Giải bài tập SBT Toán 8 bài: Ôn tập chương 3
Bài tập môn Toán lớp 8
Giải bài tập SBT Toán 8 bài: Ôn tập chương 3 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Toán 8 bài 5: Phương trình chứa ẩn ở mẫu
Giải bài tập SBT Toán 8 bài 6-7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Giải bài tập SBT Toán 8 bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
Câu 1: Tính gần đúng nghiệm của các phương trình sau, làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai.
a, (x√13 + √5 )(√7 – x√3 ) = 0
b, (x√2,7 – 1,54)(√1,02 + x√3,1) = 0
Lời giải:
a, (x√13 + √5 )(√7 – x√3 ) = 0
⇔ x√13 + √5 = 0 hoặc √7 - x√3 = 0
x√13 + √5 = 0 ⇔ x = - √5 / √13 ≈ -0,62
√7 - x√3 = 0 ⇔ x = √7 / √3 ≈ 1,53
Vậy phương trình có nghiệm x = -0,62 hoặc x = 1,53
b, (x√2,7 – 1,54)(√1,02 + x√3,1) = 0
⇔ x√2,7 – 1,54 = 0 hoặc √1,02 + x√3,1 = 0
x√2,7 – 1,54 = 0 ⇔ x = 1,54/√2,7 ≈ 0,94
√1,02 + x√3,1 = 0 ⇔ x = - √1,02/√3,1 ≈ - 0,57
Vậy phương trình có nghiệm x = 0,94 hoặc x = - 0,57.
Câu 2: Cho phương trình (ẩn x): 4x2 – 25 + k2 + 4kx = 0
a, Giải phương trình với k = 0
b, Giải phương trình với k = - 3
c, Tìm các giá trị của k sao cho phương trình nhận x = - 2 làm nghiệm
Lời giải:
a, Khi k = 0 ta có phương trình: 4x2 – 25 = 0
⇔ (2x + 5)(2x – 5) = 0
⇔ 2x + 5 = 0 hoặc 2x – 5 = 0
2x + 5 = 0 ⇔ x = - 5/2
2x – 5 = 0 ⇔ x = 5/2
Vậy phương trình có nghiệm x = - 5/2 hoặc x = 5/2
b, Khi k = - 3 ta có phương trình: 4x2 – 25 + (-3)2 + 4(-3)x = 0
⇔ 4x2 – 25 + 9 – 12x = 0
⇔ 4x2 – 12x – 16 = 0
⇔ x2 – 3x – 4 = 0
⇔ x2 – 4x + x – 4 = 0
⇔ x(x – 4) + (x – 4) = 0
⇔ (x + 1)(x – 4) = 0
⇔ x + 1 = 0 hoặc x – 4 = 0
x + 1 = 0 ⇔ x = -1
x – 4 = 0 ⇔ x = 4
Vậy phương trình có nghiệm x = -1 hoặc x = 4.
c, Phương trình nhận x = -2 làm nghiệm nên ta có:
4(-2)2 – 25 + k2 + 4k(-2) = 0
⇔ 16 – 25 + k2 – 8k = 0
⇔ k2 – 8k – 9 = 0
⇔ k2 – 9k + k – 9 = 0
⇔ k(k – 9) + (k – 9) = 0
⇔ (k + 1)(k – 9) = 0
⇔ k + 1 = 0 hoặc k – 9 = 0
k + 1 = 0 ⇔ k = -1
k – 9 = 0 ⇔ k = 9
Vậy k = -1 hoặc k = 9 thì phương trình nhận x = -2 làm nghiệm.
Câu 3: Giải các phương trình sau:
a, (x + 2)(x2 – 3x + 5) = (x + 2)x2
b, 2x2 – x = 3 – 6x
Lời giải:
a, (x + 2)(x2 – 3x + 5) = (x + 2)x2
⇔ (x + 2)(x2 – 3x + 5) – (x + 2)x2 = 0
⇔ (x + 2)[(x2 – 3x + 5) – x2] = 0
⇔ (x + 2)(x2 – 3x + 5 – x2) = 0
⇔ (x + 2)(5 – 3x) = 0
⇔ x + 2 = 0 hoặc 5 – 3x = 0
x + 2 = 0 ⇔ x = -2
5 – 3x = 0 ⇔ x = 5/3
Vậy phương trình có nghiệm x = -2 hoặc x = 5/3
b, 2x2 – x = 3 – 6x
⇔ 2x2 – x + 6x – 3 = 0
⇔ (2x2 + 6x) – (x + 3) = 0
⇔ 2x(x + 3) – (x + 3) = 0
⇔ (2x – 1)(x + 3) = 0
⇔ 2x – 1 = 0 hoặc x + 3 = 0
2x – 1 = 0 ⇔ x = 1/2
x + 3 = 0 ⇔ x = -3
Vậy phương trình có nghiệm x = 1/2 hoặc x = -3
Câu 4: Số nhà của Khanh là một số tự nhiên có hai chữ số. Nếu thêm chữ số 5 vào bên trái số đó thì được một số kí hiệu là a, Nếu thêm chữ số 5 vào bên phải số đó thì được một số kí hiệu là b, Tìm số nhà của Khanh, biết rằng A - B = 153.
Lời giải:
Gọi x là, số nhà bạn Khanh. Điều kiện: x ∈N* và 9 < x < 100.
Thêm số 5 vào bên trái số nhà bạn Khanh ta được:
A = 5x= 500 + x
Thêm số 5 vào bên phải số nhà bạn Khanh ta được:
B = x5 = 10x + 5
Vì hiệu của A - B = 153 nên ta có phương trình:
(500 - x) - (10x + 5) = 153 ⇔ 500 + x - 10x + 5 = 153
⇔ - 9x = 153 – 500 - 5 ⇔ - 9x = - 342 ⇔ x = 38 (thỏa)
Vậy số nhà bạn Khanh là 38.
Câu 5: Hai ô tô cùng khởi hành từ Lạng Sơn và Hà Nội, quãng đường dài 163km. Trong 48km đầu, hai xe cùng vận tốc, Nhưng sau đó chiếc xe thứ nhất tăng vận tốc lên gấp 1,2 lần vận tốc ban đầu, trong khi đó xe thứ hai vẫn duy trì vận tốc cũ. Doi đó xe thứ nhất đến Hà Nội sớm hơn xe thứ hai là 40 phút. Tính vận tốc ban đầu của hai xe.
Lời giải:
Gọi x (km/h) là vận tốc ban đầu của hai xe. Điều kiện: x > 0.
Quãng dường còn lại sau khi xe thứ nhất tăng vận tốc là:
168 – 43 = 120 (km)
Vận tốc xe thứ nhất sau khi tăng tốc là 1,2x (km/h)
Thời gian xe thứ nhất đi hết quãng đường còn lại là 120/(1,2x) (giờ)
Thời gian xe thứ hai đi Hết quãng đường còn lại là 120/x (giờ)
Vì xe thứ nhất đến sớm hơn xe thú hai 40 phút = 2/3 giờ nên ta có phương trình:
120/x - 120/(1,2x) = 2/3
⇔ 120/x - 100/x = 2/3
⇔ 360/3x - 300/3x = 2x/3x
⇔ 360 – 300 = 2x
⇔ 2x = 60 ⇔ x = 30 (thỏa)
Vậy vận tốc ban đầu của hai xe là 30km/h.
Câu 6: Một đoàn tàu hỏa từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh. 1 giờ 48 phút sau, một tàu hỏa khác khởi hành từ Nam Định đi thành phố Hồ Chí Minh với vận tốc nhỏ hơn vận tốc của đoàn tàu thứ nhất là 5km/h. Hai đoàn tàu gặp nhau (ở ga nào đó) sau 4 giờ 48 phút kể từ khi đoàn tàu thứ nhất khởi hành. Tính vận tốc của mỗi tàu biết rằng ga Nam Định nằm trên đường từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh và cách Hà Nội 87km
Lời giải:
Gọi x (km/h) là vận tốc của đoàn tàu thứ hai. Điều kiện: x > 0.
Vận tốc của đoàn tàu thứ nhất là x + 5 (km/h)
Khi gặp nhau thì đoàn tàu thứ nhất đi được 4 giờ 48 phút.
Vì đoàn tàu thứ hai đi sau 1 giờ 48 phút nên đoàn tàu thứ nhất đi được 3 giờ
Thời gian đoàn tàu thứ nhất đi được khi hai tàu gặp nhau là:
4 giờ 48 phút = 24/5 giờ
Quãng đường đoàn tàu thứ hai đi được từ lúc khởi hành đến lúc hai đoàn tàu gặp nhau là 3x (km)
Quãng đường đoàn tàu thứ nhất đi được từ lúc khởi hành đến lúc hai đoàn tàu gặp nhau là 24/5 (x + 5) (km)
Theo để bài ta có phương trình:
24/5 (x + 5) = 3x + 87
⇔ 24/5 x + 24 = 3x + 87
⇔ 24/5 x – 3x = 87 – 24
⇔ 9/5 x = 63 ⇔ x = 35 (thỏa)
Vận tốc của đoàn tàu thứ hai là 35km/h, vận tốc của đoàn tàu thứ nhất là 35 + 5 = 40 (km/h).