Cách tính Can Chi
Tính CAN CHI lớp 9
Bài tập thực tế lớp 9: Cách tính CAN CHI năm là một dạng toán thường gặp trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán gần đây. Tài liệu được VnDoc biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 9 hơn. Mời các bạn tham khảo.
A. Lịch Can Chi
Hệ Can
Gồm 10 yếu tố: Giáp - Ất - Bính- Đinh - Mậu - Kỷ - Canh - Tân- Nhâm - Quý. Được hình thành trên cơ sở năm hành phối hợp với âm dương mà ra. Vì vậy hệ này còn được gọi là thập can hay thiên can.
Hệ chi
Có 12 yếu tố gồm: Tý - Sửu - Dần - Mão- Thìn- Tỵ - Ngọ- Mùi- Thân- Dậu- Tuất- Hợi. Hệ chi này bao gồm 6 cặp âm dương do ngũ hành biến hóa mà ra. Cho nên được gọi là Thập Nhị Chi hay Địa Chi. Tên mỗi Chi ứng với một con vật sống trên mặt đất gần gũi với cuộc sống của người nông dân.
Ghép Can - Chi lại với nhau, ta được hệ đếm gồm 60 đơn vị với các tên như: Giáp tý - Bính Dần - Nhâm Tuất - Ất Sửu - Đinh Mão - Mậu Thìn - Kỷ Tỵ - Canh ngọ - Tân Mùi- Nhâm thân - Quý Dậu...
Lục thập hoa giáp là sự kết hợp 6 chu kỳ hàng can với 5 chu kỳ hàng chi thành hệ 60. Cách tính năm, tháng, ngày, giờ đều theo hệ số đó, gọi là lịch can chi.
Hệ Can Chi này dùng để gọi tên ngày tháng, năm cứ 60 năm được gọi là một Hội.
Đặc tính Âm dương và thứ tự 10 CAN, CHI
Hệ can
Âm |
2,4,6,8,10 |
Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý |
Dương |
1,3,5,7,9 |
Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm |
Hệ chi
Âm |
2,4,6,8,10,12 |
Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi |
Dương |
1,3,5,7,9,11 |
Tí, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất |
Có 6 chu kỳ hàng can tức là có 6 giáp mà mỗi chu kỳ hàng can hay mỗi giáp gồm 10 can (đó là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) nên gọi là lục thập hoa giáp.
Vì số Can có 10 tên và số chi có 12 tên cùng là số chẵn nên thứ tự chẵn sẽ ráp với chẵn, lẻ sẽ ráp với lẻ. Khi ráp theo thứ tự xoay vòng thì Can dương không gặp Chi âm được và ngược lại.
Hết một vòng 60 năm từ Giáp Tý đến Quý Hợi. Từ năm thứ 61 trở lại Giáp Tý, năm thứ 121, 181 ... cũng trở lại Giáp Tý. Đó là một điều trở ngại cho việc nghiên cứu sử, nếu không ghi triều vua nào thì rất khó xác định. Một gia đình có ông và cháu cùng một tuổi, có khi tính tuổi cháu nhiều hơn tuổi ông. Vậy khi tính thành dương lịch cần phải chú ý cộng trừ bội số của 60.
B. Tính Can Chi
Công thức tính:
Trong đó: C: Mã số tên năm Can Chi; D là năm dương lịch; d là số dư của phép tính.
Ví dụ: Tìm tên năm Can Chi của năm 2015?
Trả lời
Ta có:
Bài tập vận dụng: Năm nay theo âm lịch là Bính Thân, hỏi bao nhiêu năm nữa đến năm Bính Thân nữa? Có năm Bính Dậu không?
Hướng dẫn giải
Theo âm lịch thì có 10 can và 12 chi.
Vậy số năm để lặp lại năm Bính Thân là BCNN (10; 15)
Ta tính được BCNN(10; 15) = 60.
Bính – Dương còn Dậu – Âm => Không hết hợp được với nhau
Vậy không có năm Bính Dậu.
C. Quy tắc xác định CAN, CHI của năm X
Để xác định CAN, ta tìm số dư r trong phép chia X cho 10 và tra vào bảng dưới đây:
r |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
CAN |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỉ |
Để xác định CHI, ta tìm số dư s trong phép chia X cho 12 và tra vào bảng dưới đây:
s |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
CHI |
Thân |
Dậu |
Tuất |
Hợi |
Tí |
Sửu |
Dần |
Mão |
Thìn |
Tỵ |
Ngọ |
Mùi |
Ví dụ: Năm 2020 có CAN là Canh, có CHI là Tí.
Bài tập vận dụng:
a. Sử dụng quy tắc xác định Can, Chi của năm 2005?
b. Học sinh A nhớ rằng Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, hiệu Quang Trung vào năm Mậu Thân nhưng không nhớ rõ đó là năm bao nhiêu mà chỉ nhớ là sự kiện trên xảy ra vào cuối thế kỉ 18. Em hãy xác định chính xác năm đó là năm bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a. Vì 2005 chia cho 10 dư 5 nên Can là Ất.
2005 chia 12 dư 1 nên Chi là Dậu.
b. Vì Can năm Mậu Thân là Mậu nên suy ra chữ số tận cùng của năm đó là chữ số 8. Mặt khác do năm đó xảy ra vào cuối thế kỉ 18 nên năm đó có dạng
Vì Chi của năm Mậu Thân là Thân nên
Do đó năm cần tìm là