Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án steam: Dạy trẻ cách phòng tránh bị xâm hại

Giáo án steam dạy trẻ cách phòng tránh bị xâm hại được xây dựng nhằm giúp trẻ biết cách phòng tránh bị xâm hại, biết bảo vệ cơ thể mình, biết những vùng kín trên cơ thể và vệ sinh vùng kín, biết những mức báo động cần thiết: báo động ôm, báo động nói, báo động nhìn,báo động chạm và báo động 1 mình. Với những hoạt động thú vị và đầy sáng tạo kết hợp phương pháp dạy mới, giáo án dạy trẻ biết cách phòng tránh bị xâm hại này sẽ giúp cho cô có được tiết học hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra.

Giáo án: Dạy trẻ cách phòng tránh bị xâm hại

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết cách phòng tránh bị xâm hại.

- Trẻ biết những mức báo động cần thiết: Báo động ôm, báo động nói, báo động nhìn,báo động chạm và báo động 1 mình.

- Trẻ biết bảo vệ cơ thể mình

- Trẻ biết những vùng kín trên cơ thể và vệ sinh vùng kín

TCTV: Trẻ nghe và nhắc lại chính xác các từ: Báo động ôm, báo động nói, báo động nhìn,báo động chạm và báo động 1 mình.

2. Kỹ năng

- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô rành mạch, rõ ràng

- Trẻ có kĩ năng tự bảo vệ bản thân

3. Thái độ

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động

- Giáo dục trẻ biết bảo vệ cơ thể nhất là vùng kín, Khi ngứa vùng kín phải báo ngay với bố mẹ để tìm ra biện pháp chữa trị.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

1.1. Đồ dùng cho giáo viên:

- Tranh về các mức báo động: Báo động ôm, báo động nói, báo động nhìn,báo động chạm và báo động 1 mình.

- Hoa, quà

- Máy vi tính, loa đài, bàn ghế, khăn trải bàn.

- Video: Nguyên tắc 5 ngón tay

- Nhạc bài hát: Nhảy cùng zinzin

b. Đồ dùng của trẻ:

- Xắc xô

- Trang phục

- Các mảnh ghép quy tắc 5 ngón tay

- Vật cản( Đồ chơi thông minh xếp đường đi)

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học .

III. Tổ chức hoạt động:

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Chào mừng các con đến với hội thi”Cách phòng tránh bị xâm hại”

- Hội thi gồm 3 phần:

+ Phần 1: Ai thông minh: Tìm hiểu về cách phòng tránh và bảo vệ bản thân

+ Phần 2: Ô cửa bí mật

+ Phần 3: Chung sức

- Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội: Đội 1 và đội 2

- Trước khi tham gia hội thi cả lớp hãy cùng cô vận động bài hát’’ Nhảy cùng zinzin’’ để có tinh thần sảng khoái nhé !

- Các con đã thấy tinh thần thoải mái chưa

- Các con đã sẵn sàng đến với hội thi ngày hôm nay chưa nào!.

2. Hoạt động 2: Dạy trẻ cách phòng tránh bị xâm hại

2.1. Phần 1: Ai thông minh

- Chúng ta sẽ đến với phần thi đầu tiên: Phần thi” Ai thông minh”

- Trong phần thi này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách phòng tránh và bảo vệ bản thân khỏi bị xâm hại.

- Chúng ta đã từng nhìn thấy người xấu bao giờ chưa?

- Vậy làm cách nào để các con nhận biết được người xấu?

- Cô kết luận: Người xấu không phải là người có ngoại hình xấu mà là người có ngoại hình giống chúng ta

Người xấu là người thường cho chúng ta kẹo để dụ dỗ chúng ta động chạm vào cơ thể chúng ta đặc biệt là vùng kín.

- Đố các con biết: Bộ phận nào trên cơ thể được gọi là vùng kín?

- Hỏi nhiều trẻ trả lời theo ý hiểu

- Cô kết luận:

+ Đối với trẻ nam gồm có dương vật và mông.

+ Đối với trẻ nữ: Gồm có ngực, âm hộ, và mông

Chúng được gọi là vùng kín vì vậy các con không được phô ra và cho người khác động chạm vào trừ ông bà, bố mẹ và các con

Cô giới thiệu về các loại báo động:

+ Nếu có ai nhìn vào vùng kín và dụ dỗ các con nhìn vào vùng kín của họ thì gọi là báo động nhìn

+ Nếu có ai đó nói về vùng kín của các con thì gọi là báo động nói

+ Nếu ai đó chạm vào vùng kín của các con hoặc bảo các con chạm vào vùng kín của người khác gọi là báo động chạm

+ Nếu ai đó bắt các con ôm, hôn, bế thì gọi là báo động ôm.

+ Nếu ai đó dẫn các con ra chỗ vắng 1 mình thì gọi là báo động 1 mình.

Cô vừa nói với các con về 5 mức báo động bị xâm hại: Báo động ôm, báo động nói,báo động nhìn,báo động chạm và báo động một mình.

- Bạn nào giỏi có thể nhắc lại cho cô và các bạn nghe về 5 mức báo động bị xâm hại.

- Cô kết hợp cho trẻ xem tranh về các mức báo động và ý nghĩa của nó.

Hôm nay cô mang đến lớp mình 1 video” Nguyên tắc 5 ngón tay” các con hãy hướng mắt lên màn hình quan sát và ghi nhớ nhé.

Cô nhắc lại:

+ Ngón cái - Gần mình nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ anh chị em ruột – bé có thể ôm hôn mọi người hoặc đồng ý để các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ.

+ Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường, lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa.

+ Ngón áp út – gặp người mới lần đầu, các bé có thể dừng lại ở mức vẫy tay chào.

+Ngón út – ngón tay xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ, hoạc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Các con không nên ở một mình với người lạ, khi rơi vào tình huống đó hãy đến chỗ đông người.

Hôm nay cô thấy 2 đội rất là giỏi cô thưởng cho 2 đội, mỗi đội 1 phần quà mời đại diện các đội lên chọn quà.

2.2. Phần 2: Ô cửa bí mật

Và bây giờ chúng ta bước sang phần thi thứ 2: Phần thi “Ô cửa bí mật”

Các con hãy hướng mắt lên màn hình: Trên màn hình có 10 ô cửa, trong đó mỗi ô cửa đều có các thử thách dành cho 2 đội

Cô sẽ mở ô đầu tiên, đội nào trả lời đúng sẽ được giành quyền chọn ô cửa. Khi cô đọc xong câu hỏi, đội nào rung xắc xô trước đội đó sẽ được giành quyền trả lời trước. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giành được 1 phần quà.

Kết thúc trò chơi, đội nào giành được nhiều quà hơn đội đấy sẽ giành chiến thắng.

- Các con đã rõ cách chơi chưa?

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Có hợp lí không khi bác sĩ kiểm tra vùng kín của em bé khi bố mẹ ở đó?

Câu 2: Có hợp lí không khi 1 người đàn ông chạm vào ngực 1 bé gái?

Câu 3: Có hợp lí không khi người giúp việc giúp bé gái mặc quần áo?

Câu 4: Có hợp lí không khi 1 người đàn ông cởi quần áo trước mặt 1 bé gái?

Câu 5: Tình huống sau đó đặt câu hỏi: Có hợp lí không khi người khách đến nhà rủ bé đi chơi, khi không có bố mẹ ở nhà và người khách đó dắt tay bé ra chỗ vắng?

Câu 6: Có hợp lí không khi cô giáo tập trung 1 nhóm học sinh vào lớp học

Câu 7: Có hợp lí không khi một người đàn ông ôm hôn 1 cậu bé , nhưng cậu bé tỏ thái độ không thích, kháng cự?

Câu 8: Có hợp lí không khi người chú ôm cháu gái của mình, nhưng cháu gái khóc và không muốn cho người chú ôm mình, nhưng chú vẫn cố tình ôm?

Câu 09: Có hợp lí không khi ra ngoài công viên người lạ cho đồ

Câu 10: Ô cửa may mắn

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Nhận xét trẻ chơi

- Trao quà cho các câu trả lời đúng.

2.3 Phần 3: Chung sức

Và bây giờ chúng ta bước sang phần thi thứ 3: “Chung sức”

- Cách chơi: Trong trò chơi này 2 đội sẽ phải hoàn thiện bức tranh về quy tắc 5 ngón tay để giúp các bạn nhỏ trên khắp mọi nơi đều biết đến quy tắc này để các bạn biết cách tự bảo vệ bản thân.

- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, mỗi lượt lên chỉ được lấy 1 hình. Đoạn đường lên phải bật qua 1 vật cản. Thời gian cho trò chơi này là 1 bài hát, kết thúc bài hát đội nào gắn được đúng và nhanh nhất thì đội đó là đội dành chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Bao quát trẻ chơi

- Công bố kết quả chơi của 2 đội

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

3. Hoạt động 3. Kết thúc

- Nhận xét giờ học

- Khen gợi giáo dục trẻ:

+ Không được nhận đồ của người lạ khi ở 1 mình, muốn đi chơi ra ngoài phải xin phép bố mẹ.

+ Biết vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là vùng kín.

+ Khi thấy ngứa vùng kín phải nói với bố mẹ, không được cọ vùng kín vào bàn, ghế, hay vật sắc nhọn.

+ Chỉ bố mẹ mới có quyền động chạm hay nhìn vào vùng kín của trẻ, khi tắm cho con và khi con bị thương

- Trước khi ra mời các con cùng lên thu dọn đồ dùng cùng với cô.

- Cho trẻ làm đàn chim bay ra ngoài.

- Trẻ chào

.

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ chia đội

 

- Trẻ vận động

 

- Rồi ạ

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ xem video.

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

- Trẻ nhận quà

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ trả lời

- Trẻ láng nghe

 

 

- Trẻ trẻ lời

 

- Trẻ trả lời

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

- Trẻ chơi

 

- Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

-Trẻ chơi và trả lời.

 

-Trẻ làm đàn chim.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Giáo án Steam 3-4 tuổi

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng