Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý Tả chiếc thước kẻ của em lớp 4

Lập dàn ý tả chiếc thước kẻ của em lớp 4 là bài hướng dẫn cụ thể cách lập dàn bài cho Đề văn Tả cái thước kẻ của em. Được biên soạn để giúp các em HS học tập tốt môn Tập làm văn lớp 4 và đạt kết quả cao cho bài viết sắp tới, đồng thời trở thành tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và phụ huynh.

Bài văn Tả cái thước kẻ của em lớp 4

Tham khảo các bài văn hay tại:

  1. Bài văn Tả thước kẻ Ngắn gọn
  2. Bài văn Tả cây thước kẻ đạt điểm cao

Dàn ý Tả chiếc thước kẻ của em Mẫu 1

a) Mở bài: Giới thiệu về chiếc thước kẻ mà em muốn miêu tả.

Mẫu: Trong chiếc hộp bút của em, là những đồ dùng học tập nhỏ gọn mà em luôn mang theo đến lớp mỗi ngày. Trong đó, em thích nhất là chiếc thước kẻ có thể gấp gọn lại của mình.

b) Thân bài:

- Miêu tả chiếc thước kẻ:

  • Thước làm từ chất liệu nhựa cứng, trong suốt
  • Thước gồm hai mảnh được gắn với nhau bởi một trục tròn
  • Mỗi mảnh dài 15cm, khi mở ra, hai mảnh thước nằm sát vào nhau tạo thành cây thước 30cm
  • Thước rộng 4cm, nên rất dễ đặt tay lên để giữ khi dùng
  • Thước khá mỏng, mép thước là nơi mỏng nhất, dùng để tì ngòi bút lên khi kẻ
  • Dọc mép thước là các vạch đen ngắn cách nhau đều tăm tắp, dùng để xác định độ dài
  • Giữa thân thước được vẽ các chú mèo vàng béo xinh xắn với các tư thế, hoạt động khác nhau

- Cách sử dụng:

  • Khi kẻ hoặc đo các đoạn ngắn, em để thước ở dạng gấp đôi để dễ sử dụng
  • Khi cần vẽ khung dài thì mở thước ra để không phải kẻ nối hai đoạn thẳng
  • Dùng thước để cắt giấy khi không có kéo

c) Kết bài: Tình cảm của em với chiếc thước vừa miêu tả

Mẫu: Chiếc thước là đồ dùng học tập mà em yêu quý nhất. Em thường xuyên lau vết mực bám ở đầu thước sau mỗi ngày học. Và không đằn vật nặng lên thước. Nhờ vậy, dù đã qua một học kì rồi mà chiếc thước vẫn còn đẹp như mới.

Dàn ý Tả chiếc thước kẻ của em Mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc thước kẻ mà em muốn miêu tả

Gợi ý:

  • Chiếc thước kẻ đó là ai mua cho em? Vào lúc nào?
  • Em đã sử dụng chiếc thước kẻ đó lâu chưa? Trông nó có còn mới không?

b) Thân bài:

  • Chiếc thước kẻ thuộc loại thước gì? Có độ dài bao nhiêu cm?
  • Thước được làm từ chât liệu gì? Có bền không? Có dễ gãy không? Có thể gấp lại hay uốn cong được không?
  • Màu sắc của chiếc thước là gì? Nó có đủ trong để em nhìn xuyên qua thước xuống trang giấy khi kẻ được không?
  • Mép thước có đánh dấu các vạch kẻ chia độ dài có đặc điểm gì? Có dễ nhìn và kẻ không?
  • Thân thước có họa tiết gì để trang trí không?
  • Trong lớp có nhiều bạn dùng thước giống em không? Em dùng cách nào để đánh dấu lên thước?
  • Em thường dùng thước để làm gì? Em có thấy chiếc thước của mình tiện lợi, dễ sử dụng không?
  • Em thường làm gì để bảo vệ và giữ gìn chiếc thước?

c) Kết bài: Tình cảm mà em dành cho chiếc thước kẻ của mình.

Dàn ý Tả chiếc thước kẻ của em Mẫu 3

1. Mở bài: Giới thiệu về chiếc thước mà em muốn tả. Gợi ý:

  • Chiếc thước kẻ đó em được tặng (mua cho) nhân dịp nào?
  • Trong quá trình sử dụng, em cảm thấy như thế nào về chiếc thước kẻ ấy?

2. Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:

  • Thước được làm bằng chất liệu gì? Cảm giác khi cầm, chạm, sờ vào như thế nào?
  • Thước có hình gì? Chiều dài, chiều rộng, bề dày là bao nhiêu?
  • Màu sắc chủ đạo của thước là gì? Đó có phải là màu mà em yêu thích không?

- Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:

  • Các vạch chia độ dài của thước màu gì? Được đánh dấu như thế nào?
  • Phần họa tiết trang trí của thước gồm những gì? Màu sắc, kiểu dáng ra sao? Em có thích những họa tiết đấy không?

- Công dụng của thước: Em dùng thước để làm gì?

3. Kết bài

  • Em đã làm gì để bảo vệ chiếc thước luôn sạch sẽ và mới
  • Tình cảm của em dành cho chiếc thước

Dàn ý tả cây thước kẻ

Dàn ý Tả chiếc thước kẻ của em Mẫu 4

1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc thước:

  • Ai là người đã tặng/mua chiếc thước kẻ đó cho em? Nhân dịp gì?
  • Em có thích và nâng niu chiếc thước kẻ ấy không?

2. Thân bài

- Miêu tả chiếc thước:

  • Chất liệu của chiếc thước là gì? Đặc điểm cơ bản của chất liệu đó (cứng, mềm, dẻo…)
  • Màu sắc của chiếc thước đó là gì? Em có yêu thích màu đó không?
  • Chiếc thước có kích thước bao nhiêu? (dài, rộng, bề dày)
  • Các họa tiết trang trí, hình vẽ, tên hãng sản xuất… trên chiếc thước

- Những kỉ niệm của em cùng chiếc thước kẻ:

  • Hằng ngày, em sử dụng chiếc thước kẻ khi nào? Với mục đích gì?
  • Chiếc thước kẻ đã có cùng em một kỉ niệm đặc biệt nào?

3. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ
  • Quyết tâm học tập thật tốt của em cùng chiếc thước

Dàn ý Tả chiếc thước kẻ của em Mẫu 5

1. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc thước:

  • Chiếc thước đó được ai mua hoặc tặng, nhân dịp nào?
  • Chiếc thước đó đã được sử dụng bao lâu rồi?

2. Thân bài

- Miêu tả khái quát chiếc thước kẻ:

  • Đó là kiểu thước gì? (thước cứng, thước dẻo, thước đôi…)
  • Độ dài, hình dáng, kích thước của chiếc thước
  • Chất liệu, độ bền của chiếc thước

- Miêu tả chi tiết chiếc thước kẻ:

  • Vết đánh dấu, chia độ dài của thước
  • Những họa tiết, hình vẽ trang trí trên thước
  • Tên thước, nhà sản xuất

- Cách sử dụng, công dụng của chiếc thước

  • Trong học tập (kẻ hình, gạch bài, gạch chân từ quan trọng…)
  • Trong vui chơi (xếp hình, gõ nhạc…)

- Kỉ niệm của em với chiếc thước kẻ (ví dụ: trong giờ kiểm tra, trong một lần làm toán…)

c. Kết bài

  • Tình cảm của em dành cho chiếc thước kẻ
  • Những quyết tâm trong học tập cùng chiếc thước trong tương lai

Dàn ý Tả chiếc thước kẻ của em Mẫu 6

Để làm được bài này, các em cần chú ý:

  • Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề.
  • Nhớ lại dàn bài chung của một bài văn miêu tả đồ vật.
  • Quan sát kĩ cái thước em định tả.

1. Mở bài: Giới thiệu về cái thước.

  • Ai mua hoặc ai tặng? (bạn em tặng)
  • Mua hoặc tặng vào dịp nào? (bạn theo gia đình chuyển đến nơi ở mới).

2. Thân bài

- Tả bao quát cái thước:

  • Hình dáng: chiều dài? Chiều ngang? (chiều dài 20 cm, chiều ngang mỗi cạnh là l cm).

- Tả chi tiết:

  • Màu sắc của từng mặt thước: (bốn mặt thước được sơn bốn màu khác nhau).
  • Mặt thước trang trí như thế nào? (vạch kẻ đều nhau đánh dấu từng cm).

3. Kết bài

  • Em giữ gìn thước kẻ cẩn thận vì đó là món quà kỉ niệm của bạn.
  • Em coi thước kẻ như người bạn thân thiết.

-----------------------------------------------------------------------------------------

Trên đây là bài Lập dàn ý tả chiếc thước kẻ của em lớp 4. Ngoài ra, chúng tôi còn sưu tầm và chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 4, đề thi giữa kì 1 lớp 4đề thi học kì 1 lớp 4. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
413
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 4 Ngắn gọn (Sách mới)

    Xem thêm