Giáo án steam: Sáng, tối và bóng sáng
Giáo án sáng, tối và bóng sáng được thiết kế theo chương trình giáo dục STEAM, phương pháp giảng dạy mới, nhằm giúp trẻ 3 - 4 tuổi biết những vật tạo ra ánh sáng (nguồn sáng), biết bóng của một vật là hình ảnh phản chiếu lại vật đó khi có ánh sáng chiếu vào từ đó phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, phán đoán, giải thích hiện tượng của trẻ. Mời các cô tham khảo giáo án steam với chủ đề ‘Sáng, tối và bóng sáng’ này để có thể giúp việc soạn giáo án trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Giáo án: Sáng, tối và bóng sáng được ứng dụng PP STEAM
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức
-Trẻ biết những vật tạo ra ánh sáng (nguồn sáng) ví dụ: Mặt trời, đèn pin, bóng đèn….
- Trẻ biết bóng của một vật là hình ảnh phản chiếu lại vật đó khi có ánh sáng chiếu vào
2.Kỹ năng
-Phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, phán đoán, giải thích hiện tượng của trẻ
3.Thái độ
- Trẻ yêu thích môn học, có đam mê nghiên cứu khoa học và tích cực trong hoạt động.
II.Chuẩn bị:
-Phần mềm Alfa and friend
- Hình các con vật(bộ giáo cụ)
- Đèn pin (bộ giáo cụ)
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức -Mở ngôi nhà số 1, giáo viên và trẻ hát và vận động vui nhộn theo nhạc - Tập hợp trẻ - Giới thiệu bài mới: “Sáng, tối và bóng sáng”. 2. Nội dung 2.1.Tìm hiểu về bóng sáng ( Phần mềm Alfa): - Giáo viên mở ngôi nhà số 2: video câu chuyện “Alfa và những người bạn khám phá sáng, tối và bóng sáng”. -Đặt câu hỏi + Bạn Alpha gọi thỏ Oli và vẹt Patch về vào khi nào ? + Vẹt Patch đã nói gì với thỏ Oli ? + Vì sao bạn thỏ Oli lại sợ hãi như vậy ? + Bạn Alpha đã giải thích thế nào nhỉ ? -Giáo viên kết luận: Điều khiến bạn thỏ Oli sợ hãi đó chính là cái bóng của Oli chứ không phải là ai khác. Chúng mình cũng tìm hiểu kĩ hơn nhé 2.2. Khám phá sáng, tối, bóng sáng + Cả lớp cùng xem hình ảnh trên bảng trình chiếu và giáo viên đồng thời tắt đèn đi, hỏi trẻ các con thấy căn phòng thế nào? sáng hay tối? Vì sao? + Giáo viên tiếp tục hỏi trẻ để căn phòng sáng lên chúng ta phải làm gì? + Giáo viên chuyển sang hình ảnh 2, giới thiệu với trẻ về những vật tạo ra ánh sáng hay còn gọi là nguồn sáng: Mặt trời, đèn pin, bóng đèn… + Tìm hiểu về bóng sáng: Hình ảnh Alfa chiếu đèn pin vào lọ hoa và xuất hiện gì trên tường? + Giáo viên đặt câu hỏi cho trẻ tư duy sau đó sẽ giải thích: Đèn pin là vật chiếu sáng, khi chiếu vào lọ hoa, thì lọ hoa sẽ cản ánh sáng lại và khi đó bóng của lọ hoa sẽ xuất hiện đằng sau nó. + Giáo viên tiếp tục trình chiếu 1 số hình ảnh thể hiện bóng của các đồ vật và đàm thoại với trẻ. 2.3. Trải nghiệm «Trò chơi cái bóng và những tấm thẻ + Giáo viên tắt điện, phát cho mỗi học sinh 1tấm thẻvà 1 đèn pin. + Bật đèn pin, soi vào những tấm thẻ và các con quan sát thấy gì? Các tấm thẻ đã cản ánh sáng chiếu từ đèn pin và tạo ra cái bóng của chúng. + Học sinh lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Giáo viên tiếp tục hướng dẫn trẻ di chuyển thẻ gần hoặc xa hơn với đèn pin và quan sát có gì thay đổi. Kích thước của những cái bóng cũng thay đổi. «Trò chơi ôn luyện qua phần mềm + Giáo viên mở phần câu hỏi thảo luận trong phần mềm Alfa và mời học sinh lên trả lời câu hỏi trắc nghiệm. - Giáo viên thực hiện phần tương tác với trẻ trên bảng điều khiển để củng cố lại kiến thức một lần nữa cho trẻ. (có thưởng sticker cho trẻ trẻ lời đúng) 3. Kết thúc - Hỏi trẻ hôm nay các con được trải nghiệm gì nhỉ? - Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện. - Động viên trẻ |
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe
|
- Bài 25: Cái mũi xinh
- Bài 26: Bình tưới cây hút nước tự động
- Bài 27: Quả chanh diệu kỳ
- Bài 28: Làm bàn tay robot cử động được
- Bài 29: Làm bộ bàn ăn cho 6 người
- Bài 30: Làm cầu bắc qua sông giúp các bạn miền núi đến trường
- Bài 31: Làm ghế đứng được
- Bài 32: Làm chiếc thuyền di chuyển được
- Bài 33: Làm đồng hồ cát
- Bài 34: Làm dụng cụ âm nhạc phát ra được âm thanh
- Bài 35: Làm gara đỗ xe ô tô 3 tầng
- Bài 36: Làm kem siêu tốc
- Bài 37: Làm lều cho chuyến du lịch
- Bài 38: Làm chiếc hộp đựng bút
- Bài 39: Làm tổ chim, chuồng chim
- Bài 40: Nhận biết, sử dụng từ chỉ hành động
- Bài 41: Son môi tặng mẹ
- Bài 42: Sự kỳ diệu của nước
- Bài 43: Làm đám mây bằng que kem
- Bài 44: Tạo hình cây xanh
- Bài 45: Thiết kế thiệp tặng mẹ
- Bài 46: Thiết kế thiệp tặng cô
- Bài 47: Thiết kế bông hoa mùa xuân
- Bài 48: Thí nghiệm 'Sự di chuyển của nước và biến đổi của màu sắc'