Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 23: Ẩn dụ

Giải bài tập Ngữ văn bài 23: Ẩn dụ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 23: Ẩn dụ là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Ẩn dụ

I. Kiến thức cơ bản

• Ấn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

• Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp là:

- Ấn dụ hình thức.

- Ân dụ cách thức.

- Ẩn dụ phẩm chất.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Ẩn dụ là gì?

Trong khổ thơ

a)

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

(Minh Huệ)

- Cụm từ người cha dùng để chỉ Bác Hồ.

- Có thể ví như vậy là vì: Sự chăm sóc của Bác đối với anh đội viên và mọi người giống như sự chăm sóc của người cha đối với các con của mình.

- Cách nói như vậy rất giống với phép so sánh về sự tương đồng. Nhưng khác với phép so sánh ở chỗ – trong so sánh có dùng từ để so sánh: Như, giống như... còn ở phép ẩn dụ không có từ so sánh và sự vắng mặt của một vế → Phép ẩn dụ còn gọi là so sánh ngầm.

2. Các kiểu ẩn dụ

Về thăm nhà Bác làng sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

(Nguyễn Đức Mậu)

Thắp, lửa hồng: Dùng để chỉ hoa râm bụt ở nhà Bác có màu hồng giống như ngọn lửa. Nhưng đó còn là ngọn lửa toả sáng từ con người Bác, cuộc đời Bác. Ân dụ phẩm chất

b) Chao ôi trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng

(Nguyễn Tuân)

+ Nắng giòn tan dùng để chỉ niềm vui được gặp lại sông Đà.

+ Giòn tan thường để chỉ âm thanh - trong ví dụ trên được dùng để diễn tả tâm trạng Ấn dụ chuyển đổi cảm giác

c) Một số kiểu tương đồng để tạo phép ẩn dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

(tương đồng về phẩm chất)

Nặng lòng xưa giọt mưa đau

Mát lòng nay trận mưa mau quê nhà.

(Tố Hữu)

(Ẩn dụ về chuyển đổi cảm giác)

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt.

Cách 1:

Bác Hồ mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

Cách 2:

Bác Hồ như người cha

Đốt lửa cho anh nằm.

Cách 3:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

+ Cách 1 dùng cách nói bình thường, cách 2 dùng phép so sánh, cách 3 dùng phép ẩn dụ.

+ Cách 1 gợi được hình ảnh mái tóc bạc, nhưng lại không nêu được hình tượng người cha. Cách 2 tạo được hình tượng người cha nhưng lại rơi mất mái tóc bạc. Cách 3 là hay nhất ý nghĩa biểu tượng cao, vừa tạo dựng được cả hai.

Câu 2. Tìm ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(Tục ngữ)

Ăn quả tương đồng với sự hưởng thụ thành quả, trồng cây tương đồng với sự tạo ra thành quả Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

Mực tương đồng với sự tối tăm, cái xấu, cái dở. Đèn tương đồng với sự tốt đẹp sáng sủa, cái hay, cái tốt.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

- Thuyền luôn di chuyển đi ngược về xuôi tương đồng với hình ảnh người con trai nay đây mai đó. Bến luôn đứng yên một chỗ, tương đồng với hình ảnh người con gái ở nhà chờ đợi.

- Lấy quan hệ giữa thuyền và bến – để nói hộ sự đợi chờ của người con gái đối với người yêu đi xa.

e)

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

Mặt trời thiên nhiên xua tan đêm tối đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loại tương đồng với hình ảnh Bác Hồ đem lại ánh sáng của độc lập tự do, xua tan bóng đêm nô lệ.

Câu 3. Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu văn, câu thơ và nêu lên tác dụng của những ẩn dụ đó.

a) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hôi chảy qua mặt.

(Tô Hoài)

- Mùi hồi chín, là cảm nhận bằng khứu giác (hương thơm của trái cây).

- Chảy qua mặt, cảm nhận bằng thị giác (có thể nhìn thấy) Ấn dụ chuyển đổi cảm giác. vợ

- Tác dụng: Diễn tả mùi thơm lan toả nhiều đến mức có thể nhìn thấy được.

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy oai.

(Hoàng Trung Thông)

- Thường thì ánh nắng được cảm nhận bằng thị giác: Vàng óng, vàng tươi, vàng, vàng nhạt.

- Ánh nắng trong câu thơ “chảy đầy oai”, ánh nắng chảy thành dòng có thể cảm nhận bằng xúc giác. Câu thơ vì vậy mà gợi hình, gợi cảm hơn.

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

(Trần Đăng Khoa)

- Tiếng rơi là âm thanh thường được cảm nhận bằng thính giác.

- Tiếng rơi trong câu thơ lại được diễn tả rơi mỏng và nghiêng, như vậy tiếng rơi ở đây được cảm nhận bằng thị giác.

- Phép ẩn dụ có tác dụng diễn tả âm thanh của chiếc lá rơi rất khẽ, rất nhẹ, qua âm thanh mà biết được cách rơi và độ dày mỏng của lá thì đó là một sáng tạo độc đáo của nhà thơ.

d)

Em thấy cả trời sao

Xuyên qua từng kẽ lá

Em thấy cơn mưa rào

Ướt tiếng cười của bố.

(Phan Thế Cải)

- Trời sao trạng thái tĩnh, Xuyên qua từng kẽ lá trạng thái động, sự chuyển động trong cảm nhận của thị giác.

- Thấy cơn mưa là cảm nhận bằng thị giác, tiếng cười cảm nhận bằng thính giác, Ướt tiếng cười vừa bằng thị giác, vừa thính giác và xúc giác.

- Tác dụng: Thể hiện sự ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ.

Luyện nói về văn miêu tả

1. Đọc đoạn văn sau đây:

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng “chữ rông” thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 23: Đêm nay Bác không ngủ

Đánh giá bài viết
36 5.293
Sắp xếp theo

    Soạn văn 6 siêu ngắn Cánh diều

    Xem thêm