3 trang 104 Sinh học 7: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?
Trả lời:
- Do cá chép thụ tinh ngoài nên xác suất thụ tinh thành công là thấp hơn nên chúng cần đẻ nhiều trứng hơn.
- Ý nghĩa: làm tăng số trứng được thụ tinh thành công.
Câu 4 trang 104 Sinh học 7: Nêu chức năng của từng loại vây cá.
Để xác định vai trò của từng loại vây người ta làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.
Đọc bảng 2, so sánh các cặp câu trả lời sau đây, chọn ra câu trả lời đúng cho từng thí nghiệm rồi điền vào ô trống của bảng.
Câu trả lời lựa chọn:
A: Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi.
B: Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển.
C: Vây lưng và vây hậu môn giữ thăng bằng theo chiều dọc.
D: Vây ngực có vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng.
E: Vây bụng: vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng.
Bảng 2. Vai trò các loại vây cá
Trình tự thí nghiệm | Loại vây được cố định | Trạng thái của cá thí nghiệm | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa | Cá không bơi được, chìm xuống đáy bể | |
2 | Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi | Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên | |
3 | Vây lưng và vây hậu môn | Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi | |
4 | Hai vây ngực | Các rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khan. | |
5 | Hai vây bụng | Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn. |
Trả lời:
Trình tự thí nghiệm | Loại vây được cố định | Trạng thái của cá thí nghiệm | Vai trò của từng loại vây cá |
1 | Cố định khúc đuôi và vây đuôi bằng hai tấm nhựa | Cá không bơi được, chìm xuống đáy bể | A: Khúc đuôi và vây đuôi có vai trò giúp cho cá bơi. |
2 | Tất cả các vây đều bị cố định trừ vây đuôi | Cá bị mất thăng bằng hoàn toàn. Cá vẫn bơi được, nhưng thường bị lộn ngược bụng lên trên | B: Các loại vây có vai trò giữ thăng bằng, vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển. |
3 | Vây lưng và vây hậu môn | Bơi nghiêng ngả, chuệch choạng theo hình chữ z, không giữ được hướng bơi | C: Vây lưng và vây hậu môn giữ thăng bằng theo chiều dọc. |
4 | Hai vây ngực | Các rất khó duy trì được trạng thái cân bằng. Bơi phải, trái hoặc hướng lên mặt nước, hay hướng xuống dưới rất khó khan. | D: Vây ngực có vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng và quan trọng hơn vây bụng. |
5 | Hai vây bụng | Cá chỉ hơi bị mất thăng bằng, bơi sang phải, trái, lên và xuống hơi khó khăn. | E: Vây bụng: vai trò rẽ trái, phải, lên, xuống, giữ thăng bằng. |
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải bài tập SGK Sinh học 7 bài 31: Cá chép. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 7, Giải bài tập Sinh học 7, Lý thuyết Sinh học 7, Giải VBT Sinh 7, Tài liệu học tập lớp 7.