Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Hóa 8 bài 35: Bài thực hành 5

Giải Hóa 8 bài 35: Bài thực hành 5. Đây là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 nhằm phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Hóa học lớp 8 bài thực hành 5, giúp các bạn học sinh nắm được nội dung cần chuẩn bị cho bài thực hành một cách tốt nhất.

>> Một số tài liệu liên quan đến Hóa 8 bài 35 

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 bài 35

1. Tính chất của khí hiđro

a. Tác dụng với oxi

2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2O

b. Tác dụng với đồng oxit

H2 + CuO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)  Cu + H2O

H2 + FeO \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe + H2O

Kết luận:

Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit bazơ. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt.

2. Điều chế - thu khí hiđro

Trong phòng thí nghiệm, điều chế hiđro bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4 loãng) tac dụng với kim loại kẽm (hoặc sắt, nhôm).

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. Nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy.

B. Nội dung thí nghiệm hóa 8 bài thực hành số 5

Thí nghiệm 1:

  • Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí

Thí nghiệm 2:

  • Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí

Thí nghiệm 3:

  • Hidro khử đồng (II) oxit

1. Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí.

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su, ống dẫn khí, đóm, đèn cồn,…
  • Hóa chất: Dung dịch axit clohidric HCl, viên kẽm,…

Cách tiến hành:

  • Lắp dụng cụ như hình 5.4. Cho vào ống nghiệm 3ml dung dịch axit clohidric HCl và 3 – 4 hạt kẽm Zn.
  • Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua.
  • Sau khi thử độ tinh khiết, khẳng định dòng khí hidro không có lẫn oxi (hoặc chờ khoảng một phút cho khí hidro đẩy hết không khí ra khỏi ống nghiệm), sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí.

Hiện tượng – giải thích:

  • Khi cho dung dịch axit clohidric tác dụng với Zn ta thấy dung dịch sủi bọt khí.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

  • Khi cho que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí thì que đóm bùng cháy:

2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2O

2. Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn,…
  • Hóa chất: Viên kẽm, dung dịch axit clohidri,…

Cách tiến hành

  • Lắp dụng cụ như hình 5.4. Úp một ống nghiệm lên đầu ống dẫn khí hidro sinh ra.
  • Sau một phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn.

Hiện tượng – giải thích:

  • Khi cho kẽm vào dung dịch HCl ta thấy sủi bọt khí.

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

  • Sau một phút, giữ cho ống nghiệm đứng thẳng và miệng ống úp xuống dưới, đưa miệng ống nghiệm vào gần sát ngọn lửa đèn cồn. Ta thấy, ngọn lửa cháy có màu xanh và trên thành ống nghiệm có hơi nước đọng lại:

2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2O

3. Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit

Dụng cụ, hóa chất:

  • Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống gấp khúc chữ V,…
  • Hóa chất: Kẽm, dung dịch axit clohidric, CuO,…

Cách tiến hành:

  • Cho vào ống nghiệm khoảng 10ml dung dịch axit clohidric loãng và 4 – 5 viên kẽm.
  • Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tính xuyên qua, ở đầu ống thủy tinh này được uốn gấp khúc chữ V có chứa một ít bột đồng (II) oxit CuO (hình 5.9).
  • Sau khi khẳng định dòng khí hidro không có lẫn oxi, dùng đèn cồn hơ nóng mạnh ở chỗ có CuO.

Hiện tượng – giải thích:

  • Dung dịch trong ống nghiệm sủi bọt khí:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

  • Sau khi đèn cồn hơ nóng mạnh chỗ có CuO một thời gian, ta thấy chỗ đó chất rắn màu đen chuyển thành đỏ, do H2 khử CuO (đen) tạo thành Cu (đỏ):

CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O

Lưu ý trong quá trình làm bài thực hành

Nội dung bài thực hành hóa học 8 bài 35 gồm 3 thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: Điều chế khí hidro từ axit clohidric HCl, kẽm. Đốt cháy khí hidro trong không khí.

Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí

Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng (II) oxit

Để có thể hoàn thành tốt bài thực hành thí nghiệm trên lớp một cách tốt nhất, cũng như biết cách viết bản tường trình một cách chi tiết đầy đủ, sau khi thực hành một cách chính xác bạn đọc cần chú ý các nội dung sau:

Nắm được nội quy của phòng thí nghiệm,

Cách sử dụng, dụng cụ thí nghiệm hóa chất, tránh gây đổ vỡ, mất an toàn.

Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.

Trong quá trình thực hành để thu được kết quả tốt nhất các bạn học sinh cần chú ý:

+ Tập trung quan sát giáo viên bộ môn hướng dẫn, cũng như bạn học cùng lớp thực hiện thao tác.

+ Chú ý các thao tác cầm kẹp gỗ, sử dụng giá ống nghiệm, hay cách lấy hóa chất, ....

+ Chuẩn bị đọc bài thật kĩ, trước khi đến lớp

>> Mời các bạn tham khảo thêm giải Hóa 8 bài tiếp theo tại: Giải Hóa 8 bài 36: Nước

..............................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Giải Hóa 8 bài 35: Bài thực hành 5 tới các bạn. Được biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh bài thực hành số 5 Hóa học 8. Giúp các bạn học sinh có thể chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho bài thực hành. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn nắm chắc lý thuyết cũng như các dạng bài tập.

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Giải Hóa 8 bài 35: Bài thực hành 5 một tài liệu rất hữu ích . Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thanh Tâm
    Thanh Tâm

    chi tiết và dễ hiểu

    Thích Phản hồi 24/03/21
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm