Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Động từ khiếm khuyết (Modal verb) trong tiếng Anh

Nằm trong bộ tài liệu Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản, tài liệu tiếng Anh về Động từ khiếm khuyết hay động từ khuyết thiếu dưới đây do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Nội dung tài liệu gồm tổng hợp cấu trúc, cách dùng và phân loại Modal verb trong tiếng Anh hiệu quả.

Động từ khiếm khuyết (Modal verb)

1. Động từ khiếm khuyết là gì?

- Động từ khiếm khuyết (modal verb) là gì? Là động từ nhưng không chỉ hành động mà nó chỉ giúp bổ nghĩa cho động từ chính => trợ động từ.

- Các động từ khiếm khuyết bao gồm: can – could; may – might; will – would; shall – should; ought to; must

2. Hình thức của động từ khiếm khuyết

a. Thể khẳng định

- Động từ theo sau các động từ khiếm khuyết không thêm -s/-es ở thì hiện tại đơn. Theo sau chúng là một động từ nguyên mẫu không có “to”. (Bare infinitive)

Ví dụ: I can hear your voice.

(Anh có thể nghe thấy giọng nói của em)

b. Thể phủ định:

thêm 'not' vào giữa động từ khiếm khuyết và động từ chính. Riêng với Can thì từ not viết dính liền => cannot

Ví dụ: I cannot (can’t) open your water bottle. It’s too tight

(Tôi không thể mở được chai nước của bạn. Nó cứng quá)

c. Thể nghi vấn:

đảo ngược động từ khiếm khuyết lên trước chủ ngữ.

Ví dụ: Could you hold this bag for me?

(Bạn có thể cầm hộ giúp tôi cái túi xách không?)

- Viết tắt một số động từ khiếm khuyết:

Cannot → can’t

Must not → mustn’t

Shall not → shan’t

Will not → won’t

Should → shouldn’t

Ought not → oughtn’t (ít được sử dụng)

(Lưu ý: dạng phủ định “oughtn’t” thường không phổ biến. Thay vào đó, người ta thường sử dụng “shouldn’t” nhiều hơn)

3. Phân loại, Cách dùng Modal verb

Cách dùng động từ khiếm khuyết:

A. Cách dùng CAN

- Can có nghĩa là “có thể”, diễn tả một khả năng trong hiện tại hoặc tương lai (ability).

Ví dụ:

+ I can carry this suitcase for you.

(Tôi có thể mang cái vali này giúp cô)

+ We can go shopping tomorrow.

(Chúng ta có thể đi mua sắm vào ngày mai)

- Được dùng để diễn tả một sự cho phép (permission) và cannot được dùng để diễn tả một sự cấm đoán (prohibition)

+ You can use caculators in the exam.

(Các em có thể sử dụng máy tính trong giờ kiểm tra)

+ Smoking is allowed in this area, but you can’t smoke in those rooms.

(Ở khu vực này cho phép hút thuốc, nhưng bạn không được hút trong những căn phòng kia)

- Can thường được dùng để đưa ra lời đề nghị hoặc yêu cầu.

Can I help you?

(Em có thể giúp gì cho anh?)

Can you help me with my homework?

(Mẹ có thể giúp con với bài tập về nhà được không?)

- Dùng để nói đến 1 thật chung chung, nhưng không phải lúc nào cũng đúng.

Diet can be difficult. (Ăn kiêng có thể sẽ khó khăn)

=> Khó nói chung, không phải với ai cũng khó

Crocodile can be very dangerous.

(Cá sấu rất nguy hiểm)

- Khi dùng với động từ tri giác (verbs of perception) can cho ý nghĩa tương đương với thì Tiếp diễn (Continuous Tense)

Listen! I think I can hear the sound of the sea.

(Nghe kìa, tôi có thể nghe thấy tiếng sóng biển)

- Thể hiện sự dự đoán: can't là dạng phủ định của must, dự đoán khả năng xảy ra cao. (Can't have V3/-ed là dạng phủ định của must have V3/-ed)

A: Who does he love? It must be you.

(Cậu ấy thích ai nhỉ? Nhất định là bà lấy)

B: It can't be me. I argume with him all the time.

(Không thể nào là tui được. Tui cãi nhau với nó suốt)

=> A nhìn thấy khả năng xảy ra cao nên dùng must, B dùng can't để phủ định lại khả năng đó: B cãi nhau với cậu ta suốt nên không thể nào có chuyện đó xảy ra)

- Quá khứ của can là could, để nói về khả năng (ability) trong quá khứ.

We could go to school together.

(Chúng ta có thể đi tới trường cùng nhau)

B. Cách dùng COULD

- Could là thì quá khứ của can, nói về khả năng (ability).

Ví dụ: He could read when he was 4.

(Cậu bé có thể đọc khi cậu lên 4 tuổi)

- Could được dùng để thể hiện điều gì đó trong hiện tại và tương lai (không chắc chắn)

Ví dụ: It’s over 10 o’clock. We could be late. (future)

(Đã quá 10 giờ rồi, chúng ta có thể sẽ bị trễ)

=> Chúng ta không chắc là sẽ đến trễ

- Could còn được dùng trong câu điều kiện loại 2, câu tường thuật.

Ví dụ:

+ If you tried, you could overcome your difficulties.

(Nếu bạn cố gắng, bạn có thể vượt qua khó khăn)

+ He said that he could wait for me.

(Anh ấy nói rằng anh ấy có thể chờ tôi)

- Could mang tính lịch sự hơn can trong câu đề nghị, xin phép

Ví dụ:

+ Could you tell me where this hotel is, please?

(Bạn có thể cho tôi biết khách sạn ở đâu được không?)

+ Could I ask you a favor?

(Con có thể xin 1 ân huệ không?)

- Could có thể dùng để nói về 1 sự việc diễn ra trong quá khứ với các động từ chỉ giác quan (see, hear, smell, taste, touch…) và các động từ chỉ trí óc (believe, remember, forget, understand, think…)

Ví dụ:

+ I could smell it. (Mình có thể ngửi thấy nó)

+ I cound't understand what you were talking about.

(Tôi không thể hiểu được bạn đang nói gì)

- Cụm How could + đại từ nhân xưng tân ngữ được dùng để thể hiện sự không đồng tình, không thích việc mà người khác làm.

How could you lie to me about it all the time.

(Sao con có thể nói dối mẹ về chuyện này trong suốt thời gian qua)

COULD và BE ABLE TO: Sự khác nhau giữa could và be able to

- Nếu hành động diễn tả một khả năng, một kiến thức, could được dùng thường hơn be able to.

Ví dụ:

+ He hurt his foot, and he couldn’t play in the match.

(Anh ta bị thương ở chân, và anh ta không thể thi đấu)

+ The door was locked, and she couldn’t open it.

(Cửa đã bị khoá, và cô ấy không thể mở được)

- Nếu câu nói mang hàm ý là một sự cố gắng, xoay xở để đạt được điều gì đó hoặc 1 thành công nào đó trong quá khứ (succeeded in doing) thì chỉ nên dùng be able to

I finished my work early and so was able to go to the party with my friends.

(Tôi đã cố làm xong bài tập sớm để có thể đi dự tiệc với lũ bạn)

C. Cách dùng WILL

- Dùng trong thì tương lai (Fufutre tense)

Thanks for inviting me. I will come to your house tomorrow.

(Cảm ơn đã mời tôi, tôi sẽ đến nhà bạn vào ngày mai)

- Sự tình nguyện (Willingness)

Just let the trash there. I will take them out.

(Cứ để rác ở đó. Tôi sẽ bỏ chúng ta ngoài)

- Yêu cầu (Requests and offers)

Will you shut the door?

(Mày đóng cửa được không?)

- Sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood – Certainty)

A: Who will represent our class for this competition?

(Ai sẽ đại diện cho lớp ta trong cuộc thi lần này)

B: That’ll be Josh.

(Có thể là Josh)

- Ra lệnh (Commands)

You will finish your homework right now! Do you hear me?

(Con phải hoàn thành bài tập của mình ngay bây giờ! Con có nghe mẹ nói không?)

- Will và be going to: diễn tả quyết định, dự định hoặc kế hoạch. Ta dùng will khi đưa ra quyết định, dự định ngay tức thời, be going to được dùng khi ta đã có kế hoạch cụ thể

Ví dụ:

+ I'll fly to Paris next summer.

(Tôi sẽ đến Paris mùa hè tới)

+ I am going to fly to Paris, and I'm going to visit Lodon too.

(Tôi sẽ bay đến Paris và sẽ đến thăm London)

- Lời hứa, lời mời

Ví dụ:

+ I will always love you. (Mẹ sẽ luôn yêu con)

+ Will you come to my party tonight? (Bạn sẽ đến dự buổi tiệc của tôi tối nay chứ?

- Dự đoán

About the trip, I think it'll cost me about 3 millions.

(Về chuyến đi, tôi nghĩ nó sẽ tốn khoảng 3 triệu)

- Dùng trong câu điều kiện loại 1

If you do that, the bom will explode.

(Nếu bạn làm điều đó, quả bom sẽ phát nổ)

D. Cách dùng WOULD

Dùng để diễn tả thì Tương lai trong quá khứ (future in the past) hay trong các loại câu điều kiện (Loại 2 và 3), đôi khi thay thế cho will để tạo ra câu trang trọng và lịch sự hơn. Would cũng được sử dụng để thể hiện yêu cầu hoặc xin lời khuyên ý kiến 1 cách lịch sự.

- Thì tương lai trong quá khứ (Future in the past)

Ví dụ:

+ He said he would send the information to me, but I didn’t receive anything.

(Anh ta nói anh ta sẽ gửi thông tin cho tôi, thế mà tôi chẳng nhận được cái gì hết)

+ He would have bought this laptop if he had known our store earlier.

(Anh ta chắc đã mua cái laptop này nếu anh ta biết tới cửa hàng của chúng ta sớm hơn)

- Sự chắc chắn, dự đoán trong quá khứ (Likelihood – Certainty)

I saw a familiar face in the crowd this morning. That would be Louis.

(Tôi nhìn thấy 1 gương mặt quen thuộc trong đám đông sáng nay. Đó chắc hẳn là Louis)

- Yêu cầu lịch sự (Polite Request)

Would you please open the door for me?

(Anh làm ơn có thể mở cánh cửa giúp tôi được không?)

- Thể hiện sự mong muốn (Desires) (đi kèm với động từ like hoặc care)

I would like to go out with you tonight.

(Anh rất muốn hẹn hò với em tối nay)

- Dùng kèm với that để đưa ra tình huống giả định hoặc hy vọng điều gì đó đúng

Would that I won the lottery.

(Ước gì tao trúng số)

- Đưa ra/hỏi ý kiến 1 cách lịch sự (Polite opinions) (sử dụng với động từ think hoặc expect)

Ví dụ:

+ would expect that he will change his mind.

(Tao hy vọng là cậu ấy sẽ thay đổi ý kiến)

+ What would you go in Sai Gon at the weekend?

(Cậu sẽ đi đâu ở Sài Gòn vào cuối tuần?)

- Hỏi lý do vì sao (Asking reason why)

Why would you lie to me?

(Tại sao anh lại lừa dối em?)

- Nếu dùng I hoặc we là chủ ngữ thì câu hỏi thường được sử dụng như 1 cách hùng biện, rằng câu lời buộc tội hoặc câu nói đó là sai, vô căn cứ

Why would I lie to you about that?

(Tại sao anh lại phải nói dối em chứ?)

- Dùng trong cấu trúc S (ngôi thứ 2,3) + would be wise/smart to do something để đưa ra lời khuyên 1 cách lịch sự

I think you would be wise to tell hime the truth in the first place.

(Bạn nên nói sự thật với anh ta ngay từ đầu)

E. Cách dùng MUST

- Must có nghĩa là “phải”, dùng để diễn tả một mệnh lệnh hay một sự bắt buộc (Necessity)

You must drive on the left in London.

(Ở London, bạn phải lái xe phía bên trái)

- Thể hiện sự chắc chắn, dự đoán (Likelihood and Certainty)

Ví dụ:

+ Are you going out at midnight? You must be mad!

(Cô tính ra ngoài lúc nửa đêm à? Cô điên thiệt rồi!)

+ You have worked hard all day; you must be tired.

(Bạn đã làm việc chăm chỉ cả ngày, bạn hẳn là mệt lắm)

- Nhấn mạnh sự đề nghị (rằng ai đó nên làm điều gì đó) (Suggestion)

You must try Pho when you come to Ha Noi. It’s fanstatic!

(Cậu phải thử món Phở khi tới Hà Nội. Nó tuyệt lắm đấy)

- Được thêm vào như 1 sự mở đầu cho câu hoặc nhấn mạnh ý (Rhetorical device)

I must say that you look gorgeous tonight.

(Anh phải nói rằng tối nay e lộng lẫy lắm)

I must be clear: I have nothing to do with it.

(Tui phải nói rõ ràng là tui không có dính dáng gì hết trơn á)

- Must not: diễn tả một lệnh cấm.

You mustn’t be allowed to smoke here.

(Bạn không được phép hút thuốc ở đây)

- Khi muốn diễn tả thể phủ định của must với ý nghĩa “không cần thiết” người ta sử dụng needn't.

Must I do it now? – No, you needn’t. Tomorrow will be soon enough.

(Tôi phải làm nó bây giờ sao? - Không, cô không cần, Ngày mai xong là ổn rồi.

F. Cách dùng HAVE TO

- Have to thường được nhóm chung với trợ động từ khiếm khuyết nhưng thực tế không phải. Động từ chính của cấu trúc này là “have”.

- Have to được dùng để thể hiện các nhiệm vụ không phải của cá nhân chủ thể. Chủ thể của hành động bị bắt buộc phải tuân theo bởi 1 lực lượng khác bên ngoài (các quy tắc, luật lệ).

Ví dụ:

+ In most school of Viet Nam, students have to wear uniform.

(Ở hầu hết các trường học VN, học sinh phải mặc đồng phục)

+ I have to wear high heels at work.

(Tôi phải đi giầy cao gót khi đi làm)

- Thể nghi vấn và phủ định của cụm từ này phải mượn trợ động từ do.

Ví dụ:

+ She doesn't have to wear high heels here.

(Cô ấy không cần phải mang giầy cao gót ở đây)

+ Do we have to take off our shoes?

(Chúng ta có cần phải tháo giầy không)

MUST vs HAVE TO

Phân biệt Must và have to: cả 2 đều có thể dùng để diễn tả sự cưỡng ép, bắt buộc (compulsion). Tuy nhiên must mang ý nghĩa sự cưỡng bách đến từ người nói (subjectiveness) và sự cưỡng bách này không phải do quy định hay theo luật.

Trong khi đó, have to mang ý nghĩa sự cưỡng ép đến từ người khác và have to diễn tả các nghĩa vụ, sự bắt buộc theo luật hoặc các quy định sẵn có mà người nói không thể thay đổi được.

Ví dụ:

+ You must do what I tell you. (Cô phải làm theo những gì tôi bảo).

=> đây là quy định của người nói và người nói có thể thay đổi nếu muốn.

+ You have to wear uniform at school (các em phải mặc đồng phục khi tới trường).

=> đây là quy định của trường học và người nói không thể thay đổi được)

G. Cách dùng MAY

- Diễn tả sự xin phép (Permission)

Mom, may I go out tonight?

(Mẹ ơi, con có thể ra ngoài chơi tối nay không?)

- Đề nghị 1 cách lịch sự (Polite offer)

May I help you carry the luggage?

(Tôi có thể giúp cô mang hành lý được không?)

- Diễn tả 1 sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai (Possibility): khả năng này không chắc chắn

Ví dụ:

+ I’m afraid that it may rain today.

(Tôi sợ rằng hôm nay sẽ mưa)

+ I may be coming home next week.

(Có thể con sẽ về nhà vào tuần tới)

- Được thêm vào như 1 sự mở đầu cho câu hoặc nhấn mạnh ý (Rhetorical device)

May I be frank: you’re such a fool!

(Để tôi nói thẳng: cậu đúng là thằng ngốc)

- Dùng trong câu cảm thán, hay để diễn tả một lời cầu chúc.

May all your dreams come true!

(Cầu cho mọi ước mơ của bạn trở thành hiện thực)

H. Cách dùng MIGHT

- Diễn tả 1 sự việc có khả năng xảy ra trong tương lai (Possibility), nhưng khả năng này ít xảy ra hơn so với may.

He might call you.

(Anh ấy có thể sẽ gọi cho cậu)

- Diễn tả sự xin phép 1 cách lịch sự

Might I ask you a few questions?

(Tôi có thể hỏi bạn vài câu được không?)

- Đưa ra đề nghị: để gợi ý về 1 hành động thay vì khẳng định chính xác những gì phải làm

You might ask Tim about the quiz, he can help you.

(Cậu có thể hỏi Tim về câu đố, anh ta có thể giúp đấy)

- Nhấn mạnh sự tức giận

I’ve been traveled a long way to see you, you might try to give me the answer.

(Tôi đã đi 1 đoạn đường xa để gặp anh, anh có thể cổ gắng cho tôi câu trả lời chứ)

- Giới thiệu các thông tin khác nhau: might được dùng để đưa ra các thông tin trái ngược hoặc khác nhau trong câu. Điều này giúp nhấn mạnh các kết quả, kịch bản, hành động khác nhau

We might not get the first position, but I’m proud of my team and all their efforts.

(Có thể chúng tôi không đứng nhất, nhưng tôi tự hào vì đội của tôi và những cố gắng của họ)

- Được thêm vào như 1 sự mở đầu cho câu hoặc nhấn mạnh ý

Might I add that I have a great time with you.

(Tôi đã có khoảng thời gian rất tuyệt với bạn)

I. Cách dùng SHALL

- Dùng trong thì Tương lai (Simple Future) ở ngôi thứ nhất.

Ví dụ:

+ I shall do what I like.

(Tôi sẽ làm những gì mà tôi thích)

+ Shall we come to your house?

(Tụi anh tới nhà em nhé?)

- Diễn tả một lời đề nghị, lời mời, một lời khuyên

Ví dụ:

+ Shall we go to the mall this afternoon?

(Chúng hãy đi đến trung tâm mua sắm chiều nay đi)

+ What shall I do with this test?

(Tớ nên làm sao với bài kiểm tra này đây?)

- Dùng trong câu điều kiện loại 1

If you work hard, you shall have day off tomorrow.

(Nếu bạn chăm chỉ làm việc, bạn sẽ được nghỉ ngày mai)

- Dùng để diễn tả câu ra lệnh, châm ngôn, và tuyên bố về nghĩa vụ

Ví dụ:

+ They shall be punished for what they did.

(Chúng nên bị phạt vì những gì chúng gây ra)

+ Students shall not cheat throughout the exam.

(Học sinh không nên gian lận trong suốt buổi thi)

WILL vs SHALL

- Will được dùng cho tất cả các ngôi, còn Shall chỉ được dùng cho ngôi thứ nhất (I và we).

- Will được dùng nhiều hơn shall nhưng shall lại trang trọng hơn will.

- Shall thường được dùng khi nói về các quy tắc và luật lệ. Trong trường hợp này, người ta thường dùng động từ khiếm khuyết shall với chủ từ ngôi 3.

Ví dụ: According to the rules, members shall not humiliate the reputation of the club.
(Theo nguyên tắc, các thành viên không được làm nhục danh tiếng của câu lạc bộ)

J. SHOULD

- Đưa ra lời khuyên hay ý kiến.

You look tired. You should take a rest.

(Em trông mệt mỏi lắm, em nên nghỉ ngơi đi thôi)

- Diễn tả trách nhiệm và nhiệm vụ 1 cách lịch sự

Ví dụ:

+ You shouldn’t listen to the music in class.

(Em không được nghe nhạc trong lớp)

+ You should be here at 8 a.m tomorrow.

(Cậu nên có mặt ở đây lúc 8 giờ sáng mai)

- Diễn tả lời khuyên và đề xuất

Ví dụ:

+ What should I do when I meet him?

(Tớ nên làm gì khi gặp anh ấy?)

+ You shouldn’t eat too much sugar. It’s not good for your health.

(Con không nên ăn quá nhiều đường. Không tốt cho sức khỏe đâu)

- Diễn tả sự mong đợi: được dùng trong câu khẳng định và thường sau “be”

I think this movie should be interesting.

(Tao nghĩ bộ phim này sẽ thú vị đó)

- Động từ khiếm khuyết ought to còn được dùng trong câu điều kiện loại 1.

Ví dụ:

+ If anyone should ask, I will be in the room.

(Nếu có ai hỏi thì tôi ở trong phòng nhé)

+ Should you need any help, please contact to the receptionist.

(Nếu anh cần bất cứ sự giúp đỡ nào, hãy liên lạc với tiếp tân)

- Diễn tả một sự việc không hợp lý hoặc không theo ý muốn của người nói.

I wonder where Nam is. He should be here by now.

(Tôi tự hỏi Nam đang ở đâu. Lẽ ra cậu ấy nên ở đây lúc này chứ)

- Dự đoán về một chuyên gì đó có khả năng sẽ xảy ra.

There should be a very big crowd at the party. Mary has so many friends.

(Chắc là sẽ có rất nhiều người đến tham gia buổi tiệc bởi vì Mary có rất nhiều bạn)

Động Từ Bán Khiếm Khuyết (Semi Modal Verbs)

1. Động từ bán khiếm khuyết là gì?

Là những động từ có thể vừa đóng vai trò của động từ khuyết thiếu và vừa đóng vai trò của động từ thường.

2. Cách dùng một số động từ bán khiếm khuyết thường gặp

A. Cách dùng OUGHT TO

- Ought to nghĩa là "nên", tương tự như should.

Ví dụ:

+ They ought to (should) pay all the bills.

(Họ nên trả hết hoá đơn)

+ She ought to (should) be proud of her daughter.

(Cô ấy nên tự hào về con gái mình)

- Ought to diễn tả một sự việc có khả năng chính xác rất cao (strong probability)

If Alice left home at 9:00, she ought to be here in time.

(Nếu Alice rời nhà lúc 9 giờ, cô ấy nên đến đây đúng giờ)

- Ought to được dùng để nói về những thứ mang tính ao ước (desire) hoặc lý tưởng (ideal)

We ought to drink lots of water everyday.

(Chúng ta nên uống nhiều nước mỗi ngày)

- Ought to còn được dùng trong các thì tương lai nếu có các trạng từ chỉ thời gian như tomorrow, next week, …

Our team ought to win the match tomorrow.

(Đội của chúng tôi sẽ thắng trong rận đấu ngày mai)

SHOULD vs. OUGHT TO

- Mặc dù có cùng chung ý nghĩa, should được dùng phổ biến hơn ought to. Động từ khiếm khuyết ought tođược dùng nhiều hơn trong các trường hợp trang trọng.

I realy should walk my dog more. He’s so fat

(Có lẽ tôi nên dắt con chó của tôi đi dạo nhiều hơn. Nó mập quá rồi),

- Đối với trường hợp trên, có thể thấy should được dùng thích hợp hơn so với ought to trong ngôn ngữ hằng ngày.

- Ngoài ra, thể phủ định ought not to cũng không phổ biến bằng should not to

You shouldn’t speak to your father like that. Thay vì nói You oughtn’t to speak…

(Con không được phép ăn nói với cha con như thế)

B. Cách dùng DARE

- Dare với nghĩa là ‘dám, cả gan’ được dùng như một động từ thường theo sau là động từ có to hoặc không có to. Khi dare là động từ khiếm khuyết thì theo sau nó là động từ nguyên mẫu không có to. Tuy nhiên trường hợp này không phổ biến bằng khi dare là động từ thường.

Ví dụ:

+ If Sally dares (to) go there again, she’ll be in big trouble. (Verb)

(Nếu như Sally dám đi đến đó lần nữa, cô ta sẽ gặp rắc rối to)

+ He doesn’t dare (to) answer my phone. (Verb)

(Anh ta không dám trả lời điện thoại của tôi)

+ No one dare go there (Modal verbs)

(Không ai dám đi đến đó)

- Thành ngữ I dare-say nghĩa là ‘có thể, có lẽ’ đồng nghĩa với các từ perhaps, it is probable. Thành ngữ này thường chỉ dùng cho ngôi thứ nhất (I).

He haven’t come here yet, but I dare-say he will be late.

(Anh ta vẫn chưa tới, nhưng có lẽ anh ta sẽ tới trễ đó)

Xem chi tiết tại: Cách dùng động từ Dare trong tiếng Anh

C. Cách dùng NEED

- Need là động từ thường và cũng là động từ khiếm khuyết. Động từ khiếm khuyết need chỉ dùng trong thì hiện tại.

- Need nghĩa là ‘cần phải’.

Need he work so hard?

(Anh ta cần phải làm việc bán mạng thế à?

You needn’t go yet, need you?

(Em không cần phải đi, đúng không?)

- Động từ khiếm khuyết need không dùng trong câu khẳng định. Nó chỉ xuất hiện trong câu phủ định và nghi vấn. Còn nếu trong câu dạng khẳng định có một từ phủ định (seldom, hardly, never…), thì ta có thể dùng động từ khiếm khuyết need.

You needn’t see him, but I must.

(Cô không cần gặp ông ta, nhưng tôi phải gặp)

I hardly need use English for my job.

(Tôi hầu như không cần dùng tiếng Anh trong công việc)

Xem chi tiết tại: Cách dùng động từ Need trong tiếng Anh

D. Cách dùng USED TO

1. Used to

- Cách dùng: used to được dùng khi nói về những việc đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại không còn nữa.

Ví dụ: He used to play football. (Anh ta từng chơi đá bóng)

- Cấu trúc:

Khẳng định: S + used to + V-infinitive

Ví dụ: We used to go to the beach every summer.

(Chúng ta đã từng đi biển vào mỗi mùa hè đó)

Phủ định: S + didn’t use to + V-infinitive

Ví dụ: I didn’t use to get up early, but now I do the morning exercise at 5.

Nghi vấn: (WH- question) Did + S + use to + V-infinitive?

Ví dụ: Did you use to work for him?

(Bạn đã từng làm việc với ông ta chưa?)

Lưu ý: dùng “use to” để đặt câu hỏi, chứ không phải “used to”.

2. Be used to

- Cách dùng: be + used to V-ing/Noun được dùng khi nói về việc ai đó đã quen với điều gì đó, đã làm việc gì đó rất nhiều lần hoặc đã có kinh nghiệm với việc đó rồi, việc đó đã quen thuộc, không còn lạ lẫm, mới lạ hay khó nữa.

Ví dụ: I'm used to getting up early.

(Tôi dậy sớm quen rồi)

- Cấu trúc:

Khẳng định: S + be + used to + V-ing + ….

Phủ định: S + be (not) + used to + V-ing + …

Ví dụ: She isn't used to using computer.(Cô ấy không quen sử dụng máy tính)

Nghi vấn: Be + S + used to + V-ing +…

Are they used to walking to school?

(Các em ấy đã quen với việc đi bộ tới trường rồi sao?)

3. Get used to

- Cách dùng: get used to + N/V-ing được dùng để diễn tả một đối tượng đang dần, đang bắt đầu trở nên quen với một việc nào đó, việc đó đang dần trở nên quen thuộc.

Ví dụ: Lan gets used to living in the city.

(Lan đang dần quen với cuộc sống thành thị)

- Cấu trúc:

Khẳng định: S + get + used to + V-ing/ Noun

Phủ định: S + Auxiliary Verbs + not + get +used to + V-ing/Noun

Lưu ý: get phải được chia theo chủ ngữ và thì của ngữ cảnh.

Ví dụ:

I got used to eating fast food when I lived in New York.

(Tôi đã quen dần với các loại thức ăn nhanh khi tôi sống ở New York)

She doesn't get used to the noise of that machine.

(Cô ấy không quen nổi với tiếng ồn của cái máy kia)

Dạng nhấn mạnh của Modal verb ở quá khứ (Modal Perfect)

1. Modal perfect là gì?

Chúng là dạng các động từ khuyết thiếu + thể hoàn thành, dùng để diễn tả các phỏng đoán, suy luận, giả định trong quá khứ (posibility).

2. Bảng cách sử dụng modal perfect.

Cấu trúcCách dùngVí dụ

should/ ought to + have + V3/-ed

"đáng lẽ … đã phải": dùng để diễn tả 1 việc đáng lẽ ra phải làm trong quá khứ nhưng lại không làm

I've forgotten the address, I should have written it down.
(Tôi quên mất địa chỉ rồi, lẽ ra tôi phải viết lại chứ!)

must + have + V3/-ed

"chắc hẳn là…": suy đoán về một sự việc trong quá khứ, phỏng đoán chắc chắn 100% trong quá khứ

The streets are wet. It must have rained last night.
(Đường xá ướt nhem, tối qua chắc hẳn trời mưa)

can't/couldn't + have + V3/-ed

"không thể nào…": suy diễn phủ định về sự việc trong quá khứ, trái với "must + have + V3/-ed"

He can't/couldn' have moved the piano himself.
(Thằng bé không thể tự mình chuyển cây đàn dương cầm được)

could + have + V3-ed

"có thể là …": diễn tả sự suy đoán về việc nào đó nhưng không chắc chắn (70%)

They could have lent me some money, but they didn't.
(Nhẽ ra họ có thể cho tôi mượn tiền, nhưng họ không cho)

may/might have + V3/-ed

"có thể là …": diễn tả sự suy đoán về việc nào đó nhưng không chắc chắn (40%)

I don't know where the letter is. I might have thrown it away.
(Tôi không biết lá thư kia ở đâu. Có thể tôi đã vứt nó rồi)

were/ was to + have+ V3/-ed

"lẽ ra phải…": diễn tả một hành động lẽ ra phải được làm (nhiệm vụ) nhưng lại không làm trong quá khứ

He was to have finished all his homework yesterday.
(Anh ta lẽ ra phải hoàn thành tất cả các bài tập của mình trong ngày hôm qua)

needn't + have + V3/-ed

"lẽ ra không cần phải…": diễn tả một hành động không cần thiết phải thực hiện trong quá khứ

We needn't have hurried. Now we are too early. (Chúng ta lẽ ra không cần phải vội, giờ xem ra chúng ta đến sớm rồi)

would + have + V3/-ed

"đáng lý ra đã làm gì" : diễn tả việc bạn muốn làm điều gì nhưng cuối cùng lại không làm, thường được dùng chung với mệnh đề if

I would have bought that CD but I didn't have enough money.

(Lẽ ra tôi đã mua cái đĩa nhạc đó nhưng tôi không đủ tiền)

Trên đây là Tất tần tật về Động từ khuyết thiếu tiếng Anh. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn tập Tiếng Anh cơ bản khác như: Tài liệu luyện kỹ năng Tiếng Anh cơ bản, Ôn tập Ngữ pháp Tiếng Anh, Luyện thi Tiếng Anh trực tuyến,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

    Xem thêm