Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân

Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân là lời giải phần Kể chuyện lớp 5 Tuần 15. Mời các em cùng tham khảo.

1. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu Ngắn gọn

Kể về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu Ngắn gọn Mẫu 1

Ở thôn của em, không ai là không biết đến bà Thìn - người đã dũng cảm đứng lên khôi phục lại nghề làm nón truyền thống cho thôn. Đồng thời giúp vực lại kinh tế cho nhiều hộ gia đình.

Sau nhiều năm đi làm kinh tế ở miền Nam, ba năm trước bà Thìn trở về với khát vọng làm giàu ngay trên quê hương mình. Bà thuê lại rừng cọ dài hạn, để đảm bảo nguồn cung cấp dài hạn. Rồi tập hợp những người biết làm nón lại, mở lớp dạy nghề cho người trẻ. Sau đó thành lập xưởng thủ công để làm nón. Bước đầu, bà phải đi chào hàng ở từng khu chợ, sau đó làm quen với các trang thương mại điện tử. Dần dần, nhiều người biết đến thương hiệu nón lá của quê hương em hơn. Công việc ngày càng phát triển, bà Thìn mạnh tay cho nhiều bạn đi học thêm nghề thêu ở thành phố, để làm cho những chiếc nón có thêm màu sắc, họa tiết bắt mắt. Bà còn thuê nhà cho các bạn công nhân ở nhà xa ở lại, yên tâm làm việc. Nhờ có bà Thìn, nhiều người trung tuổi, người già ở thông em cũng có việc làm. Nhiều bạn trẻ cũng không phải đi tha hương tìm việc ở nơi xa nữa. Từ lúc có xưởng làm nón của bà, thôn em trở nên giàu đẹp, đông đúc hơn rất nhiều.

Em rất yêu quý và kính trọng bà Thìn. Mong bà sẽ luôn khỏe mạnh để giúp cuộc sống bà con trong thôn ngày càng tốt hơn.

Kể về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu Ngắn nhất Mẫu 2

Một tấm gương sáng về việc góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu ở địa phương em chính là bà Hiền.

Bà Hiền là giáo viên dạy tiếng Anh đã về hưu của trường cấp ba ở thành phố. Hiểu được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bà Hiền đã mở một lớp học miễn phí cho trẻ em ở xóm nghèo, và cho cả những người lao động nghèo nữa. Lớp học của bà mở mỗi tối trong tuần, từ thứ hai đến thứ bảy. Bà chuẩn bị bút giấy sẵn để cho mọi người đến học. Các bài giảng của bà đều dễ hiểu và gần gũi với đời sống, phù hợp cho mọi người sử dụng để giao tiếp với người nước ngoài. Nhờ có bà, mà nhiều người dân nghèo được học tiếng anh miễn phí - điều rất xa xỉ với những gia đình vốn phải ăn bữa hôm lo bữa mai. Sự nhiệt tâm của bà Hiền đã lan tỏa mạnh mẽ đến những bạn sinh viên, các thầy cô trong khu phố. Lớp học nghĩa tình của cô ngày càng mở rộng, và đón chào được nhiều học sinh hơn.

Bà Mai thực sự là một tấm gương sáng cho tất cả mọi người cùng noi theo.

Kể về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu Siêu ngắn Mẫu 3

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề Nâng niu từng hạt giống. Nội dung câu chuyện như sau:

Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông ở nước ngoài gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quí. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn tay. Tối tối ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt. Chính những hạt giống này ông đã tạo ra một giống lúa mới có năng suất cao và khả năng kháng bệnh tốt.

Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quí cho nền nông nghiệp Việt Nam, đóng góp nhiều cho cuộc sông của người dân ngày một ấm no và hạnh phúc hơn.

2. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu lớp 5

Kể về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu Mẫu 1

Cuộc sống dù còn nhiều khó khăn vẫn có những tấm gương thầm lặng hi sinh và cống hiến cho cuộc sống của nhân dân. Thầy giáo Lê Nhật Tiến là một tấm gương khiến em vô cùng xúc động.

Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, thầy tìm được một chỗ làm tương đối tốt ngay gần gia đình nhưng khát khao dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo đã thôi thúc thầy từ lâu. Thầy Tiến đã nộp đơn tình nguyện ra huyện đảo Phú Quốc giảng dạy.

Dù điều kiện giảng dạy ngoài đảo còn thiếu thốn nhưng thầy vẫn tận tụy tự học, tự tìm hiểu để mang lại những bài giảng hay cho các em học sinh.

Cuộc sống của người dân ngoài đảo còn nhiều khó khăn, nhiều bạn học sinh phải đi bộ xa tới trường. Thấu hiểu hoàn cảnh của học trò, thầy luôn động viên và giúp đỡ các bạn tiến bộ trong học tập. Ước mong lớn nhất của thầy Tiến là gieo chữ cho trẻ em vùng đảo, sẽ dạy dỗ được các lớp học trò ngoan giỏi, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thầy đã vinh dự được Nhà nước vinh danh là một trong những giáo viên tiêu biểu, có đống góp lớn cho sự phát triển giáo dục các vùng hải đảo.

Thầy Tiến và nhiều thầy cô khác là những tấm gương để em noi theo học tập. Chúng em xin hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể cống hiến cho quê hương Việt Nam thân yêu.

Kể về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu Mẫu 2

Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động.

Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh.

Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.

Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Quận Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa...” rất lễ phép.

Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước.

Kể về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu Mẫu 3

Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.

Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.

Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.

Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.

—-------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
332
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Kể chuyện lớp 5

    Xem thêm