Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng các di tích lịch sử văn hóa lớp 5

Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa là lời giải phần Kể chuyện lớp 5 SGK trang 29 tuần 21: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

A. Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử văn hóa Ngắn gọn

Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng Ngắn nhất Mẫu 1

Ở vỉa hè trước cổng trường em có các cột đèn đường đứng thành hàng dọc. Tuy nhiên, vào dịp cuối năm, trên các cột đèn đường này lại bị dán chi chít các tờ giấy A4 với nội dung độc hại. Chính vì vậy, em đã rủ các bạn cùng lớp thực hiện hoạt động “làm sạch các cột đèn đường”.

Sáng thứ 7, đúng 8h chúng em có mặt ở cổng trường, tay cầm theo các dụng cụ đã bàn bạc từ trước. Gồm có túi rác, dao nhỏ, miếng sắt cọ nồi và bình phun nước. Sau đó, chúng em chia thành các nhóm nhỏ bắt đầu hành động. Đầu tiên là dùng bình phun nước lên các tờ giấy đã dán để chúng mềm ra. Sau đó thì dùng tay gỡ giấy ra. Các phần giấy còn bám lại, thì mới dùng đến miếng sắt cọ nồi và dao nhỏ để cạo ra. Chúng em ai cũng làm thật nhẹ nhàng và cẩn thận từng chút một để không làm ảnh hưởng đến các cột đèn. Vì số lượng giấy dán khá nhiều, lại còn dán chồng lên nhau, nên phải hơn một tiếng chúng em mới làm sạch hết toàn bộ cột đèn ở trên vỉa hè trước cổng trường.

Trời mùa đông rất lạnh, gò má bạn nào cũng ửng hồng, bàn tay buốt lên vì rét. Nhưng ai cũng vui vẻ và mỉm cười rạng rỡ bởi đã góp sức mình vào việc bảo vệ công trình công cộng.

Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng Ngắn nhất Mẫu 2

Ở lớp, cô giáo vẫn luôn dặn dò chúng em phải biết giữ gìn các công trình công cộng. Chiều ngày hôm qua, em đã thực hiện được một việc tốt, đúng như lời cô đã dạy.

Lúc ấy, em cùng hai người bạn của mình đi chơi ở công viên. Sau khi mỏi chân, chúng em đã cùng ngồi nghỉ ở bàn ghế đá dưới gốc cây bàng. Khi đang nói chuyện, chúng em nhận ra trên mặt bàn và mặt lưng của ghế đá có rât nhiều dòng chữ viết tên người, vẽ hình hoa lá bằng bút dạ và bút xóa. Sau một vài phút suy nghĩ, chúng em đã quyết định về nhà, lấy cồn và các mảnh vải cũ rồi tập trung lại. Tiếp đó, chúng em cẩn thận dùng vảo tẩm cồn để lau các chữ viết và hình vẽ trên bàn và ghế. Có những bức hình đã khá lâu lại to, nên chúng em phải chà thật mạnh mới sạch được. Sau gần ba mươi phút miệt mài, chúng em đã trả lại dáng vẻ sạch sẽ ban đầu cho hai bộ bàn ghế đá ngồi nghỉ trong công viên.

Tuy việc mà em cùng các bạn làm được không có gì quá to tát. Nhưng em vẫn cảm thấy rất vui khi góp chút sức mình vào việc bảo vệ các công trình công cộng.

B. Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử văn hóa Hay nhất

Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng Mẫu 1

Trái đất này không phải của riêng bạn, riêng mình mà là của chúng ta. Sống trong một cộng đồng, mỗi người cần có nếp sống văn minh lịch sự. Câu chuyện xảy ra ngày cuối tuần vừa rồi đã giúp em nhận ra trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. Đó là câu chuyện về một việc làm tốt thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.

Chủ nhật, nhóm chúng em tổ chức dã ngoại ngoài công viên. Công viên rợp bóng cây xanh, bãi cỏ mơn mởn mượt mà làm cả nhóm vô cùng thích thú. Chúng em trải những tấm thảm nhỏ, bày đủ loại đồ ăn, nước uống, cùng nhau chơi trò chơi. Sau đó, khi mặt trời đã lên cao chót vót, từng ánh nắng lọt qua kẽ lá chói chang cả lũ mới mệt phờ ngồi xuống ăn uống. Chúng em vừa cười đùa vừa nói chuyện vui vẻ. Chợt có bạn nhìn thấy phía xa một em bé đang bán vé số và kẹo cao su. Không hiểu thế nào mà bạn khác cười phá lên:

- Trông cái mặt và bộ quần áo lấm lem của con bé đó kìa. Thật mắc cười quá đi!

- Hahaha…!

Vậy rồi cả lũ cười phá lên. Em chỉ im lặng nhìn cô bé đó. Vừa thương cảm sự bất hạnh của em ấy vừa tức giận thái độ của các bạn khác. Cô bé hình như nghe thấy tiếng cười bên này nhưng chỉ cúi mặt nhẹ nhàng hỏi các cô chú xung quanh xem có ai mua kẹo, mua vé số không. Các bạn em cứ cười mãi, cho tới khi một tiếng nói non nớt từ bên cạnh vang lên:

- Mẹ ơi, chị ấy đáng thương quá. Con lấy tiền tiết kiệm mua kẹo cho chị ấy được không ạ?

Thì ra là một em bé gái khoảng năm tuổi. Em nhìn tiền trong tay rồi nghiêng đầu hỏi mẹ. Mẹ em nhìn thoáng qua đám chúng em rồi dịu dàng xoa đầu con gái mình:

- Được chứ. Con ngoan lắm.

Em bé dường như chỉ chờ có vậy, nó lon ton chạy lại chỗ cô bé kia, chìa những tờ tiền lẻ trong đôi bàn tay bé xíu ra. Cô bé ngạc nhiên rồi mỉm cười tươi tắn, sợ làm bẩn tay em bé, cẩn thận lấy giấy gói những chiếc kẹo mút lại. Sau đó em nói cảm ơn người mẹ của em bé kia rồi quay đi, vừa đi vừa cúi xuống nhặt rác. Chúng em ngẩn ngơ nhìn cô bé bán vé số bất hạnh ấy nhặt từng vỏ trai, vỏ kẹo, rác rưởi trên đường trong công viên bỏ vào sọt rác. Một bác lao công đang quét lá nói:

- Con bé nhỏ tuổi, phải đi bán hàng rong phụ mẹ mà ngoan lắm. Ngày nào nó cũng tới, nhặt xong rác thì mới về. Nhiều người bây giờ còn không ý thức bằng nó.

Chúng em xấu hổ nhìn đống vỏ bánh kẹo mà mình mang đến và những lần xả rác vô ý thức trước kia thầm hối lỗi lời nói xúc phạm cô bé. Hành động của em bé 5 tuổi cũng phần nào thức tỉnh chúng em về hành động thiếu văn minh nơi công cộng. Chúng em trở về nhà với tâm trạng rối bời, lòng hiểu ra nhiều điều ý nghĩa.

Một ngày cuối tuần, một câu chuyện nhỏ nhưng là hai việc làm của nếp sống văn minh nơi công cộng. Trong cuộc sống, có những mảnh đời khác nhau, tôn trọng hoàn cảnh của người khác cũng là một nếp sống văn minh. Đặc biệt, mỗi chúng ta cần có ý thức với môi trường sống của chính mình.

Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng Mẫu 2

Cho đến bây giờ tôi vẫn không sao quên được câu chuyện chiều hôm ấy, câu chuyện đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của một chú bé bán kem.

Vào một chiều chủ nhật đẹp trời, tôi thong thả tản bộ quanh công viên Văn Lang, trong lòng khoan khoái lạ thường. Chợt một tiếng rao lảnh lót vang lên khiến tôi quay lại:

- Ai mua kem không ?

Thì ra là một cậu bé bán kem. Tôi nghĩ thầm. Với thân hình gầy gò, ốm yếu và manh áo cũ đã sờn trên va, trông cậu thật tội nghiệp.

Vừa lúc đó, một đám trẻ con quần áo rực rỡ chạy đến mua kem. Chúng vừ ăn, vừa cười nói tíu tít như bầy chim non. Thỉnh thoảng có vài đứa rượt đuổi nhau một cách hồn nhiên. Ăn xong, bọn trẻ thản nhiên vứt que kem xuống đường.

Thấy thế, cậu bé bán kem nhắc nhở:

- Các em không được vứt que kem xuống đường! Các em nhặt lại mang bỏ vào thùng rác đi, kẻo các cô chú công nhân viên lại than phiền.

Những tửng lũ trẻ sẽ ngoan ngoãn làm theo, không ngờ chúng lại xấc xược đáo:

- Anh thì biết quái gì mà nói! Lo bán kem đi, đừng có lên mặt dạy đời!

Chú bé bán kem chẳng thèm cãi lại, lẳng lặng nhặt những que kem ấy bỏ vào thùng rác.

Bọn trẻ xấu hổ cúi gầm mặt, bẽn lẽn đến xin lỗi cậu bé rồi kéo nhau đi nơi khác.

Được chứng kiến câu chuyện, tôi thầm cảm phục cậu bé bán kem. Việc làm của cậu bé tuy nhỏ nhưng đã đóng góp một phần công sức vào việc xây dựng thảnh phố thêm sạch đẹp phải không các bạn?

Kể một việc làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng Mẫu 3

Đường phố buổi sáng vào giờ cao điểm, người đông như nước. Xe đạp nối đuôi nhau không ngứt. Xe máy phành phạch, bấm còi inh ỏi. Vài chỗ xe bị ùn lại. Một chiếc xe ca đi đón khách. Người phụ xe đứng bên cửa, đập tay vào thành xe ầm ầm để xin đường. Dòng người lại dạt ra hai phía.

Một thanh niên đi xe đạp, phía sau đèo hai két bia đang giơ tay xin đường rẽ trái. Bỗng "bình" một tiếng. Một cậu học sinh lách vội va phải bánh xe sau, cả cái xe lật nhào. "Xoảng… xoảng…". Két bia rơi xuống mặt đường. Nước bia trào ra tung tóe. Mảnh chai nhọn sắc vung vãi mặt đường. Hai người va xe kéo co nhau một hồi rồi cùng dắt xe lên vỉa hè. Dòng, người vẫn đi, vẫn chen nhau. Chẳng ai để ý gì đến đoạn đường đầy mảnh chai. Họ chỉ tránh cho bánh xe không đâm vào các mảnh vỡ.

- Ôi dào, để thế mà đi được!

Một bà cụ bán nước ở vỉa hè thốt lên như vậy. Cụ đăm đắm nhìn vào đống mảnh chai trên lòng đường, vẻ ái ngại. Người vẫn đi, xe vẫn chạy. Chỉ có điều, tới gần nơi ấy, ai cũng vội né sang bên.

Nhưng chẳng ai dừng lại. Rồi một lúc sau, tôi thấy bà cụ quay vào trong nhà. Tay cụ cầm cái chổi, tay kia cụ xách cái mủng con. Lưng cụ đã còng. Cụ lom khom di xuống lòng đường và từ từ đến chỗ mảnh chai vương vãi ấy. Cụ ngồi xuống lấy chổi quét gom lại. Cụ gạt mảnh chai vào cái mủng. Một số người qua lại nhìn dửng dưng. Bên kia đường có tiếng la:

- Thằng Nhiên đâu, ra giúp bà đi con! Lỡ xe đụng vào bà.

Một cậu bé ở trần, mặc quần đùi, chừng mười tuổi chạy ra. Cậu đỡ bà cụ đứng lên, dìu bà lên vỉa hè. Đoạn cậu quay trở lại, bê cái mủng chạy xuống cuối phố, đổ mảnh chai vào thùng rác công cộng.

Tất cả những chuyện ấy, tôi đứng trong thềm nhà được thấy từ đầu đến cuối. Bỗng một câu hỏi tự nhiên hiện lên trong óc tôi:

- Sao mình không nhanh chân cùng ra giúp bà cụ làm việc ấy nhỉ?

Tôi thấy xấu hổ quá.

--------------------------------------------------------------------

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Đánh giá bài viết
104 15.286
Sắp xếp theo

    Kể chuyện lớp 5

    Xem thêm