Bài tập Hình trụ, Hình nón, Hình cầu Toán lớp 9
Chuyên đề Toán học lớp 9: Bài tập Hình trụ - Hình nón - Hình cầu được biên soạn và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Toán 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Bài tập Hình trụ - Hình nón – Hình cầu lớp 9
Công thức hình trụ
Với r là bán kính đáy và h là chiều cao của hình trụ, ta có:
- Diện tích xung quanh: Sxq = 2πrh
- Diện tích toàn phần: Stp = Sxq + S 2 đáy = 2πrh + 2πr2
- Thể tích: V = πr2h
Công thức hình nón
Với r là bán kính đáy, h là chiều cao và l là độ dài đường sinh của hình nón, ta có:
- Độ dài đường sinh của hình nón: l2 = r2 + h2
- Diện tích xung quanh: Sxq = πrl
- Diện tích toàn phần: Stp = Sxq + S đáy = πrl + πr2
- Thể tích: V =
\(\frac{1}{3}\)πr2h
Công thức hình nón cụt
Với r1 là bán kính đáy lớn, r2 là bán kính đáy nhỏ, h là chiều cao và l là độ dài đường sinh, ta có:
- Diện tích xung quanh: Sxq = π(r1 + r2)l
- Diện tích toàn phần: Stp = Sxq + S 2 đáy = π(r1 + r2)l + πr12 + πr22
- Thể tích: V = π(r12 + r22 + r1r2)h
Công thức hình cầu
Với r là bán kính của mặt cầu, ta có:
- Diện tích mặt cầu: S = 4πr2
- Thể tích mặt cầu: V = πr3
Công thức hình hộp chữ nhật
Với a là chiều rộng, b là chiều dài và c là chiều cao của hình hộp chữ nhật, ta có:
- Diện tích xung quanh: Sxq = 2(a + b)c
- Diện tích toàn phần: Stp = Sxq + S 2 đáy = 2(a + b)c + 2ab
- Thể tích: V = abc
Công thức hình lập phương
Với a là độ dài một cạnh của hình lập phương, ta có:
- Diện tích xung quanh: Sxq = 4a2
- Diện tích toàn phần: Stp = 6a2
- Thể tích: V = a3
Bài tập trắc nghiệm hình trụ - hình nón – hình cầu
Câu 1: Một hình nón có diện tích xung quanh là 72π, đường kính đáy là 12cm. Độ dài đường sinh là:
A. 6cm | B. 8cm | C. 12cm | D. 16cm |
Câu 2: Hình trụ có chiều cao h = 8 (cm) và bán kính đáy là 3cm. Diện tích xung quanh của hình trụ là:
A. 16π (cm2) | B. 24π (cm2) | C. 32π (cm2) | D. 48π (cm2) |
Câu 3: Cho hình nón có bán kính đáy r = 3 (cm) và chiều cao h = 4 (cm). Diện tích xung quanh của hình nón là:
A. 12π (cm2) | B. 13π (cm2) | C. 14π (cm2) | D. 15π (cm2) |
Câu 4: Diện tích của mặt cầu có bán kính bằng 3cm là:
A. 36π (cm2) | B. 12π (cm2) | C. 48π (cm2) | D. 15π (cm2) |
Câu 5: Một bể nước có chiều cao 1,5m. Một vòi nước chảy vào bể với vận tốc 5880 lít/giờ. Sau 10 phút, mực nước trong bể cao 1,2m. Thể tích của bể nước bằng:
A. 2,17m3 | B. 1,58m3 | C. 1,23m3 | D. 2,47m3 |
Câu 6: Thể tích của khối nón có bán kính đáy bằng 5 (cm) và diện tích xung quanh bằng 65π (cm2) là:
A. 100π (cm3) | B. 120π (cm3) | C. 140π (cm3) | D. 160π (cm3) |
Câu 7: Hình nón có bán kính đáy bằng 10cm, chiều cao bằng 9cm. Thể tích của hình nón là:
A. 912cm3 | B. 942cm3 | C. 932cm3 | D. 922cm3 |
Câu 8: Cho hình trụ có chu vi đáy là 8π (cm) và chiều cao h = 10 (cm). Thể tích của hình trụ là:
A. 140π (cm2) | B. 150π (cm2) | C. 160π (cm2) | D. 170π (cm2) |
Câu 9: Hình nón có chiều cao h = 10cm và thể tích V = 1000π (cm3) có độ dài đường sinh bằng:
A. 20 (cm) | B. 30 (cm) | C. 40 (cm) | D. 50 (cm) |
Câu 10: Một hình cầu có thể tích bằng 400 (cm3). Bán kính của hình cầu là:
A. 3,2cm | B. 3,9cm | c. 4,6cm | D. 2,7cm |
Câu 11: Diện tích xung quanh của một hình trụ bằng 96π (cm2) và chiều cao của hình trụ h = 12 (cm). Bán kính đáy của hình trụ này bằng:
A. 3cm | B. 3,5cm | C. 4cm | D. 4,5cm |
Câu 12: Cho hình trụ có bán kính đáy r = 4cm (m) và chiều cao h = 5 (m). Diện tích xung quanh của hình trụ là:
A. 40π (cm2) | B. 45π (cm2) | C. 50π (cm2) | D. 55π (cm2) |
Câu 13: Một chiếc xô hình nón cụt được làm bằng nhựa để đựng nước. Các đường kính đáy lần lượt là 20cm và 10cm, chiều cao là 30cm. Dung tích của xô là:
A. 1750π (cm3) | B. 1800π (cm3) | C. 1850π (cm3) | D. 1900π (cm3) |
Câu 14: Cho mặt cầu có thể tích V = 288π (cm3). Đường kính mặt cầu là:
A. 6cm | B. 12cm | C. 18cm | D. 24cm |
Câu 15: Một hình nón có đường sinh bằng 12cm, góc giữa đường sinh và đường kính đáy là 600. Thể tích của hình nón bằng (làm tròn đến số thập phân số hai):
A. 351,15cm3 | B. 391,12cm3 | C. 401,18cm3 | D. 412,33cm3 |
Câu 16: Hộp sữa ông Thọ có dạng hình trụ (đã bỏ nắp) có chiều cao h = 12 (cm) và bán kính đáy bằng r = 4cm. Diện tích toàn phần của hộp sữa là:
A. 110π (cm3) | B. 128π (cm2) | C. 110π (cm3) | D. 112π (cm2) |
Câu 17: Một hình nón có chiều cao 15dm, đường sinh bằng 25dm. Khảng định nào sau đây sai?
A. Bán kính đáy của hình nón bằng 20dm
B. Diện tích xung quanh của hình nón bằng 1570dm2
C. Diện tích toàn phần của hình nón bằng 2826dm2
D. Thể tích của hình nón bằng 1884dm3
Câu 18: Một khối gỗ dạng hình trụ có bán kính đáy bằng 2dm và chiều cao bằng 6dm. Người ta khoét đi một phần có dạng hình nón thì phần thể tích khối gỗ còn lại là (làm tròn đến số thập phân số hai):
A. 40,26dm3 | B. 48,25dm3 | C. 50,24dm3 | D. 52,44dm3 |
Câu 19: Người ta khoan một lỗ hình trụ đường kính 9cm xuyên qua một khối gỗ hình hộp chữ nhật cao 18cm có đáy là hình vuông có cạnh là 48cm. Thể tích còn lại của khối gỗ là (với π = 3,14; làm tròn đến số thập phân số hai):
A. 6157,89cm3 | B. 6328,11cm3 | C. 6584,42cm3 | D. 6631,47cm3 |
Câu 20: Một cốc trà sữa hình trụ có bán kính đáy bằng 4cm, bạn An bỏ trân châu vào cốc thì trà sữa dâng lên 3cm. Thể tích của số trân châu bỏ thêm vào cốc là: (biết trân châu chìm hoàn toàn trong trà sữa và không thấm nước)
A. 48π cm3 | B. 50π cm3 | C. 52π cm3 | D. 60π cm3 |
(Để xem trọn bộ câu hỏi và đáp án, mời tải tài liệu về!)
-----------
Trên đây là tài liệu Chuyên đề môn Toán 9: Bài tập trắc nghiệm Hình trụ, Hình nón, Hình cầu. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm các như tài liệu Chuyên đề Toán học 9, Giải bài tập Toán lớp 9 để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10.