Giải Hóa 8 Bài 33: Điều chế khí hidro - Phản ứng thế

Mời các bạn tham khảo tài liệu Giải Hóa 8 Bài 33: Điều chế hiđro - phản ứng thế do VnDoc đăng tải sau đây. Tài liệu là lời giải chi tiết và chính xác cho các bài tập SGK Hóa học 8 trang 117 bài Điều chế hidro - phản ứng thế. Lời giải Hóa học 9 được trình bày chi tiết rõ ràng, giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi trong sách, từ đó vận dụng trả lời câu hỏi liên quan một cách dễ dàng, nhanh chóng. Chúc các bạn học tập tốt và đạt được thành tích cao trong các kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo.

A. Tóm tắt kiến thức: Điều chế hiđro - phản ứng thế

1. Điều chế hidro

a. Trong phòng thí nghiệm

Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).

Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy (cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm (không làm tàn đóm bùng cháy)

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Trong công nghiệp

Hidro được điều chế bằng cách điện phân nước hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than hoặc điều chế H2 từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ

PT: 2H2O \overset{điện phân}{\rightarrow} 2H2 + O2

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

B. Giải bài tập trang 117 SGK Hóa lớp 8

Bài 1 trang 117 SGK Hóa 8 

Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

b. 2H2O \overset{điện phân}{\rightarrow} 2H2 + O2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Hướng dẫn giải bài tập

Những phản ứng hóa học dưới đây có thể được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm:

a. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

c. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

  • Phản ứng b không dùng để điều chế hidro trong phòng thí nghiệm

Bài 2 trang 117 SGK Hóa 8 

Lập phương trình hóa học của phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a. Mg + O2 → MgO

b. KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Hướng dẫn giải bài tập

a. 2Mg + O2 → 2MgO

Phản ứng hóa hợp

b. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Phản ứng phân hủy.

c. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

Phản ứng thế.

Bài 3 trang 117 SGK Hóa 8 

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hiđro, có làm như thế được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải bài tập

Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm nằm thẳng đứng, miệng ống nghiệm hướng lên trên vì trọng lượng khí oxi (32g) lớn hơn trọng lượng không khí (29g). Đối với khí hiđro thì không thể được vì trọng lượng khí hiđro rất nhẹ (2g) so với không khí (29g). Đối với khí H2 thì phải đặt ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống nghiệm hướng xuống dưới.

Bài 4 trang 117 SGK Hóa 8 

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng:

a. Viết phương trình hóa học có thể điều chế hiđro

b. Phải dùng bao nhiêu gam kẽm, bao nhiêu gam sắt để diều chế được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc)?

Hướng dẫn giải bài tập

a. Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b. Số mol khí hiđro là: n = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)

Khối lượng kẽm cần dùng là: m = 0,1 x 65 = 6,5 (g)

Khối lượng sắt cần dùng là: m = 0,1 x 56 = 5,6 (g).

Bài 5 trang 117 SGK Hóa 8 

Cho 22,4 g sắt tác dụng với dung dịch loãng có chứa 24,5 g axit sunfuric.

a. Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

b. Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc.

Hướng dẫn giải bài tập

a. Số mol sắt là: n = 22,4/56 = 0,4 (mol)

Số mol axit sunfuric là: n = 24,5/98 = 0,25 (mol)

Phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

1mol 1mol 1mol

0,25mol 0,25mol 0,25mol

Theo phương trình phản ứng hóa học, cứ 1 mol sắt tác dựng thì cần 1mol H2SO4. Do đó, 0,25 mol sắt tác dụng thì cần 0,25 mol H2SO4.

Vậy, số mol sắt dư là: n = 0,4 – 0,25 = 0,15 (mol)

Khối lượng sắt dư là: m = 0,15 x 56 = 8,4 (g)

b. Theo phương trình phản ứng hóa học, ta có: nH2 = nFe = 0,25 mol

Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là: VH2 = 0,25 x 22,4 = 5,6 (lít).

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số giải Hóa 8 bài tiếp theo tại: Giải Hóa 8 Bài 34: Bài luyện tập 6

C. Giải sách bài tập Hóa 8 bài 33 Điều chế khí hidro - Phản ứng thế

Ngoài các dạng câu hỏi, bài tập sách giáo khoa Hóa 8 bài 33 Điều chế khí hidro - Phản ứng thế. Để có thể củng cố nâng cao kiến thức bài học, cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập một cách thành thạo.

Các bạn học sinh cần rèn luyện làm thêm các câu hỏi, bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình làm bài tập, cũng như học tập đạt được hiệu quả hơn. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 8 bài 33 tại:

...............................

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Giải Hóa 8 Bài 33: Điều chế khí hidro - Phản ứng thế một tài liệu rất hữu ích. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như bổ sung thêm các phương pháp hay giải bài tập.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Giải SBT Hóa 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
17 9.444
Sắp xếp theo

    Lớp 9

    Xem thêm