Toán 8 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương II
Giải Toán 8 Kết nối tri thức Bài tập cuối chương II được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Toán 8 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học.
Bài tập cuối chương II
A. Trắc nghiệm
Bài tập 2.28 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Đa thức \(x^{2}-9x+8\) được phân tích thành tích của hai đa thức
A. x - 1 và x + 8
B. x - 1 và x - 8
C. x - 2 và x - 4
C. x - 2 và x + 4
Bài giải
\(x^{2}-9x+8=(x^{2}-9x+9)-1=(x-3)^{2}-1^{2}\)
\(=(x-3-1)(x-3+1)=(x-4)(x-2)\)
Đáp án: C
Bài tập 2.29 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. \((A-B)(A+B)=A^{2}+2AB+B^{2}\)
B. \((A+B)(A-B)=A^{2}-2AB+B^{2}\)
C. \((A+B)(A-B)=A^{2}+B^{2}\)
D. \((A+B)(A-B)=A^{2}-B^{2}\)
Bài giải
Đáp án: D
Bài tập 2.30 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Biểu thức \(25x^{2}+20xy+4y^{2}\) viết dưới dạng bình phương của một tổng là:
A. \([5x+(-2y)]^{2}\)
B. \([2x+(-5y)]^{2}\)
C. \((2x+5y)^{2}\)
D. \((5x+2y)^{2}\)
Bài giải
Đáp án: D
Bài tập 2.31 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Rút gọn biểu thức \(A=(2x+1)^{3}-6x(2x+1)\) ta được
A. \(x^{3}+8\)
B. \(x^{3}+1\)
C. \(8x^{3}+1\)
D. \(8x^{3}-1\)
Bài giải
\(A=(2x+1)^{3}-6x(2x+1)=(2x+1)(4x^{2}+4x+1-6x)\)
\(=(2x+1)(4x^{2}-2x+1)\)
\(=8x^{3}-4x^{2}+2x+4x^{2}-2x+1=8x^{3}+1\)
Đáp án: C
B. Tự luận
Bài tập 2.32 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Tính nhanh giá trị của các biểu thức:
a) \(x^{2}-4x+4\) tại x = 102
b) \(x^{3}+3x^{2}+3x+1\) tại x = 999
Bài giải
a) \(x^{2}-4x+4=(x-2)^{2}\)
\(=(102-2)^{2}=100^{2}=10000\)
b) \(x^{3}+3x^{2}+3x+1=(x+1)^{3}\)
\(=(999+1)^{3}=1000^{3}=1000000\)
Bài tập 2.33 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Rút gọn các biểu thức:
a) \((2x-5y)(2x+5y)+(2x+5y)^{2}\)
b) \((x+2y)(x^{2}-2xy+4y^{2})+(2x-y)(4x^{2}+x2y+y^{2})\)
Bài giải
a) \((2x-5y)(2x+5y)+(2x+5y)^{2}\)
\(=4x^{2}-25y^{2}+4x^{2}+20xy+25y^{2}\)
\(=8x^{2}+20xy\)
b) \((x+2y)(x^{2}-2xy+4y^{2})+(2x-y)(4x^{2}+x2y+y^{2})\)
\(=x^{3}+8y^{3}+8x^{3}-y^{3}=9x^{3}+7y^{3}\)
Bài tập 2.34 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) \(6x^{2}-24y^{2}\)
b) \(64x^{3}-27y^{3}\)
c) \(x^{4}-2x^{3}+x^{2}\)
d) \((x-y)^{3}+8y^{3}\)
Bài giải
a) \(6x^{2}-24y^{2}=6(x^{2}-4y^{2})\)
\(=6(x-2y)(x+2y)\)
b) \(64x^{3}-27y^{3}=(4x-3y)(16x^{2}+12xy+9y^{2})\)
c) \(x^{4}-2x^{3}+x^{2}=x^{2}(x^{2}-2x+1)\)
\(=x^{2}(x-1)^{2}\)
d) \((x-y)^{3}+8y^{3}=(x-y+2y)[x^{2}-2xy+y^{2}-2y(x-y)+4y^{2}]\)
\(=(x+y)(x^{2}-2xy+y^{2}-2xy+2y^{2}+4y^{2})\)
\(=(x+y)(x^{2}-4xy+7y^{2})\)
Bài tập 2.35 trang 47 sgk Toán 8 tập 1 KNTT: Sử dụng Hình 2.3. bằng cách tính diện tích hình vuông ABCD theo hai cách, hãy giải thích hằng đẳng thức \((a+b)^{2}=a^{2}+2ab+b^{2}\)
Bài giải
Cách 1: Diện tích hình vuông ABCD là: \((a+b)(a+b)=(a+b)^{2}\)
Cách 2: Diện tích hình vuông ABCD là:
\(P + Q + R + S = a^{2}+ ab+ba+b^{2}\)
\(=a^{2}+2ab+b^{2}\)
Từ đó, ta có thể giải thích được hằng đẳng thức \((a+b)^{2}=a^{2}+2ab+b^{2}\)
-------------------------------------
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Giải Toán 8 Bài tập cuối chương II KNTT. Trong quá trình học môn Toán lớp 8, các bạn học sinh chắc hẳn sẽ gặp những bài toán khó, phải tìm cách giải quyết. Hiểu được điều này, VnDoc đã sưu tầm và chọn lọc thêm phần Đề thi giữa kì 1 lớp 8 hay Đề thi học kì 1 lớp 8 để giúp các bạn học sinh học tốt hơn.
Toán 8 từ năm học 2023 - 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, VnDoc sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới: