Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng

Bài tập Hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng được VnDoc biên soạn là bài tập Hóa 8 bài 15. Ngoài các bạn tập có trong sách giáo khoa bài tập sách bài tập, VnDoc đã bổ sung thêm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu luyện tập.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan đến bài Hóa 8 bài 15:

1. Định luật bảo toàn khối lượng

Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Ví dụ:

A + B → C + D

ĐLBTKL: mA + mB = mC + mD

2. Câu hỏi bài tập minh họa Định luật bảo toàn khối lượng

Bài tập 1.

a) Viết công thức về khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit clohiđric HCl tạo ra chất kẽm clorua ZnCl2 và khí hiđro.

b) Cho biết khối lượng của kẽm và axit clohiđric đã phản ứng là 6,5 g và 7,3 g, khối lượng của chất kẽm clorua là 13,6 g.

Hãy tính khối lượng của khí hiđro bay lên.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m kẽm + mHCl = mZnCl2 + mH2

6,5 + 7,3 = 13,6 + mH2 => mH2 = 0,2 gam

Bài tập 2. Biết rằng axit clohiđric có phản ứng với chất canxi cacbonat tạo ra chất canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.

Một cốc đựng dung dịch axit clohiđric (1) và cục đá vôi (2) (thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đặt trên một đĩa cân. Trên đĩa cân thứ hai đặt quả cân (3) vừa đủ cho cân ở vị trí thăng bằng.

Bỏ cục đá vôi vào dung dịch axit clohiđric. Sau một thời gian phản ứng, cân sẽ ở vị trí nào?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Sau một thời gian có một lượng khí cacbon đioxit thoát ra làm cho khối lượng hụt đi.

Phương trình hóa học:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑+ H2O

Bài tập 3. Hãy giải thích vì sao:

a) Khi nung nóng cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi.

b) Khi nung nóng miếng đồng trong không khí (có khí oxi) thì thấy khối lượng tăng lên.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Khí CO2 bay đi nên chất rắn còn lại là CaO nên khối lượng giảm đi

PTHH: CaCO3 → CaO + CO2

b) Khi nung nóng, đồng tác dụng với oxi trong kk tạo thành đồng oxit nên khối lượng tăng lên

PTHH: 2Cu + O2 → 2CuO

Bài tập 4. Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28 g bột sắt và 20 g bột lưu huỳnh thu được 44 g chất sắt(II) sunfua (FeS) màu xám.

Biết rằng, để cho phản ứng hoá hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình phản ứng: Fe + S → FeS

Ta có: nFeS = 44/(56 + 32) = 0,5 mol

Theo phương trình: nS(p.ứ) = nFeS = 0,5 mol

⇒ mS(pứ) = 0,5 . 32 = 16(g)

⇒ mS (dư)= 20 -16 = 4g

Bài tập 5*. Biết rằng canxi oxit (vôi sống) CaO hoá hợp với nước tạo ra canxi hiđroxit (vôi tôi) Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 56 g CaO hoá hợp vừa đủ với 18 g H2O. Bỏ 2,8 g CaO vào trong một cốc lớn chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2, còn gọi là nước vôi trong.

a) Tính khối lượng của canxi hiđroxit.

b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2, giả sử nước trong cốc là nước tinh khiết.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Cứ 56 g CaO hóa hợp vừa đủ với 18 g H2O

Vậy 2,8 g CaO hóa hợp vừa đủ với x g H2O

→ x = 2,8/56x18 = 0,9(g)

Công thức khối lượng của phán ứng:

mCaO + mH2O =mCa(OH)2

Khối lượng canxi hiđroxit được tạo ra bằng:

mCa(OH)2 = 2,8 + 0,9 =3,7 (g)

b. Khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 bằng khối lượng của CaO bỏ vào cốc công với khối lượng của 400 ml nước trong cốc. Vì là nước tinh khiết có D= 1 g/ml,nên khối lượng của dung dịch bằng:

mdung dịch Ca(OH)2 = 2,8 + 400 = 402,8 (g)

Bài tập 6*. Đun nóng 15,8 g kali pemanganat (thuốc tím) KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6 g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8. Tính hiệu suất của phản ứng phân huỷ.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mO2  = 15,8 – 12,6 = 3,2(g)

Hiệu suất của phản ứng phân hủy: H = 2,8/3,2 x 100 = 87,5%

Bài tập 7*. Còn có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO3 (chất rắn màu trắng). Khi đun nóng 24,5 g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm có khối lượng là 13,45 g.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất của phản ứng phân huỷ là 80%.

mKClO3 phản ứng = 24,5.80%/100% = 19,6 gam

Theo Bảo toàn khối lượng

mO2 = mKClO3 - mKCl = 19,6 - 13,45 = 6,15 gam

Bài tập 8. Đốt cháy hết 18 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 30 g hỗn hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.

a. Viết phản ứng hóa học trên.

b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

c. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a. Phương trình hóa học

2Mg + O2 → 2MgO

b.

mMg + mO2 = mMgO

c. Khối lượng của khí oxi phản ứng là

mMg + mO2 = mMgO => mO2 = 30 - 18 = 12 gam

Bài tập 9.  Đá đôlomit (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxit là canxi oxit CaO và magie oxit MgO và thu được khí cacbon đioxit.

a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá đolomit.

b. Nếu nung đá đôlomit, sau phản ứng thu được 96 kg khí cacbon đioxit và 154 kg hai oxit các loại thì phải dùng khối lượng đá đôlomit là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a.

Phương trình hóa học:

CaCO3 → CaO + CO2

MgCO3 → MgO + CO2

Phương trình tính khối lượng:

mđolomit = moxit + mCO2

b.

Ta có :

mđolomit = moxit + mCO2

⇔ mđolomit = 154 + 96 = 250 (kg)

Câu 10. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học chữ: magie + oxi → magie oxit

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mMg + mO2 = mMgO

=> Khối lượng của khí oxi tham gia phản ứng là: mO2 = mMgO − mMg

=> mO2 = 15 – 9 = 6 gam

3. Bài tập định luật bảo toàn khối lượng nâng cao

Câu 1. Cho 100 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào 100 gam dung dịch Na2CO3 lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Cho tiếp 100 gam dung dịch H2SO4 9,8% vào X thu được 0,896 lít khí (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ % của dung dịch Na2CO3 và khối lượng dung dịch thu được sau cùng.

Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn M gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và Na2CO3 thu được 11,6 gam chất rắn và 2,24 lít khí điều kiện tiêu chuẩn. Hàm lượng phần trăm của CaCO3 trong X là bao nhiêu.

Câu 3. Nung 14,2 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2 được 7,6 gam chất rắn và khí X. Dẫn toàn bộ lượng khí X vào 100 ml dung dịch KOH 1M thì khối lượng muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu

Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 17,8 g hỗn hợp 2 kim loại bằng dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được là bao nhiêu?

Câu 5. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn Y trong ống sứ và 11,2 lít khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.

..............................

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Bài tập Hóa 8 bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm