Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi

Hóa 8 Tính chất của oxi

Bài tập Hóa 8 bài 24: Tính chất của oxi được VnDoc biên soạn là bài tập bổ sung, giúp các bạn rèn luyện nâng cao khả năng giải bài tập, ghi nhớ nội dung kiến thức. Mời các bạn tham khảo.

Bài 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy giữa oxi và các chất sau:

a) Kim loại: Na, Ca, Ba, Al, Fe, Cu.

b) Phi kim: S, C, P

Hướng dẫn giải bài tập

a) 4Na + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Na2O

2Ca + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)  CaO

2Ba + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Al2O3

3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4

2Cu + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CuO

b) S + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2

C + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2

4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

Bài 2: Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 20,8 gam khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).

a) Photpho hay oxi, chất nào còn dư và số mol chất dư là bao nhiêu?

b) Chất nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải bài tập

Số mol phopho: nP = mP/MP = 2,4/31 = 0,4 (mol)

Số mol oxi: nO2 = mO2 = 20,8/32 = 0,65 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

Trước phản ứng:   0,4     0,65              (mol)

Phản ứng:             0,4      0,5        0,2   (mol)

Sau phản ứng:      0         0,15       0,2 (mol)

a) So sánh tỉ lệ: nP/4 = 0,4/4 = 0,1 < nO2/4 = 0,65/5 = 0,13 => P phản ứng hết, oxi còn dư.

Tính toán theo số mol P.

Số mol oxi dư bằng: 0,65 - 0,5 = 0,15 mol

b) Chất được tạo thành là điphopho pentaoxit P2O5

Khối lượng P2O5 tạo thành: mP2O5 = n.M = 0,2.142 = 28,4 gam

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam hỗn hợp gồm Al, Fe thu được 21,8 gam hợp oxit Al2O3 và Fe3O4.

a) Viết phương trình hoa học của phản ứng

b) Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại trên? (Các thể tích đo ở đktc)

c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

Hướng dẫn giải bài tập

Đặt số mol của Al, Fe lần lượt là x, y ta có:

Khối lượng hỗn hợp ban đầu bằng: mAl + mFe = 27x + 56y = 113,8 gam

Hay 27x + 56y = 13,8 (*)

Phương trình hóa học của phản ứng:

4Al + 3O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)  2Al2O3 (1)

x        3x/4

3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4 (2)

y          2y/3

Số mol oxi phản ứng bằng: 3x/4 + 2y/3 = 0,25 (**)

Ta được hệ phương trình gồm 2 phương trình (*) và (**) như sau:

27x + 56y = 13,8   => 27x + 56y = 13,8

3x/4 + 2y/3 = 0,25      9x + 8y = 3            => x = 0,2; y = 0,15

Bài 4:  Đốt nóng 2,4 gam kim loại M trong khí oxi dư, thu được 4,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M.

Hướng dẫn giải bài tập 

Gọi hóa trị của M là n (đk: n nguyên dương)

Sơ đồ phản ứng: M + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) M2On

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mM + mO2 = mM2On => 2,4 + 32n2 = 4,0 => nO2 = 0,05 mol

Phương trình hóa học phản ứng:

4M + nO2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2M2On

0,05.4/n    0,05

Số mol kim loại M bằng: nM = 0,05.4/n = 0,2/n mol

Khối lượng kim loại M: mM = nM.M => M = 12n

Lập bảng:

n123
M12 (loại)24 (Mg)36 (loại)

Vậy kim loại M là Mg

Bài 5: Đốt cháy hòan tòan một hỗn hợp khí gồm CO và H2 cần dùng 9,6g khí oxi. Khí sinh ra có 8,8g CO2.

a. Viết PTHH xảy ra.

b. Tính khối lượng, % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài 6: Đốt hòan toàn hỗn hợp 5,6g cacbon và lưu huỳnh cần 6,72 lít khí oxi (đktc).

a. Viết PTHH.

b. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

c. Tính thành phần % theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng.

.................................

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm