Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 Đầy đủ các môn năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Toán
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Vật Lý
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Sinh học
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Địa Lý
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Công dân
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Tin học
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 Đầy đủ các môn năm 2020 - 2021 chi tiết từng môn học cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình học kì 1 lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Ngữ Văn
I. VĂN BẢN:
*Văn học dân gian:
+ Truyện truyền thuyết:
- Thuộc khái niệm truyền thuyết là gì?
- Tóm tắt các văn bản “Thánh Gióng”, “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- Hiểu được hình tượng nhân vật Thánh Gióng trong văn bản “Thánh Gióng”?
- Hiểu được ý nghĩa văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
+ Truyện cổ tích:
- Thuộc khái niệm cổ tích là gì?
- Tóm tắt các văn bản “Thạch Sanh”, “Em bé thông minh”.
- Hiểu được ý nghĩa văn bản “Thạch Sanh”?
- Hiểu và kể được em bé thông minh trong văn bản “Em bé thông minh” đã trải qua những thử thách ra sao?
+ Truyện ngụ ngôn:
- Nắm được khái niệm ngụ ngôn là gì?
- Hiểu ý nghĩa và rút ra được bài học của văn bản “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”.
+ Truyện cười:
- Nắm được khái niệm truyện cười là gì?
- Nêu được ý nghĩa văn bản “Treo biển”, ý nghĩa của tiếng cười rút ra từ văn bản?
+ So sánh điểm giống và khác nhau của các thể loại:
- Truyền thuyết, cổ tích.
- Ngụ ngôn, truyện cười.
II. TIẾNG VIỆT:
- Xác định được từ láy và cho ví dụ?
- Xác định được từ thuần việt và từ mượn?
- Hiểu và lấy được ví dụ về từ nhiều nghĩa?
- Nhận biết lỗi dùng từ trong câu?
- Biết và xác định được thế nào là danh từ, động từ, số từ và lượng từ, lấy ví dụ?
- Biết và xác định được thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, lấy ví dụ?
- Xem lại các bài tập SGK.
III. TẬP LÀM VĂN:
*Văn tự sự:
- Nắm và biết được cách làm một bài văn tự sự (kể):
+ Kể về nhân vật trong truyện dân gian đã học.
+ Kể về gia đình, người thân, bạn bè.
>> Xem thêm: Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Toán
PHẦN I – SỐ HỌC
A. LÝ THUYẾT
1. Viết dạng tổng quát tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân
2. Lũy thừa bậc n của a là gì? (Viết công thức minh hoạ)
3. Viết công thức nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số.
4. Khi nào ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b?
5. Phát biểu và viết dạng tổng quát hai tính chất chia hết của một tổng?
6. Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
7. Thế nào là số nguyên tố, hợp số? Cho ví dụ .
8. Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau? Cho Ví dụ.
9. ƯCLN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm.
10. BCNN của hai hay nhiều số là gì? Nêu cách tìm.
11. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì?
12. Nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm? Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu?
PHẦN II: HÌNH HỌC
A. LÝ THUYẾT
- Các khái niệm và cách vẽ các hình: điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng
- Các tính chất đã học trong chương I
- Quan hệ giữa điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng và cách vẽ
- Các cách chứng minh điểm nằm giữa hai điểm
- Cách tính độ dài đoạn thẳng và chứng minh trung điểm của đoạn thẳng
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 1 Có đáp án năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Vật Lý
A. LÝ THUYẾT
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: GHĐ, ĐCNN của thước là gì? Cách đo độ dài?
Trả lời: + Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước
+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
* Cách đo độ dài:
+ Ước lượng độ dài cần đo
+ Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp
+ Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
+ Đặt mắt nhìn hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
Câu 2: Các dụng cụ đo thể tích chất lỏng? Cách đo thể tích chất lỏng?
Trả lời: + Các dụng cụ đo thể tích chất lòng: ca đong, bình chia độ…
* Cách đo thể tích chất lỏng:
+ Ước lượng thể tích cần đo
+ Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Câu 3: Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước?
Trả lời: Thể tích của vật rắn không thấm nước có thể đo được băng cách:
+ Thả chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
+ Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
Câu 4: Khối lượng của 1 vật cho ta biết điều gì?
Trả lời: Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Câu 5: Lực là gì? Thế nào là 2 lực cân bằng?
Trả lời:
+ Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
+ Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì đó là 2 lực cân bằng. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
B. BÀI TẬP:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài một cái bàn học, trong các kết quả sau đây cách ghi nào đúng?
A. 1,5m | B. 150cm | C. 15dm | D. 150,0cm |
2. Lan dùng bình chia độ để đo V một hòn sỏi. Ban đầu V1= 80cm3. Sau khi thả V2 = 95cm3. Tính Vhòn sỏi ?
A. 175 cm3 | B. 15 cm3 | C. 95 cm3 | B. 105 cm3 |
3. Treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo giãn 0,5cm. Treo vật nặng 3N thì lò xo ấy giãn ra bao nhiêu?
A. 1,5cm | B. 2cm | C. 3cm | D. 2,5cm |
4. Một quyển sách nằm yên trên bàn vì:
A. Không có lực tác dụng lên nó | B. Nó không hút Trái Đất |
C. Trái Đất không hút nó | D. Nó chịu tác dụng của các lực cân bằng. |
5. Biến dạng nào sau đây là biến dạng đàn hồi?
A. Một cục sáp bị bóp dẹp | B. Một sợi dây cao su bị kéo dãn |
C. Một tờ giấy bị gập đôi | D. Một cành cây bị gãy |
II. ĐIỀN SỐ THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG:
+ Một ô tô có khối lượng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng …………………………..Niutơn.
+ Một vật nặng 475N sẽ có khối lượng……………………………………………gam.
+ 360cc = ……………………..lít = ……………………………….m3
+ 1200cm3 = …………………..dm3 = …………………………….m3
+ 4,1 lít = ……………………..dm3 = …………………………….m3.
+ 320 cm3 = …………………. lít = ………………………………m3.
+ 130 kg = ……………………g = ………………………………..tạ.
+ 2,5 tấn = …………………..tạ = …………………………………kg.
+ 250mg = ………………….kg = ………………………………..yến.
+ 45,3 tạ = ………………….kg = ………………………………..mg.
III. ĐIỀN ĐÚNG SAI VÀO CÁC Ô TƯƠNG ỨNG
1. Cục đất sét nặng là vật đàn hồi ………….
2. Khi đưa vật lên Mặt Trăng thì khối lượng của vật đó không thay đổi, còn trọng lượng của vật sẽ thay đổi………………………..
3. Lực tác dụng lên một vật chỉ có thể làm biến đổi chuyển động của vật ………….
IV. TỰ LUẬN:
Câu 1: Một bình chia độ đang chứa 100ml nước, thả một hòn đá thì mực nước dâng lên 150ml, tiếp tục thả 2 quả cân thì nước trong bình dâng lên đến 210ml. Hãy tính:
a) Thể tích hòn đá?
b) Thế tích một quả cân?
Câu 2: Một quả nặng có khối lượng 300g được treo dưới một sợi dây mềm. Biết quả nặng đứng yên.
a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào?
b) Những lực đó có đặc điểm gì?
c) Nêu phương, chiều và độ lớn của những lực đó?
Câu 3: Một quả nặng có khối lượng 200g được treo dưới một lò xo. Biết quả nặng đứng yên. Hỏi lực đàn hồi do lò xo tác dụng lên quả nặng có độ lớn là bao nhiêu? Vì sao?
Câu 4: Trong bảng khối lượng riêng, chì có khối lượng riêng 11300 kg/m3, điều đó có ý nghĩa gì?
Câu 5: Một bạn học sinh nói 11300kg/m3 = 113000N/m3. Bạn ấy nói đúng hay sai? Vì sao?
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kì 1 có đáp án năm 2020
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Sinh học
I. Xác định mạch kiến thức của chủ đề
- Chương I: Tế bào thực vật
- Chương II: Rễ
- Chương III: Thân
- Chương IV: Lá
- Chương V: Sinh sản sinh dưỡng
II. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
a) Các năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy
- Năng lực tính toán
- Năng lực quản lý
b) Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của môn Sinh học)
- Năng lực quan sát, tìm ra mối quan hệ.
- Năng lực đọc và xử lí bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ.
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập Sinh 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Địa Lý
1. Vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời).
- Hình dạng và kích thước của Trái Đất: hình dạng cầu và kích thước rất lớn.
2. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến:
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0o (Xích đạo)
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông: nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 20oT và 160oĐ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.
- Nửa cầu Tây: nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ.
- Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
3. Tỉ lệ bản đồ:
+ Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Hai dạng tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
4. Kí hiệu bản đồ:
+ Ba loại kí hiệu thường được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
+ Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình.
+ Các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu, đường đồng mức.
5. Phương hướng trên bản đồ:
- Nắm được 8 hướng
+ Kinh độ: Khoảng cách tính bằng số độ từ một điểm đến kinh tuyến gốc
+ Vĩ độ: Khoảng cách tính bằng số độ từ 1 điểm đến vĩ tuyến gốc
+ Tọa độ: Gồm kinh độ và vĩ độ của 1 điểm
6. Các chuyển động của Trái đất và các hệ quả
a- Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
b- Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một qũy đạo có hình elip gần tròn.
+ Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất
- Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:
+ Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
+ Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở nửa cầu bắc và nửa cầu nam trên bề mặt Trái Đất.
- Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Hiện tượng các mùa trên Trái Đất.
+ Hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.
7. Cấu tạo của Trái đất
Lớp | Độ dày | Trạng thái | Nhiệt độ |
Vỏ Trái Đất | Từ 5đến 7 Km | Rắn chắc | Càng sâu t0 càng cao.Tối đa 10000C |
Lớp trung gian | Gần 3000 Km | Từ quánh dẻo đến lỏng | Khoảng 1500 đến 47000C |
Lớp lõi | Trên 3000 Km | Lỏng ở ngoài và rắn ở trong | Cao nhất khoảng 50000C |
a. Nêu được tên các lớp cấu tạo của trái đất và đặc điểm của từng lớp
b. Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của trái đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. - Vỏ Trái Đất chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất, nhưng có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
8. Biết tỉ lệ lục địa, đai dương và sự phân bố lục địa, đại dương trên bề mặt Trái Đất
- Khoảng 2/3 diện tích bề mặt trái đất là đại dương và 1/3 là lục địa.
- Lục địa phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc, còn đai dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam.
>> Chi tiết: Đề cương Địa lý lớp 6 học kì 1 năm 2020
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Lịch sử
I/ Các quốc gia cổ đại
Nội dung | Ở phương Đông | Ở phương Tây |
Thời gian hình thành | Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN. | Đầu thiên niên kỉ I TCN. |
Địa điểm | Ở trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn và sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. | Trên các bán đảo Ban Căng ở I-ta-li-a, ở đó có rất ít đồng bằng, chủ yếu là đất đồi, khô và cứng, nhưng lại có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho buôn bán đường biển. |
Đời sống kinh tế | + Ngành kinh tế chính là nông nghiệp. | + Ngành kinh tế chính là thủ công nghiệp |
Các tầng lớp xã hội | + 3 tầng lớp chính - Nông dân công xã là tầng lớp lao động, sản xuất chính trong xã hội. - Quý tộc là tầng lớp có nhiều của cải - Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc | + 2 giai cấp chính - Giai cấp chủ nô: gồm các chủ xưởng thủ công, thuyền buôn, trang trại..., rất giàu và có thế lực về chính trị, sở hữu nhiều nô lệ. - Giai cấp nô lệ: là lực lượng lao động chính trong xã hội, bị chủ nô bóc lột và đối xử rất tàn bạo. |
Tổ chức xã hội | + Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu + Bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương: giúp việc cho vua, lo thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội | + Tổ chức bộ máy nhà nước do giai cấp chủ nô bầu ra ,làm vệc có thời hạn Giai cấp thống trị là chủ nô, nắm giữ mọi quyền hành nhưng có sự phân quyền hơn so với phương Đông |
Những thành tựu văn hóa chính | + Biết làm lịch và dùng lịch âm + Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình + Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,14 + Kiến trúc: xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... | + Biết làm lịch và dùng lịch dương + Sáng tạo ra hệ chữ cái a, b, c... + Khoa học phát triển cao, đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. + Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng như: đền Pác-tê-nông ở A-ten; đấu trường Cô-li-đê ở Rô-ma, tượng Lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ ở Mi-lô... |
II/Buổi đầu lịch sử nước ta
1. Đặc điểm của người tối cổ?
Sống theo bầy, săn bắt hái lượm, ngủ trong hang động…đã biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa
2. Đặc điểm người tinh khôn?
Sống theo nhóm, gần gũi gọi là thị tộc, tư duy phát triển , sinh hoạt gần giống con người ngày nay
3. Đời sống kinh tế của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào?
- Công cụ sản xuất liên tục được cải tiến
- Phát minh ra thuật luyện kim
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời
4. Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa gì trong quá trình tiến hóa của con người?
- Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn
- Cuộc sống ổn định về vật chất lẫn tinh thần
5. Đời sống xã hội của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào?
- Hình thành sự phân công lao động
- Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ
- Có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt
III/ Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc
1. Nhà nước văn lang ra đời trong điều kiện nào?
- Do nảy sinh mâu thuẫn giữa người giàu người nghèo
- Có nhu cầu giải quyết vấn đề thủy lợi
- Nhu cầu giải quyết những xung đột giữa các bộ lạc
2. Đời sống vật chất của người Văn lang
- Nước Văn Lang là một nước nông nghiệp, thóc lúa đã trở thành lương thực chính, ngoài ra còn trồng khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam…
- Nghề trồng dâu, đánh cá, chăn nuôi gia súc và các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền…đều được chuyên môn hóa.
- Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá,... biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị. Họ ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống ven đồi, ven sông, ven biển. Họ đi lại bằng thuyền.
- Về trang phục, nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xõa, búi tó hoặc tết đuôi sam. Ngày lễ họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
>> Chi tiết: Đề cương môn Lịch sử lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Công dân
I. LÝ THUYẾT:
Bài 1: LỄ ĐỘ
a) Lễ độ là cách cư xử đúng mực khi giao tiếp.
b) Biểu hiện:
– Thể hiện sự tôn trọng, quý mến người khác.
– Thể hiện người có văn hóa, đạo đức.
c) Ý nghĩa:
Lễ độ giúp cho:
– Quan hệ với mọi người tốt đẹp.
– Xã hội văn minh, tiến bộ.
Bài 2: BIẾT ƠN
a) Biết ơn:
- Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm.
- Làm những việc đền ơn, đáp nghĩa.
b) Ý nghĩa:
- Tạo mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Làm đẹp nhân cách con người.
Bài 3: TÔN TRỌNG KỶ LUẬT
a) Tôn trọng kỷ luật:
- Biết tự giác chấp hành những quy định chung ở mọi lúc, mọi nơi.
- Chấp hành sự phân công của tập thể.
b) Ý nghĩa:
- Duy trì nề nếp, kỉ cương của gia đình và xã hội.
- Bảo vệ lợi ích của cộng đồng và bản thân.
Bài 4: LỊCH SỰ - TẾ NHỊ
a) Lịch sự, tế nhị:
- Lịch sự: những cử chỉ, hành vi đúng mực trong giao tiếp ứng xử.
- Tế nhị: sự khéo léo, nhã nhặn trong giao tiếp ứng xử.
b) Biểu hiện:
- Thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp;
- Hiểu biết cách xử sự trong quan hệ giữa người với người.
c) Ý nghĩa:
Thể hiện người có văn hóa, có đạo đức.
II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG:
- Tham khảo các bài tập tình huống SGK - Sách Thực hành
- Các tình huống thực tiễn trong cuộc sống
>> Chi tiết: Đề cương Giáo dục công dân lớp 6 kì 1 năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ
Câu 1. Có mấy loại vải thường dùng trong may mặc? Kể tên và nêu tính chất của từng loại vải?
Câu 2. Trang phục là gì? Có mấy loại trang phục? Kể tên và nêu chức năng của trang phục?
Câu 3. Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Vì sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp?
Để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp cần phải làm gì?
Câu 4. Nêu công dụng và cách chọn vải may rèm cửa?
Câu 5. Trình bày ý nghĩa của cây cảnh và hoa trong trang trí nhà ở?
Câu 6. Nêu quy trình cắm hoa?
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Công nghệ năm 2020
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Tin học
I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Con người tiếp nhận thông tin bằng giác quan nào?
a. Thị giác
b. Thính giác
c. Vị giác
d. Cả a,b,c
Câu 2. Thông tin có thể ở dạng:
a. Văn bản
b. Hình ảnh
c. Âm thanh
d. Cả a,b,c
Câu 3. Sơ đồ xử lý thông tin là:
a. Nhập → Xử lí → Xuất
b. Xử lí → Nhập → Xuất
c. Nhập → Xuất → Xử lí
d. Xuất → Xử lí → Nhập
Câu 4. Dạng thông tin máy tính chưa xử lý được?
a. Văn bản
b. Hình ảnh
c. Âm thanh
d. Mùi, vị
Câu 5. Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng các chữ số nào?
a. 0 và 1
b. 0 và 2
c. 1 và 2
d. 0 đến 9
Câu 6. Quá trình biến đổi thông tin thành dãy bit được gọi là gì?
a. Nhập xuất
b. Mã hóa
c. Giải mã
d. Xử lý
Câu 7. Quá trình biến đổi dãy bit thành một trong những dạng quen thuộc với con người (văn bản, hình ảnh, âm thanh) được gọi là gì?
a. Nhập xuất
b. Mã hóa
c. Giải mã
d. Xử lý
Câu 8. Thiết bị nào sau đây hoạt động như một máy tính?
a. Điện thoại thông minh
b. Ti vi thông minh
c. Kính thực tế ảo
d. Cả a, b, c
Câu 9. Máy tính dùng để cung cấp dữ liệu và dịch vụ cho các máy tính khác trong hệ thống mạng gọi là gì?
a. Máy tính để bàn
b. Máy tính xách tay
c. Máy tính bảng
d. Máy chủ
Câu 10. Cấu trúc cơ bản của một máy tính gồm:
a. Khối bộ nhớ.
b. Bộ xử lý trung tâm.
c. Thiết bị vào/ra.
d. Cả a, b, c
II. Tự luận:
1. Bộ xử lý trung tâm (CPU) có vai trò như thế nào trong máy tính?
2. Bộ nhớ máy tính gồm các thiết bị có chức năng gì? Bộ nhớ máy tính có mấy loại? Cho ví dụ?
3. Nêu các nhiệm vụ của hệ điều hành.
4. Các bước để tạo một thư mục mới?
5. Các bước để sao chép tệp tin sang thư mục khác?
6. Các bước để tìm kiếm thông tin trên Internet đạt hiệu quả?
III. Thực hành:
1. Tạo thư mục
2. Sao chép tệp tin
3. Tìm kiếm thông tin trên Internet
4. Tải hình ảnh từ một trang web về máy tính.
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập Tin học lớp 6 học kì 1 năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 Đầy đủ các môn năm 2020 - 2021 cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các bài thi hiệu quả hơn. Các em học sinh tham khảo đầy đủ chi tiết các dạng đề thi học kì 1 lớp 6 đầy đủ các môn mới nhất trên VnDoc.com.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.