Giáo án Steam: Bác nông dân chăm chỉ
Giáo án Steam Bác nông dân chăm chỉ
Giáo án Steam: Bác nông dân chăm chỉ là giáo án dạy các bé từ 4-5 tuổi, giúp các cô tạo ra tiết học bổ ích, giúp các em có thêm kĩ năng tưởng tượng, tư duy trìu tượng và sáng tạo trong các hoạt động STEAM. Đây cũng là tài liệu hữu ích giúp các cô tiết kiệm được thời gian soạn giáo án Steam 4 - 5 tuổi hiệu quả.
GIÁO ÁN KPXH: BÁC NÔNG DÂN CHĂM CHỈ- ĐỐI TƯỢNG 4-5 TUỔI
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề: Nghề nghiệp
Hoạt động: Khám phá xã hội
Đề tài: Bác nông dân chăm chỉ
Loại tiết: Cung cấp kiến thức
Đối tượng trẻ: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Số lượng trẻ: 24 trẻ
Thời gian dạy: 25 phút
Ngày soạn:......
Ngày dạy:...........
Người soạn và dạy:.............
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được công việc và ý nghĩa công việc của bác nông dân.
- Làm quen với một số công cụ lao động và một số sản phẩm của bác nông dân
- Trẻ biết được quá trình làm ra các sản phẩm của Bác nông dân
- Trẻ biết được những công việc vất vả Bác nông dân làm hàng ngày
- Trẻ biết được tác dụng của 1 sổ sản phầm nông nghiệp đối với đời sống con người
2. Kĩ năng
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định và tư duy cho trẻ
- Phát triển cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo thông qua các trò chơi
3. Giáo dục
- Trẻ biết ơn và quý trọng bác nông dân
- Trẻ biết trân trọng những sản phẩm lao động của người nông dân và không lãng phí thức ăn hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Phòng học sạch sẽ, an toàn cho trẻ
- Trẻ ngồi hình chữ U
2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án đánh máy
- Các sile trình chiếu
- Máy tính, máy chiếu
- Bài hát trong chủ đề Nghề nghiệp
- Bảng từ, vòng thể dục
3. Đồ dùng của trẻ:
- Mô hình dụng cụ nghề nông
- Mô hình các sản phẩm của nghề nông
- Chiếu cho trẻ ngồi.
- Lô tô chơi trò chơi
- Chơi trò chơi: 1 bức tranh, 1 ngôi nhà, 1 giỏ đựng sản phẩm…
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 phút) - Cô và trẻ cùng hát: “Cháu đi mẫu giáo” +Trong bài hát có đoạn “Ông bà vui cấy, cày”là công việc cuả nghề gì? + Người làm công việc cấy, cày được gọi là gì? -Hôm nay cô sẽ cho chúng ta tìm hiểu về công việc của “Bác nông dân” nhé! | - Trẻ hát bài hát “Cháu đi mẫu giáo” (Cả lớp) - Bài hát: “Cháu đi mẫu giáo” - Trẻ trả lời (2 -3 trẻ) - Bác nông dân. - Vâng ạ |
2. Hoạt động 2: Bài mới (22 phút) - Cô mời đại diện của 3 đội lên lấy hộp quà về cùng khám phá - Cô mời lần lượt từng đội lên giới thiệu (đồ dùng, công việc và sản phẩm) của nghề nông - Cô hỏi trẻ và khái quát lại. - Cô lần lượt bật máy chiếu các hình ảnh lên cho trẻ xem lại và kết hợp đàm thoại cùng trẻ trên máy * Hình ảnh1: Bác nông dân đang cày ruộng + Hình ảnh các con nhìn thấy các bác nông dân đang làm gì? + Muốn làm được đất, các bác cần những dụng cụ gì? + Trong hình ảnh con thấy còn có con vật gì giúp bác nông dân làm việc? + Bác nông dân đang làm việc ở đâu? => Cô khái quát lại: Công việc đầu tiên của bác nông dân là làm cho đất tơi xốp để gieo cấy, muốn làm đất được, bác cần phải cầy ruộng. - Cho trẻ xem thêm một số hình ảnh: bác nông dân đang bừa, bác nông dân sử dụng máy cầy bừa * Hình ảnh 2: Bác nông dân đang cấy lúa + Từ những cây mạ non bác nông dân lại làm đem mạ ra đồng làm gì? + Cây lúa được bác nông dân cấy như thế nào? - Cấy lúa là công việc cần sự khéo léo và cẩn thận nên đòi hỏi bác nông phải cấy thật thẳng hàng và đều => Cô khái quát lại - Cho trẻ xem thêm một số hình ảnh: bác nông dân đang bơm nước vào ruông, đang tát nước và bón phân * Hình ảnh 3: Bác nông dân đang gặt lúa. - Khi lúa chín vàng bác nông dân làm gì? - Bác sử dụng dụng cụ gì để cắt lúa? - Các bác nông dân làm việc dưới thời tiết như thế nào? - Cô làm động tác mô phỏng một số động tác của các bác nông dân sau đó cho cả lớp làm theo. - Cô khái quát - Cho trẻ xem thêm một số hình ảnh: bác nông dân đang gánh lúa, suốt lúa và phơi thóc * Mở rộng và giáo dục trẻ - Ngoài trồng lúa và chăm sóc lúa ra, bác nông dân làm gì và trồng gì nữa? - Cho trẻ xem 1 số hình ảnh về 1 số công việc, sản phẩm làm ra của bác nông dân - Các con thấy bác nông dân làm việc như thế nào, có vất vả không? - Các con làm gì để biết ơn các bác nông dân? * Trò chơi củng cố: * Trò chơi 1 : “Nhà nông đua tài” - Cô phổ biến luật chơi, cách chơi + Luật chơi: Đội nào nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng + Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, 2 đội có nhiệm vụ bật liên tục qua 3 vòng lên đánh dấu X vào ô có hình ảnh về dụng cụ, công việc và sản phẩm của nghề nông. (Cô nhận xét kết quả, tuyên dương trẻ) * Trò chơi 2: “Tìm về” + Luật chơi: Bạn nào về nhầm nơi sẽ phải nhảy lò cò 1 vòng + Cách chơi: Mỗi bạn lấy 1 lô tô về dụng cụ, công việc và sản phẩm của nghề nông, vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “Tìm về” thì phải về đúng nhà kho cất dụng cụ, giỏ để sản phẩm và bức tranh nơi bác nông dân đang làm việc. (Cô nhận xét kết quả, tuyên dương trẻ) | - Trẻ chia làm 3 đội (Cả lớp) - 3 bạn đại diện 3 đội lên lấy hộp quà + Đội 1 q/s dụng cụ nghề nông + Đội 2 q/s tranh công việc nghề nông + Đội 3 q/s sản phẩm nghề nông - Trẻ lên và nói những gì mình có trên tay (Mỗi đội 4 – 5 trẻ) - Trẻ trả lời (1 đội, cả lớp) - Trẻ xem và đàm thoại cùng cô - Đang cày ruộng (Cả lớp trả lời) - Cái cày, cuốc, bừa (2 trẻ) - Con Trâu (Cả lớp trả lời) - Trên ruộng, trên cánh đồng (2 trẻ) - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý xem hình ảnh. - Mang mạ đi cấy (1- 2 trẻ trả lời) - Rất đều, thẳng hàng ... (2 -3 trẻ) - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu (Hình ảnh bác nông dân đang bơm nước vào ruông, đang tát nước và bón phân) - Bác nông dân gặt lúa, thu hoạch lúa... - Bác dùng liềm để cắt lúa (Cả lớp trả lời) - Làm việc dưới thời tiết nóng bức, trời nắng to... - Trẻ làm động tác mô phỏng theo cô (Cả lớp) - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem hình ảnh trên máy chiếu (Hình ảnh bác nông dân đang gánh lúa, suốt lúa và phơi thóc) - Bác nông dân trồng ngô, khoai, rau,quả...(2 -3 trẻ) - Trẻ quan sát hình ảnh bác nông dân trồng ngô, khoai, hái vải. - Bác làm việc rất chăm chỉ và rất vất vả... (1 – 2 trẻ) - Ăn hết xuất, không bỏ cơm....(2 trẻ) - Trẻ lắng nghe - Trẻ chia làm 2 đội, mỗi đội 3 bạn chơi và chơi theo luật. - Trẻ ở dưới vỗ tay cổ vũ cho các bạn lên chơi - Trẻ chú ý lên cô và nhận xét - Trẻ lắng nghe Mỗi bạn lấy 1 lô tô về dụng cụ, công việc và sản phẩm của nghề nông, vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh “Tìm về” thì phải về đúng nhà kho cất dụng cụ, giỏ để sản phẩm và bức tranh nơi bác nông dân đang làm việc. |
3. Hoạt động 3: Kết thúc (1-2 phút) - Nhận xét và động viên trẻ - Cho trẻ ra sân chơi. | - Trẻ chơi 2 lần: Cả lớp chơi - Trẻ vừa đi vừa hát ( cả lớp) - Trẻ ra ngoài |