Toán 8 Kết nối tri thức bài: Luyện tập chung trang 56
Giải Toán 8 Kết nối tri thức bài: Luyện tập chung trang 56 hướng dẫn trả lời các bài tập trong SGK Toán 8 Kết nối tri thức trang 56 tập 1, giúp các em nắm vững kiến thức được học và luyện giải Toán 8 hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Giải Toán 8 KNTT bài Luyện tập chung trang 56
Bài tập 3.9 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT:
Tứ giác ABCD trong Hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Vẽ tia Dx đi qua điểm A.
Vì \(\widehat {DAB}\) và \(\widehat {{\rm{BAx}}}\) là hai góc kề bù nên \(\widehat {DAB} + \widehat {{\rm{BAx}}} = {180^o}\)
Suy ra \(\widehat {{\rm{BAx}}} = {180^o} - \widehat {DAB} = {180^o} - {120^o} = {60^o}\)
Ta có \(\widehat {A{\rm{D}}C} = \widehat {{\rm{BAx}}} = {60^o}\) mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên AB // CD.
Vậy tứ giác ABCD là hình thang.
Bài tập 3.10 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT:
Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = AD. Biết \(\widehat{ABD}=30^{\circ}\), tính số đo các góc của hình thang đó.
Hướng dẫn giải:
Ta có: AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A \(\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{ADB}=30^{\circ}\)
\(\Rightarrow \widehat{A}=180^{\circ}-30^{\circ}-30^{\circ}=120^{\circ}\)
Xét hình thang cân ABCD ta có: \(\widehat{A}=\widehat{B}=120^{\circ}\)
\(\widehat{D}=\widehat{C}=180^{\circ}-120^{\circ}=60^{\circ}\)
Bài tập 3.11 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT:
Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong Hình 3.26
Hướng dẫn giải:
AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A
\(\Rightarrow \widehat{ABD}=\widehat{ADB}=40^{\circ}\)
\(\Rightarrow \widehat{A}=180^{\circ}-40^{\circ}-40^{\circ}=100^{\circ}\)
CB = CD suy ra tam giác CBD cân tại C \(\widehat{CBD}=\widehat{CDB}=120^{\circ}-40^{\circ}=80\)
\(\Rightarrow \widehat{C}=180^{\circ}-80^{\circ}-80^{\circ}=20^{\circ}\)
\(\widehat{B}=360^{\circ}-120^{\circ}-100^{\circ}-20^{\circ}=120^{\circ}\)
Bài tập 3.12 trang 56 sgk Toán 8 tập 1 KNTT:
Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R
a) Chứng minh tứ giác APMR là hình thang cân
b) Chứng minh rằng chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC
c) Hỏi với vị trí nào của M thì tam giác PQR là tam giác đều?
Hướng dẫn giải:
a) Ta có MR // AP suy ra APMR là hình thang
PM // BQ suy ra \(\widehat{P1}=\widehat{B}\) (hai góc đồng vị)
Lại có: \(\widehat{A}=\widehat{B}\) (do tam giác ABC đều) \(\Rightarrow \widehat{A}=\widehat{P1}\)
Suy ra APMR là hình thang cân
b) Tương tự câu a) ta chứng minh được tứ giác QMRC và PMQB là hình thang cân
suy ra PR = MA, RQ = MC, PQ = MB (cặp đường chéo của hình thang cân)
\(\Rightarrow PR+RQ+PQ=MA+MB+MC\)
c) Tam giác PRQ đều khi PR = RQ = PQ hay MA = MB = MC suy ra M cách đều 3 đỉnh tam giác ABC hay chính là tâm đương tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Bài tiếp theo: Toán 8 Kết nối tri thức bài 12