Bài tập Hóa 8 bài 11: Bài luyện tập 2
Bài tập hóa lớp 8 bài 11
Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bài tập Hóa 8 bài 11: Bài luyện tập 2 do VnDoc.com biên soạn và đăng tải. Tài liệu được xây dựng trên lý thuyết trọng tâm bài học, hỗ trợ quá trình củng cố bài học và ôn luyện nâng cao khả năng làm bài tập môn Hóa học 8. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
- Hóa học 8 Bài 11: Bài luyện tập 2
- Giải bài tập Hóa 8 bài 11: Bài luyện tập 2
- Giải SBT Hóa 8 bài 11: Luyện tập chương 1
Bài tập 1: Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất:
a) Canxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1Ca và 1O
b) Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H
c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O
Hướng dẫn giải
a) CaO
PTK CaO: 40 + 16 = 56 đvC
b) NH3
PTK NH3: 14 + 3.1 = 17 đvC
c) CuSO4
PTK CuSO4: 64 + 32 + 16.4 = 160 đvC
Bài tập 2: Viết CTHH trong các trường hợp sau:
a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S và O
b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử H gấp 2,4 lần số nguyên tử C.
Hướng dẫn giải
a)
Gọi công thức tổng quát dạng SxOy
Dựa vào phân tử khối của SxOy => lập phương trình 2 ẩn x và y
32.x + 16.y = 64
Cho x tăng dần các giá trị từ 1, 2, 3… và tìm các giá trị y tương ứng. Dựa vào điều kiện x và y đều là các số nguyên dương để chọn giá trị phù hợp.
x | 1 | 2 | 3 |
y | 2 (thỏa mãn) | 0 (loại) | (loại) |
CTHH: SO2
b) Phân tử khối của A là 64 => PTK B = 64.1,125 = 72 đvC
Gọi CTHH của B là CxHy
Nguyên tử H gấp 2,4 nguyên tử C nên
Ta có x : y = 5:12
=> CTHH là C5H12
=> PTK A = 64
Bài tập 3: Sắt kết hợp với Oxi tạo thành 3 hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hãy cho biết % sắt trong hợp chất nào cao nhất?
Hướng dẫn giải
\(\%Fe_{\left(FeO\right)}=\frac{56}{56+16}.100\%=77,78\text{%}\)
\(\%Fe_{\left(Fe_2O_3\right)}=\frac{56.2}{56.2+16.3}.100\%=70\text{%}\)
\(\%Fe_{\left(Fe_3O_4\right)}=\frac{56.3}{56.3+16.4}.100\%=72,4\text{%}\)
Phần trăm của sắt trong FeO là cao nhất 77,78%
Bài tập 4: Trong nước ép mía có khoảng 20% về khối lượng một loại đường có thành phần các nguyên tố là 42,10% C; 6,43% H; 51,46% O và có phân tử khối là 342. Xác định công thức phân tử của đường.
Bài tập 5: Thực nghiệm cho biết nguyên tố natri chiếm 59% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố lưu huỳnh. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
Hướng dẫn giải
Hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố là natri và lưu huỳnh có CTHH dạng: NaxSy (x, y nguyên dương).
Phần trăm khối lượng lưu huỳnh trong hợp chất bằng
%mS = 100% - %mNa = 100% - 59% = 41%
Ta có tỉ lệ:
\(\frac{x.NTK\left(Na\right)}{y.NTK\left(S\right)}=\frac{\%m_{Na}}{\%m_S}=>\frac{x}{y}=\frac{\%m_{Na}.NTK\left(S\right)}{\%m_S.NTK\left(Na\right)}=\frac{59.32}{41.23}=\frac{2}{1}\)
=> x = 2, y = 1
=> Công thức hóa học của hợp chất là Na2S
Bài tập 6: Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A là: mN/mO = 7/12. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
Hướng dẫn giải
Câu 3.
Gọi công thức hóa học của hợp chất A có dạng: NxOy (x, y nguyên dương)
Áp dụng công thức
\(\frac{{x.NTK(N)}}{{y.NTK(O)}} = \frac{{{m_N}}}{{{m_O}}} = > \frac{x}{y} = \frac{{{m_N}.NTK(O)}}{{{m_O}.NTK(N)}} = \frac{7}{{12}}.\frac{{16}}{{14}} = \frac{2}{3} = > x = 2,y = 3\)
Công thức hóa học của hợp chất A: N2O5.
Bài tập 7: Lập công thức hoá học của các hợp chất sau và tính phân tử khối:
a/ Na và O | b/ S(VI) và O | c/ Na và (SO4) | d/ Ca và PO4 |
e/ Fe(III) và Cl | f/ Al và (NO3) | g/ P(V) và O | h/ Mg và (OH) |
k/ Zn và (SO4) | l/ Fe(II) và (SO3) | m/ Ba và (CO3) |
Hướng dẫn giải
a) Lập công thức hóa học của hợp chất gồm Na (I) và O (II)
Công thức hóa học dạng: \(^INa_x^{II}O_y\)
Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.II => \(\frac{x}{y}=\frac{II}{I}=\frac{2}{1}\)
=> Chọn x = 3, y = 2
Vậy công thức hóa học là Na2O
Tương tự các bước ta lập được
b/ SO2 | c/ Na2SO4 | d/ Ca3(PO4)3 |
e/ FeCl3 | f/ Al(NO3)3 | g/ P2O5 |
h/ Mg(OH)2 | k/ ZnSO4 | l/ FeSO3 |
Bài tập 8: Trong các công thức hoá học sau đây, công thức hoá học nào sai? Sửa lại cho đúng:
FeCl, ZnO2, KCl, Cu(OH)2, BaS, MgNO3, Mg2OH, K2SO4, Ca2(PO4)3, AlCl, ZnO2, K2SO4, HCl, BaNO3, Mg(OH)3, ZnCl, MgO2, KSO4, HCl, Ca(OH)3, K2Cl, BaO2, H2O, Zn(NO3)2, Al(OH)2.
Hướng dẫn giải
Công thức viết sai: FeCl → FeCl2, ZnO2 → ZnO, MgNO3 → Mg(NO3)2, Mg2OH → Mg(OH)2, AlCl → AlCl3, ZnO2 → ZnO, BaNO3 → Ba(NO3)2, ZnCl → ZnCl2, MgO2 → MgO, KSO4 → K2SO4, Ca(OH)3 → Ca(OH)2, K2Cl → KCl, BaO2 → BaO, Al(OH)2→ Al(OH)3,
.................................
Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Bài tập Hóa 8 bài 11: Bài luyện tập 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.