Bài tập Hóa 8 bài 13: Phản ứng hóa học
Bài tập phản ứng hóa học
Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bài tập Hóa 8 bài 13: Phản ứng hóa học do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Hóa học 8.
Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài 13 phản ứng hóa học.
- Hóa học 8 Bài 13: Phản ứng hóa học
- Giải Hóa 8 Bài 13: Phản ứng hóa học
- Giải SBT Hóa 8 bài 13: Phản ứng hóa học
- Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 13
Bài tập 1. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:
a) Cho một mẩu natri vào nước, tu được sản phẩm natri hidroxit NaOH và khí hidro.
b) Cho dung dịch sắt (II) clorua FeCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3, thu được bạc clorua kết tủa màu trắng và dung dịch sắt (II) nitrat.
Hướng dẫn giải bài tập
a) Natri + nước → natri hidroxit + hidro
b) Sắt (II) clorua + bạc nitrat → bạc clorua + sắt (II) nitrat
Bài tập 2. Viết phương trình hóa học sau: Đốt chát mẩu sắt trong bình đựng khí oxi, tạo ra oxit sắt từ. Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành?
Hướng dẫn giải bài tập
Sắt + khí oxi → sắt từ oxit
Chất tham gia: sắt và khí oxi
Chất tạo thành: sắt từ oxit
Bài tập 3. a) Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?
b) Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?
Hướng dẫn giải bài tập
a) Muốn phản ứng hóa học xảy ra:
Những chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
Có nhiệt độ thích hợp, có trường hợp cần chất xúc tác.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:
Nhiệt độ của các chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và ngược lại.
Độ đậm đặc của dung dịch chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng nếu độ đậm đặc của dung dịch tăng. Ngược lại
Kích thước của các chất rắn phản ứng: kích thước của các chất rắn càng nhỏ (tức là diện tích tiếp xúc càng lớn) thì tốc độ phản ứng hóa học càng tăng. Ngược lại.
Bài tập 4. Ghi lại bằng chữ của phương trình phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây? Cho axit nitric loãng tác dụng với với đinh sắt tạo muối nitrat và khí nito (II) oxit không màu, khí này tiếp xúc với không khí trở thành khí nito (IV) oxit màu nâu đỏ.
Kẽm + axit nitric → Muối nitrat + khí nito (IV) oxit
Chất tham gia phản ứng là: kẽm và axit nitrat
Chất sau phản ứng là: Muối nitrat và khí nito (IV) oxit
Bài tập 5. Ghi lại bằng chữ của phương trình phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây? Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu lưu huỳnh đioxit (khí sunfuro SO2)
Hướng dẫn giải
Phương trình hóa học bằng chữ: Lưu huỳnh + oxi → lưu huỳnh đioxit
Phương trình hóa học: S + O2 → SO2
.........................
Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Bài tập Hóa 8 bài 13: Phản ứng hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.