Giải bài tập SBT Toán 8 bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung
Bài tập môn Toán lớp 8
Giải bài tập SBT Toán 8 bài 6: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Toán lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Giải bài tập SBT Toán 8 bài 2: Nhân đa thức với đa thức
Giải bài tập SBT Toán 8 bài 3, 4, 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
Giải bài tập SBT Toán 8 bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
Câu 1: Tính nhanh:
a, 85.12,7 + 5.3.12,7
b, 52.143 – 52.39 – 8.26
Lời giải:
a, 85.12,7 + 5.3.12,7
= 12,7.(85 + 5.3)
= 12,7.100 = 1270
b, 52.143 – 52.39 – 8.26
= 52.143 – 52.39 – 52.4
= 52.(143 – 39 – 4)
= 52.100 = 5200
Câu 2: Phân tích thành nhân tử:
a, 5x – 20y
b, 5x(x – 1) – 3x(x – 1)
c, x(x + y) – 5x – 5y
Lời giải:
a, 5x – 20y = 5x – 5.4y = 5(x – 4y)
b, 5x(x – 1) – 3x(x – 1) = x(x – 1)(5 – 3) = 2x(x – 1)
c, x(x + y) – 5x – 5y = x(x + y) – 5(x + y) = (x + y)(x – 5)
Câu 3: Tính giá trị của các biểu thức sau:
a, x2 + xy + x tại x = 77 và y = 22
b, x(x – y) + y(y – x) tại x= 53 và y =3
Lời giải:
a, Ta có: x2 + xy + x = x(x + y + 1)
Thay x = 77, y = 22 vào biểu thức, ta được:
x(x + y + 1) = 77.(77 + 22 + 1) = 77.100 = 7700
b, Ta có: x(x – y) + y(y – x) = x(x – y) – y(x – y) = (x – y)(x – y) = (x – y)2
Thay x = 53, y = 3 vào biểu thức ta được:
(x – y)2 = (53 – 3)2 = 502 = 2500
Câu 4: Tìm x biết:
a, x + 5x2 = 0
b, x + 1 = (x + 1)2
c, x3 + x = 0
Lời giải:
a, Ta có: x + 5x2 = 0 ⇔ x(1 + 5x) = 0 ⇔ x = 0 hoặc 1 + 5x = 0
1 + 5x = 0 ⇒ x = - 1/5 . Vậy x = 0 hoặc x = - 1/5
b, Ta có: x + 1 = (x + 1)2
⇔ (x + 1)2 – (x + 1) = 0
⇔ (x + 1)[(x + 1) – 1] = 0
⇔ (x + 1).x = 0
⇔ x = 0 hoặc x + 1 = 0
x + 1 = 0 ⇒ x = -1.
Vậy x = 0 hoặc x = -1.
c, Ta có: x3 + x = 0 ⇒ x(x2 + 1) = 0
Vì x2 ≥ 0 nên x2 + 1 ≥ 1 với mọi x
Vậy x = 0
Câu 5: Chứng minh rằng: n2 (n + 1) + 2n(n + 1) luôn chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.
Lời giải:
Ta có n2 (n + 1) + 2n(n + 1) = n(n + 1)(n + 2)
Vì n và n + 1 là 2 số nguyên liên tiếp nên (n + 1) ⋮ 2
n, n + 1, n + 2 là 3 số nguyên liên tiếp,
nên n(n + 1)(n + 2) ⋮ 3 mà ƯCLN (2;3) = 1
vậy n(n + 1)(n + 2) ⋮ (2.3) = 6