Lập dàn ý Tả đồ dùng học tập của em lớp 4
Dàn ý tả đồ dùng học tập lớp 4
- Dàn ý Tả chiếc cặp sách Mẫu 1
- Dàn ý Tả chiếc bút máy
- Dàn ý tả cái bàn học Mẫu 1
- Dàn ý tả cái bàn học Mẫu 2
- Dàn ý Tả chiếc bảng lớp em
- Dàn ý Tả chiếc bút chì
- Dàn ý tả cái bút mực Mẫu 1
- Dàn ý tả cái bút mực Mẫu 2
- Dàn ý tả chiếc cặp sách Mẫu 2
- Dàn ý tả chiếc hộp bút
- Dàn ý tả chiếc thước kẻ
- Văn tả đồ dùng học tập lớp 4
Lập dàn ý tả đồ dùng học tập của em lớp 4 bao gồm các dàn ý chi tiết được VnDoc sưu tầm, chọn lọc cho các em học sinh tham khảo hoàn thiện bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 - tả đồ dùng học tập, mời các em tham khảo chi tiết.
Dàn ý Tả chiếc cặp sách Mẫu 1
a) Mở bài: Giới thiệu chiếc cặp sách mà em muốn miêu tả
b) Thân bài:
- Miêu tả hình dáng chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp sách có hình chữ nhật đứng thẳng, bề ngang khoảng gần 3 gang tay, bề dọc khoảng gần 5 gang tay
- Cặp làm từ vải dù vừa dày dặn lại chống thấm nước
- Lớp vải dù bên ngoài cặp có màu xanh dương, mặt bên trong được may liền với lớp vải mỏng màu đen
- Cặp chia thành hai ngăn, gồm ngăn phụ nhỏ ở phía trước và ngăn chính lớn ở phía sau
- Ngăn chính là toàn bộ phần thân cặp, có vách ngăn ở giữa để sắp xếp đồ đạc
- Hai bên hông cặp có hai ống trụ tròn để đựng ô hoặc chai nước
- Quai cặp phía sau bản to, có lót xốp ở tỏng giúp không đau vai khi mang nhiều sách vở
- Trên cùng của hai quai cặp chụm lại với nhau, có một cái quai nhỏ màu đen để treo cặp lên
- Công dụng của chiếc cặp sách:
- Cặp sách dùng để đựng sách vở và một số đồ dùng học tập khi đi học
- Cặp sách dùng để đựng một số đồ dùng cá nhân khi đi tham quan trải nghiệm cùng lớp
- Cặp sách còn dùng để đựng các món đồ chơi, đồ mới mua sạch sẽ khi đi nhà sách, siêu thị… để không phải dùng túi nilong
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho chiếc cặp sách
- Cách em bảo quản, vệ sinh chiếc cặp sách
Dàn ý Tả chiếc bút máy
a) Mở bài: Giới thiệu chiếc bút máy mà em muốn miêu tả
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát chiếc bút máy:
- Chiếc bút thuộc hãng nào? Được mua từ lúc nào? Em đã sử dụng nó lâu chưa?
- Chiều dài của chiếc bút là bao nhiêu cm? Thân bút có kích thước to như thế nào? Từ đầu đén đuôi bút kích thước phần thân có thay đổi không?
- Vỏ bút được làm từ chất liệu gì? Điều đó tác động như thế nào đến mức nặng của bút khi viết?
- Màu sắc của vỏ bút là gì? Nó có được trang trí bằng những họa tiết, chữ viết nào không? Em có thích màu sắc, họa tiết đó không?
- Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bút máy:
- Nắp bút có hình dáng và độ dài như thế nào? Độ dài của nắp như thế nào so với toàn bộ cây bút? Tác dụng của chiếc nắp đối với cây bút máy là gì?
- Phần cầm để viết của bút máy được thiết kế như thế nào? Khi viết có bị trơn không?
- Ngòi bút có hình dáng gì? Khi viết cho nét chữ như thế nào? Mực có đều và nhanh khô không?
- Em bơm mực cho bút bằng cách nào? Ống chứa mực của bút có dễ bơm mực vào không? Nó có thể chứa được nhiều mực không? Sau bao lâu thì em sẽ phải bơm mực cho bút một lần?
- Cách em bảo quản bút:
- Khi viết: viết nhẹ nhàng, không nhấn đầu quá mạnh
- Khi dừng viết: đậy nắp, đặt bút trên mặt bàn, không thả lung tung, cất bút vào hộp bút…
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho chiếc bút máy của mình
Dàn ý tả cái bàn học Mẫu 1
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về chiếc bàn:
- Em được phân ngồi vào chiếc bàn đó từ khi nào?
- Chiếc bàn nằm ở đâu trong lớp học?
2. Thân bài
- Miêu tả chung về chiếc bàn:
- Chiếc bàn được làm từ chất liệu gì? Có màu sắc gì? Trông mới hay cũ?
- Chiếc bàn gồm những bộ phận nào (mặt bàn, ngăn bàn, móc treo cặp)?
- Kích thước của cái bàn như thế nào? (dài, rộng, cao… - HS có thể ước chừng như sải tay, cổ tay)
- Những dấu vết của người sử dụng trước đó (chữ viết, hình dán, vết xước…)
- Miêu tả chi tiết:
- Mặt bàn: hình dáng, màu sắc, kích thước, vết sử dụng của bạn học cũ, công dụng…
- Ngăn bàn: hình dáng, kích thước, công dụng…
- Chỗ gác chân: hình dáng, chất liệu, công dụng…
- Móc treo cặp: vị trí, chất liệu, công dụng…
- Những hoạt động của em trên chiếc bàn (học bài, đọc chuyện, vẽ tranh, nằm nghỉ…)
- Kỉ niệm của em đối với chiếc bàn
3. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho chiếc bàn
- Những suy nghĩ, kì vọng cho tương lai cùng chiếc bàn
Dàn ý tả cái bàn học Mẫu 2
I. Mở bài: giới thiệu đồ dùng học tập mà em định tả
Vào năm học mới, để khuyến khích em học tập tốt hơn nên ba mẹ đã mua tặng em một chiếc bàn học. Em rất thích chiếc bàn học mà ba mẹ mau tặng em, em luôn bảo vệ và giữ gìn nó sạch sẽ. Khi các bạn tới chơi đều khen em có chiếc bàn đẹp, em rất tự hào về chiếc bạn học của mình.
II. Thân bài:
1. Tả bao quát chiếc bàn học
- Chiếc bàn có ghế liền
- Chiếc bàn học màu trắng
- Chiếc bàn có giá sách ở phía trên
- Bàn dài 1m và rộng 50cm
- Trông chiếc bàn rất đẹp
2. Tả chi tiết từng bộ phận của chiếc bàn học
- Mặt bàn:
- Màu trắng
- Nhẵn bóng
- Có gắn hộp đựng bút hình con hưu cao cổ
- Hộc bàn:
- Được đính kèm dưới mặt bàn
- Có ngăn kéo ra kéo vào rất tiện lợi
- Có núm cầm hình tròn
- Ghế:
- Ghế được nối với bàn
- Cố thanh gác chân
- Màu trắng
- Hình vuông
- Giá sách:
- Đính trên mặt bàn
- Màu trắng
- Có 10 hộc to nhỏ khác nhau với nhiều hình dạng khác nhau
- Bàn rất chắc chắn và tiện nghi
- Em thích để những đồ yêu thích của mình trên chiếc bàn
3. Công dụng của chiếc bài
- Ngồi học bài
- Để sách vở
- Dung để đặt các vật trang trí
- Giúp em rèn luyện viết chữ đẹp
- Giúp em rất nhiều trong học tập
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc bàn học
- Em rất thích chiếc bàn học của em
- Nhờ có bàn mà em học tốt hơn
- Em sẽ giữ gìn và bảo vệ cẩn thận chiếc bàn học
Dàn ý Tả chiếc bảng lớp em
1. Mở bài:
- Giới thiệu được cái bảng của lớp em.
- Đó là cái bảng của lớp em năm nào?
- Tại sao em lại ấn tượng với cái bảng đó?
2. Thân bài:
a. Tả bao quát
- Bảng có hình chữ nhật
- Được đặt trên bục giảng của cô giáo, ở vị trí thuận lợi nhất cho việc quan sát của học sinh
b. Tả chi tiết cái bảng
- Chiều dài của cái bảng khoảng 2 mét
- Chiều rộng của bảng khoảng 1,5 mét
- Bảng có màu đen, được chia thành từng dòng, từng ô thuận tiện cho chúng em mỗi lần viết bảng. Màu phấn trắng trên nền bảng đen rất rõ, chúng em có thể nhìn rõ hơn những gì mà cô giáo ghi trên bảng.
- Đường viền xung quanh của bảng được làm bằng một thứ kim loại, tạo thành một cái khung bao quanh cái bảng.
- Công dụng của bảng: dùng để phục vụ cho công việc học tập của chúng em.
3. Kết bài:
- Em rất thích cái bảng lớp em
- Cái bảng giúp cho việc học của chúng em được thuận tiện và tốt hơn
- Chúng em luôn giữ cho bảng được sạch sẽ và không bị chày xước.
Dàn ý Tả chiếc bút chì
1. Mở bài:
- Giới thiệu về cây bút chì của em
- Em có cây bút chì ấy trong hoàn cảnh nào?
- Em tự mua hay được ai tặng?
2. Thân bài:
- Tả về cây bút chì
- Độ dài của cây bút khoảng 18 xăng-ti-mét, bằng một gang tay của người lớn.
- To hơn chiếc đũa ăn cơm một chút.
- Bút được làm bằng gỗ, bên ngoài vỏ được sơn màu vàng
- Trên thân bút có dòng chữ màu xám, rất nổi trên thân bút
- Một đầu của bút có một cục tẩy nhỏ được gắn ở đó, nó dùng để tẩy mỗi khi viết sai. Đầu còn lại dùng để viết.
- Ngòi chì được vót nhọn để viết, có màu đen
- Công dụng của cây bút chì
- Dùng để viết
- Dùng để vẽ
- Cảm nhận của em về cây bút
- Cây bút giúp em trong công việc học tập, lúc nào em cũng để bút chì trong hộp bút thật cẩn thận.
- Nhờ có cây bút chì nhỏ này mà em có thể vẽ ra rất nhiều bức tranh đẹp
- Cây bút chì đã trở thành một người bạn trong học tập của em
3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với cây bút chì.
Dàn ý tả cái bút mực Mẫu 1
1. Mở bài
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
2. Thân bài
a) Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc)
- Cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
b) Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
- Tả phần nắp bút:
- Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
- Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
- Tả phần Vỏ cây bút:
- Trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người.
- Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
- Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
- Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
- Công dụng của bút: Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
3. Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
Dàn ý tả cái bút mực Mẫu 2
1. Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu cây bút máy của em
Trong dịp năm học mới, ba mẹ đã mua cho em rất nhiều đồ dùng học tập đẹp. Trong đó, cây bút máy là món đồ mà em yêu thích nhất.
2. Thân bài:
a. Đặc điểm của cây bút :
- Khi mua về cây bút được đặt ngay ngắn trong một chiếc hộp hình chữ nhật
- Cây bút máy làm bằng kim loại sáng bóng, cầm nặng tay hơn những cây bút vỏ nhựa mà em hay sử dụng
- Cả cây bút được sơn một lớp sơn màu xanh thẫm, với họa tiết kẻ ô vuông nhìn đơn giản mà rất đẹp
- Cây bút có hai phần: nắp bút và thân bút
- Nắp bút chỉ dài khoảng 3 xen-ti-mét, với một cái cái bút màu vàng mạ rất đẹp, nhớ chiếc cài đó mà em có thể cài bút vào với quyển vở viết của mình
- Phần thân bút được khắc hai dòng chữ “Thiên Trường” và “Nét chữ nết người” rất tinh xảo.
- Phần đầu bút là kim loại màu trắng, gắn với nó là ngòi bút cũng làm bằng kim loại hình đầu lá mạ màu vàng sáng bóng trông rất đẹp mắt và có thể thay thế được
- Phần lưỡi gà màu đen được gắn phía dưới ngòi có một rãnh nhỏ để đưa mực ra
- Khi xoay mở phần đầu bút, ta sẽ thấy bên trong có một ống nhỏ để chứa mực trong đó.
- Khi bơm mực, chỉ cần xoay nhẹ phần đuôi ống để hút mực lên một cách dễ dàng
- Khi mua bút, một chiếc ngòi bút dự phòng được cất gọn gàng trong gói nhỏ đề phòng trường hợp ngói bút bị hư hỏng gì
b. Công dụng của bút
- Bút máy giúp cho chữ viết của em đẹp hơn
- Nét bút mảnh và trơn tru, có nét thanh, nét đậm rất rõ ràng
- Em sử dụng bút máy trong những khi luyện chính tả, tập viết chữ đẹp
3. Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với chiếc bút máy
Chiếc bút máy đồng hành cùng em khi đến lớp, chứng kiến em ngày càng tiến bộ và giúp đỡ em rất nhiều. Em yêu thích chiếc bút vô cùng. Em thường xuyên nâng niu chiếc bút và giữ gìn nó cẩn thận để nó có thể gắn bó với em thật lâu.
Dàn ý tả chiếc cặp sách Mẫu 2
1. Mở bài:
- Chiếc cặp của em (hay của bạn em)?
- Em có nó hoặc nhìn thấy nó trong hoàn cảnh nào?
2. Thân bài:
a) Tả hình dáng bên ngoài:
- Chiếc cặp làm bằng gì?
- Hình vẽ như thế nào?
- Cặp màu gì?
- Trang trí như thế nào?
- Tả chi tiết quai xách hoặc dây đeo:
- Quai xách (dây đeo) được làm bằng gì? Trông như thế nào?
- Đường khâu xung quanh mép ra sao?
- Tả chi tiết nắp, khoá cặp:
- Khoá cặp làm bằng gì? Trông như thế nào?
- Đóng mở khoá thế nào?
* Tả bên trong chiếc cặp: chiếc cặp có mấy ngăn? Vách ngăn được làm bằng gì? Trông như thế nào? Em đựng gì ở mỗi ngăn?
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chiếc cặp? Những suy nghĩ, liên tưởng khác của em (nếu có)?
Dàn ý tả chiếc hộp bút
I. Mở bài: giới thiệu hộp bút
II. Thân bài: tả hộp bút
1. Tả bao quát hộp bút
- Hộp bút được làm bằng vải
- Hộp bút màu hồng
- Hộp bút hình chữ nhật
- Hộp bút dài 20 cm, rộng 5cm và cao 4cm
- Bên ngoài hộp bút dược trang trí là hình con mèo kitty
2. Tả chi tiết từng bộ phận hộp bút
- Hộp bút có 2 ngăn, một ngăn đựng thước bút và một ngăn đựng vật nhỏ nhỏ như: tẩy, đồ gọt bút chì,….
- Ngăn lớn có thể đựng được máy tính bỏ túi
- Khi mở hoặc đóng là hộp bút đều có khóa
- Hộp bút mở giống như một quyển sách
- Bên trong hộp bút là màu trắng, được làm từ vải mịn
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về chiếc hộp bút
- Đây là món quà ba mẹ tặng nên em rất trân trọng
- Em sẽ cố gắng học tập để không phụ lòng ba mẹ
- Em sẽ giữ gìn cẩn thận và sạch sẽ hộp bút
Dàn ý tả chiếc thước kẻ
1. Mở bài:
Giới thiệu về chiếc thước kẻ: Chiếc thước kẻ là người bạn thân thiết trong học tập của em.
2. Thân bài:
- Chất liệu: nhựa cứng.
- Màu sắc: được trang trí hình công chúa tóc vàng tuyệt đẹp.
- Hình dạng: hình chữ nhật, chiều dài 20 cm, chiểu rộng 3cm.
- Đặc điểm nổi bật: Được chia xăng ti mét đều đặn bởi các vạch thẳng.
- Giúp em kẻ bài thẳng, đẹp.
- Dùng xong em cất cẩn thận vào hộp bút.
3. Kết bài:
Em rất yêu quý chiếc thước kẻ, em sẽ giữ gìn nó cẩn thận.
Văn tả đồ dùng học tập lớp 4
>> Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 4: Tả đồ dùng học tập mà em yêu thích
--------------------------------------------------------------------------------------
Ngoài tài liệu Lập dàn ý tả đồ dùng học tập của em lớp 4 trên, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 và Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .