Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý Tả cái trống trường em lớp 4

Lập dàn ý cho bài văn tả cái trống trường em lớp 4 bao gồm các dàn ý được VnDoc sưu tầm, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo hoàn thiện bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 - tả cái trống, mời các em tham khảo chi tiết.

Tả cái trống trường em lớp 4

>> Học sinh tham khảo các bài văn mẫu hay nhất tại: Bài văn Tả cái trống trường em lớp 4 Hay Chọn Lọc

Dàn ý Tả cái trống trường em Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc trống trường em

b) Thân bài:

- Miêu tả khái quát về chiếc trống:

  • Chiếc trống được đặt ở đâu? Đã gắn bó với trường em bao nhiêu năm rồi?
  • Chiếc trống có nặng không? Có kích thước to lớn không?
  • Chiếc trống trông còn mới không? Hay đã có dấu hiệu cũ kĩ, bong tróc?

- Miêu tả chi tiết chiếc trống trường em:

  • Phần trống có kích thước như thế nào?
  • Vỏ trống được làm bằng chất liệu gì? Được sơn, trang trí ra sao?
  • Mặt trống được làm từ chất liệu gì? Màu sắc ra sao? Độ đàn hồi như thế nào?
  • Người ta gắn mặt trống vào thân trống bằng cách nào? Vết nối có khéo léo không?
  • Bên trong thân trống là gì? Đặc điểm đó có ý nghĩa như thế nào đối với cái trống?
  • Dùi trống được làm từ gì? Có hình dáng và kích thước ra sao? Nó được dùng làm gì? Khi không dùng thì để ở đâu?
  • Chân trống được làm từ gì? Có hình dáng ra sao? Nó được dùng để làm gì? Chân trống có dễ di chuyển không?

- Công dụng của chiếc trống:

  • Chiếc trống được dùng để làm gì?
  • Vào các dịp lễ hay sự kiện đặc biệt, trống còn được dùng để làm gì?

c) Kết bài:

  • Tình cảm của em dành cho chiếc trống trường
  • Ý nghĩa của chiếc trống trường với em nói riêng và các thế hệ học sinh trong trường nói chung

Dàn ý tả cái trống trường em

Dàn ý Tả cái trống trường em Mẫu 2

a. Mở bài: Giới thiệu chiếc trống trường mà em định tả:

Gợi ý: Em chợt thấy có những cảm xúc khó tả, cảm xúc với từng khung cảnh, lớp học, bàn ghế, và đặc biệt là với chiếc trống trường em.

b. Thân bài

  • Trống được làm bằng chất liệu gì, hình dáng và kích thước ra sao?: Chiếc trống trường em được làm bằng gỗ mít, trông nó rất to phải hai bạn học sinh vòng tay ôm mới hết
  • Miêu tả thân và mặt trống, dùi trống: Thân trống được ghép từ các mảnh gỗ mỏng và nhỏ với nhau, khép thật kín còn bên trong thì rỗng tuếch
  • Miêu tả âm thanh chiếc trống và ý nghĩa của tiếng trống: Khi dùi kết hợp với trống chính là lúc âm thanh ấy vang lên

c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc trống trường:

Gợi ý: Sẽ rất buồn khi hè đến, trường học vắng bóng học sinh, chiếc trống trường nằm im lìm tại đó.

Dàn ý Tả cái trống trường em Mẫu 3

a. Mở bài: Chỉ riêng chiếc trống trường từ năm em bắt đầu vào học đến bây giờ vẫn không hề bị thay thế

b. Thân bài

  • Miêu tả mặt trống: Chiếc trống trường em khá to vì vậy mà mặt trống cũng to như hai cái mâm vậy
  • Miêu tả thân trống: Thân trống phình to ở giữa, có lẽ em và một bạn nữa nối tay nhau mới ôm hết thân nó
  • Miêu tả âm thanh của trống: Âm thanh của trống cũng là một âm thanh rất đặc biệt.

c. Kết bài: Cảm nhận của em về chiếc trống trường: Chúng em rất thầm cảm ơn bạn trống trường vì nó gắn với những kỉ niệm đi học muộn

Dàn ý Tả cái trống trường em Mẫu 4

a. Mở bài: Giới thiệu về chiếc trống trường em định tả. Giới thiệu bằng cách đưa ra tiếng kêu của nó mà em nhớ nhất và sự gắn bó của em và các bạn học sinh về chiếc trống trường.

b. Thân bài

- Tả hình dáng bên ngoài của chiếc trống

  • Chiếc trống trường có hình dạng giống như cái chum to, được nằm ngang vè treo trên một cái dây ngay cạnh phòng của chú bảo vệ.
  • Xung quanh của chiếc trống được làm bằng gỗ được sơn màu đỏ, bên trong rỗng để âm thanh được vang to.
  • Hai đầu hai bên được làm bằng da trông rất căng và mịn

- Tả âm thanh của chiếc trống: Âm thanh của chiếc trống rất đa dạng

  • Khi tiếng trống báo hiệu vào giờ học thì vồn vã, dồn dập như thúc giục em vào lớp
  • Âm thanh của tiếng trống khi báo hiệu hết giờ sau mỗi tiết học thì mỗi hồi dài
  • Tiếng trống đánh khi chúng em tập thể dục giữa giờ thì được từng nhịp tập “Tùng, cắc, tùng, cắc”
  • Nhưng chắc để lại ấn tượng nhiều nhất trong mỗi bạn học sinh là tiếng trống trường khai giảng được cô hiệu trưởng đánh lên

- Tác dụng và kỉ niệm với tiếng trống trường

  • Tiếng trống trường như một bác đồng hồ báo hiệu cho chúng em khi vào giờ học, khi hết tiết học để nghỉ ngơi giữa giờ hay là đến giờ ra về.
  • Tiếng trống trường vang lên khi chúng em tập thể dục đúng nhịp.
  • Tiếng trống trường cũng như hồi vang để bắt đầu một năm học mới đầy hứng khởi.

c. Kết bài: Tình cảm với chiếc trống trường: Em vô cùng yêu quý chiếc trống trường bởi nó như một người bạn thân thiết, gần gũi với em và với tất cả các bạn học sinh. Dù sau này có đi đâu, và làm gì nhưng những tiếng, âm thanh của nó mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

--------------------------------------------------------------------------------------

Ngoài tài liệu Lập dàn ý Tả cái trống trường em lớp 4 trên, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 4, đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi giữa kì 2 lớp 4đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Tài liệu tham khảo:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
180
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Ngắn gọn (Sách mới)

    Xem thêm