Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ
Chuyên đề luyện thi vào 10: Diện tích xung quanh - Diện tích toàn phần - Thể tích hình trụ
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ là một dạng toán mới được đưa vào trong các đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán gần đây. Tài liệu được VnDoc biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán lớp 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
- Công thức tính thể tích hình trụ, diện tích xung quanh và toàn phần hình trụ tròn
- Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ
Tài liệu dưới đây được VnDoc biên soạn gồm hướng dẫn giải chi tiết cho dạng bài liên quan đến tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ và tổng hợp các bài toán để các bạn học sinh có thể luyện tập thêm. Qua đó sẽ giúp các bạn học sinh ôn tập các kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi học kì và ôn thi vào lớp 10 hiệu quả nhất. Sau đây mời các bạn học sinh cùng tham khảo tải về bản đầy đủ chi tiết.
I. Các công thức tính hình trụ
1. Hình trụ
Khi quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh cạnh CD cố định ta thu được một hình trụ
+ Hai đáy là hình tròn bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song
+ DC là trục của hình trụ
+ Các đường sinh của hình trụ (EF, AB) vuông góc với hai mặt đáy
+ Độ dài đường sinh cũng là độ dài đường cao của hình trụ.
Chú ý: Từ một hình trụ, nếu ta cắt rời hai đáy và cắt theo một đường sinh nào đó rồi trải phẳng ra thì ta được một hình phẳng (gồm hai hình tròn và một hình chữ nhật) như hình vẽ. Hình này gọi là hình khai triển của hình trụ đã cho.
2. Diện tích xung quanh của hình trụ
Hình trụ có r là bán kính đường tròn đáy, h là chiều cao thì:
+ Diện tích xung quanh là:
+ Diện tích 2 đáy là:
+ Diện tích toàn phần là:
3. Thể tích của hình trụ
+ Thể tích của hình trụ là:
Trong đó S là diện tích đáy, h là chiều cao
II. Bài tập ví dụ cho các bài toán về hình trụ
Bài 1: Chiều cao của một hình trụ bằng 6 lần bán kính đường tròn đáy. Diện tích xung quanh hình trụ là
Hướng dẫn giải
Chiều cao của một hình trụ bằng 6 lần bán kính đường tròn đáy nên h = 6r
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Suy ra h = 30cm
Thể tích của hình trụ là:
Bài 2: Một hình trụ có diện tích xung quanh là cm2, bán kính đáy bằng 1/2 đường cao. Tính thể tích hình trụ
Hướng dẫn giải
Bán kính đáy bằng 1/2 đường cao nên h = 2r
Diện tích xung quanh của hình trụ là:
Thể tích của hình trụ là:
Bài 3: Cho hình chữ nhật MNPQ có MN = 4cm, MQ = 3cm. Khi quay hình chữ nhật đã cho một vòng quanh cạnh MN ta được một hình trụ có thể tích bằng bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh cạnh MN ta được hình trụ có đáy là hình tròn có bán kính MQ = 3cm và đường cao bằng MN = 4cm
Thể tích của hình trụ là:
Bài 4: Người ta thả một quả trứng vào cốc thủy tính hình trụ có chứa nước. Trứng chìm hoàn toàn trong nước và không bị tràn nước ra ngoài. Tính thể tích của quả trứng biệt diện tích đáy của cột nước hình trụ là 16,7cm2 và nước trong cốc dâng thêm 8,2mm
Hướng dẫn giải
Đổi 8,2mm = 0,82cm
Thể tích ban đầu của hình trụ là:
Thể tích nước khi bỏ thêm quả trứng vào là:
Thể tích của quả trứng là:
Vậy thể tích của quả trứng là 13,694cm3.
Bài 5. Một hình trụ có thể tích V không đổi. Hỏi bán kính đáy bằng bao nhiêu để diện tích toàn phần của hình trụ đó là nhỏ nhất
Hướng dẫn giải
Gọi bán kính đáy và chiều cao của hình trụ lần lượt là
Ta có:
Diện tích toàn phần của hình trụ:
Dấu “=” xảy ra:
Vậy với
Bài 6. Cho tam giác ABC; (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O; R) đường kính BC. Vẽ đường cao AH của tam giác ABC. Đường tròn tâm K đường kính AH cắt AB; AC lần lượt tại D và E. Biết BC = 25cm và AH = 12cm. Hãy tính diện tích xung quanh của hình tạo bởi khi cho tứ giác ADHE quay quanh AD.
Hướng dẫn giải
Hình vẽ minh họa
Xét tam giác vuông ABC có:
Suy ra
Xét tam giác vuông AHB có:
Tương tự ta có:
Khi quay hình chữ nhật ADHE quanh AD ta được hình trụ có chiều cao AD và bán kính đáy HD nên
III. Bài tập tự luyện các bài toán về hình trụ
Bài 1: Một hình trụ có diện tích xung quanh bằng 128cm2, chiều cao bằng bán kính đáy. Tính thể tích của hình trụ đó.
Bài 2: Cho hình chữ nhật có chiều cao là 3m, chiều rộng là 2m. Quay hình chữ nhật đó một vòng quanh chiều dài của nó ta được một hình trụ. Tính diện tích xung quanh của hình trụ đó.
Bài 3: Một hình trụ có diện tích đáy và diện tích xung quanh đều bằng 324m2. Tính chiều cao của hình trụ.
Bài 4: Một hình trụ có thể tích là 785cm3 và có chiều cao là 10cm. Tính bán kính đáy của hình trụ.
Bài 5: Một bồn nước inox có dạng một hình trụ với chiều cao 1,75m và diện tích đáy là 0,32m2. Hỏi bồn nước đựng đầy bao nhiêu mét khối nước?
Bài 6: Diện tích xung quanh của một hình trụ là 10m2 và diện tích toàn phần của nó là 14m2. Tính bán kính của đường tròn đáy và chiều cao của hình trụ
Bài 7: Một bể nước hình trụ đáy là hình tròn có bán kính 1,5m và chiều cao là 3,5m. Hãy tính:
a, Diện tích xung quanh của bể
b, Để bể nước chứa 30m3 nước thì cần tăng chiều cao thêm bao nhiêu mét?
Bài 8: Một bể chứa dầu có dạng hình trụ dung tích của bể là 6280m3. Nếu định xây bể có chiều cao là 5m thì phải sử dụng mặt đáy có diện tích bằng bao nhiêu?
Bài 9: Chọn câu đúng. Cho hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao h. Nếu ta tăng chiều cao lên hai lần và giảm bán kính đáy đi hai lần thì.
A. Thể tích hình trụ không đổi.
B. Diện tích toàn phần không đổi.
C. Diện tích xung quanh không đổi.
D. Chu vi đáy không đổi.
Bài 10. Một trục lăn có dạng hình trụ nằm ngang (như hình vẽ), hình trụ có diện tích một đáy S = 25π cm2 và chiều cao h = 10cm.
Nếu trục lăn đủ 12 vòng thì diện tích tạo trên sân phẳng là bao nhiêu?
-------------------
Ngoài các dạng Toán 9 ôn thi vào lớp 10 trên, mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt!