Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 9 hiểu rõ hơn về phong cách, tinh thần học hỏi trau dồi kiến thức về lối sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh để tham khảo chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới đây của mình.

I. Dàn ý Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Lê Anh Trà và văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước và làm nhiều nghề khác nhau để mưu sinh.

Người tìm hiểu, học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước → ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, yêu thương như những người ruột thịt.

→ Chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,...

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản.

II. Văn mẫu Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh

1. Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 1

“Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

Đó là những lời thơ được viết nên từ tình cảm kính trọng, thương yêu vô ngần mà nhà thơ Tố Hữu dành cho Bác Hồ. Người không chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là tấm gương sáng về nhân cách, lối sống. Điều này đã được tác giả Lê Anh Trà ngợi ca trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh”.

Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” không phải là một tác phẩm văn học. Văn bản được trích từ một bài báo cáo chính triị. Tuy nhiên, điều ấy không làm mất đi cái hay của bài viết. Trong bài, hình ảnh Người hiện lên với đầy đủ những vẻ đẹp cao quý nhất.

Trước hết, tác giả phân tích về phong cách làm việc, học tập của Bác. Có thể thấy rằng chính thái độ tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách cởi mở và có chọn lọc đã tạo nên lối sống rất Việt Nam, rất truyền thống nhưng cũng rất hiện đại ở Người. Hiếm có một vị lãnh tụ nào lại đặt chân đến nhiều vùng đất, nói nhiều thứ tiếng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, trải nghiệm cả văn hóa phương Đông lẫn phương Tây. Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Người không phải tự nhiên mà hình thành. Người nắm được tầm quan trọng của ngôn ngữ nên đã tích cực trau dồi khả năng giao tiếp. Việc viết và nói thạo nhiều thứ tiếng như Anh, Hoa, Pháp, Nga,… đã giúp Người rất nhiều trên con đường tìm đường cứu nước. Hơn nữa, chính tinh cần cần cù, chăm chỉ lao động, sẵn sàng làm nhiều nghề khác nhau từ phụ bếp đến cào tuyết đã cung cấp cho Bác biết bao kinh nghiệm sống. Ngoài ra, trong việc học tập, Người luôn học hỏi ở mức sâu sắc và uyên thâm chứ không “Cưỡi ngựa xem hoa” một cách qua quýt. Điều quan trọng nhất là khi tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Bác Hồ không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Người tiếp thu cái hay, phê phán cái tiêu cực, dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế. Trong lịch sử, không ít những vị vua, những nhà lãnh đạo vì “Thủ cựu bài tân” mà khiến đất nước lâm vào cảnh lạc hậu, cũng có người vì ỷ vào ngoại bang mà mất nước. Bác Hồ luôn đề cao tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, yêu quê hương và trân trọng gốc gác văn hóa dân tộc. Từ đó, Người cởi mở và đón nhận có chọn lọc tri thức tiến bộ từ văn hóa bên ngoài.

Về phong cách sống hằng ngày, nét sinh hoạt của Bác rất đỗi giản dị, khiêm nhường mà thanh cao. Người sống trong nhà sàn đơn sơ, bên cạnh có ao cá và vườn cây. Tất cả gợi ra không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ. Trang phục của Người cũng chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Tư trang bên mình của vị lãh tụ vĩ đại, ai mà ngờ chỉ có một chiếc vali con con với vài bộ quần áo và một số vật kỉ niệm. Trong bữa cơm, Người ăn cá kho, rau muống, dưa ghém, cà muối, cháo hoa – những món ăn đạm bạc, quen thuộc với bất kì con người Việt Nam nào. Lối sống đó mộc mạc mà sang trọng, cho ta thấy được quan niệm thẩm mỹ rất nhân văn: cái đẹp gắn liền với cái tự nhiên.

Để khắc họa phong cách sống đáng trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người viết đã kết hợp giữa kể và bình luận, chọn lọc những dẫn chứng tiêu biểu, vận dụng nghệ thuật đối lập, đan xen cả thơ ca và từ Hán Việt.

Bài viết cho ta thấy vẻ đẹp cao quý của Người, thể hiện thái độ trân trọng và ngợi ca vô cùng của tác giả. Từ đó, ta thấy được con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ đều cần noi gương Bác.

2. Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 2

Phong cách Hồ Chí Minh trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm" các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện" của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiền..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời" mà là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

3. Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 3

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có công rất lớn trong việc mang lại độc lập tự do cho nước nhà và là niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam. Ở Bác tồn tại rất nhiều đức tính tốt đẹp khác nhau mà ta có thể học tập, noi theo. Một trong những tác giả viết về Bác thành công nhất mà ta không thể không nhắc đến chính là tác giả Lê Anh Trà và văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.

Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân. Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước và làm nhiều nghề khác nhau để mưu sinh. Ở Bác là Vốn tri thức văn hóa nhân loại sâu rộng khi mà Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại ngữ (Pháp, Anh, Hoa, Nga,…) và Người đã làm nhiều nghề. Người tìm hiểu, học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước.

Tuy nhiên, ở người cũng là lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông. Bác lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Trang phục giản dị với bộ bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp. Việc ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa,… Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, yêu thương như những người ruột thịt. Có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao khi Người là vị lãnh tụ đứng đầu một quốc gia, hoàn toàn có thể có điều kiện sống tốt đẹp, xa hoa nhưng Người đã tự lựa chọn cho mình cuộc sống giản dị bên căn nhà nhỏ, món ăn đạm bạc nhưng rất thanh thản, tự tại, thoải mái cả về tâm hồn và thể xác.

Từ những đức tính tốt đẹp của Bác được khắc họa qua văn bản, ta càng thêm yêu quý vị lãnh tụ giản dị, vĩ đại của ta cũng như có thêm động lực để tích cực vươn lên trong học tập, cống hiến nhiều hơn nữa những điều tốt đẹp cho cuộc sống, cho xã hội.

4. Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 4

Có rất nhiều các tác phẩm nói về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đó có tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, ta thấy được rất nhiều những nét đẹp trong phong cách của Người. Phong cách Hồ Chí Minh chính kết quả của sự kết hợp tinh hoa văn hoa nhân loại với cái gốc văn hóa dân tộc, "để trở thành một nhân cách rất Việt Nam". Cho dù ở bất cứ cương vị nào, thì Hồ Chí Minh luôn coi mình chỉ là một người dân bình thường, một đồng bào yêu nước, một người nguyện hi sinh cả cuộc đời vì nước, vì dân.

Trong hoàn cảnh đất nước bị kẻ thù xâm lược, cuộc sống dân chúng lầm than, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết ra đi tìm cứu nước. "Trên những con tàu vượt trùng dương, Người ghé lại nhiều hải cảng thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga... và Người làm nhiều nghề". Tất cả đều được Người tìm hiểu học hỏi một cách chắt lọc, tiếp thu những cái đẹp, cái hay cái mới, phê phán những cái tiêu cực. Phải đối mặt với hàng trăm hàng nghìn có khi hàng triệu những khó khăn, gian khổ của cuộc sống nhưng Người vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức, tích lũy những điều hay, điều tốt để có thể một ngày mang những tri thức đó về cứu dân cứu nước. Dù đi "Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Nét đẹp của Bác ở đây chính là ý chí kiên định, kiên cường, vượt qua khó khăn thử thách để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc và uyên thâm.

Nét đẹp trong phong cách của Hồ Chí Minh còn được thể hiện qua lối sống vô cùng giản dị nhưng đầy thanh cao của Người. "Chiếc nhà sàn cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ"."Trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ ...". "Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc...," "tư trang ít ỏi, một chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời..." Áo bà ba, áo trấn thủ, đối dép lốp, cá kho, rau luộc, ...tất cả những món dân dã, trang phục đó đều là những thứ mà tất cả những chiến sĩ ngoài mặt trận và người Việt Nam bình thường lúc bấy giờ đều ăn, đều mặc, Người cũng như bao con người đồng bào quê hương Việt Nam không có chút khác lạ nào.

Dù ở cương vị nào thì Bác đối đãi với mọi người cũng đều vô cùng ân cần chu đáo, từ những anh lính canh phủ chủ tịch, những cháu nhỏ hay cụ già, Bác đều chu đáo yêu thương như những người ruột thịt. Tình yêu của Bác đối với đất nước, đối với nhân dân không có gì so sánh được.

Sự thanh cao giản dị của Bác "như các vị danh nho những phải là tự thần thánh hóa, khác đời, khác người". Mà đó chính là "một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác."

Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,...

Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, ở Người ta thấy được "một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại". Phong cách Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng cho mỗi thế hệ con người Việt Nam nhất là đối với sinh viên, học sinh chúng ta cần phải học tập và noi theo tấm gương sáng của Bác.

5. Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 5

Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990). Bài văn khẳng định nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, đó chính là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và sự giản dị.

Phần đầu của văn bản nói về vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng của Hồ Chí Minh: "Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga., và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm".

Cha ông ngày xưa nói "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Bác đi nhiều nơi nên học hỏi được nhiều. Nhưng vấn đề là học bằng cách nào? Để có được vốn văn hóa sâu rộng ấy, trước hết, Bác phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: "Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga.."; nắm vững ngôn ngữ để học qua sách vở, qua giao tiếp. Bên cạnh đó, còn phải học hỏi qua lao động, qua công việc: "Người đã làm nhiều nghề". Bằng những cách ấy, Bác đã có được một vốn tri thức đạt đến mức "sâu sắc", "uyên thâm". Điều đáng nói ở đây là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài: "Người đã chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản". Bác tiếp thu trên nền tảng sâu vững của văn hóa dân tộc để tạo nên những giá trị độc đáo: "... Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyên được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại".

Phần thứ hai của văn bản nói về lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh. Tác giả đã giới thiệu lối sống ấy một cách cụ thể bằng những chi tiết tiêu biểu, từ ngôi nhà cho đến trang phục và cách ăn uống. Mở đầu là một lời bình luận đầy ấn tượng: "Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi. Tác giả khiến người đọc hình dung trong sự đối chiếu các hình ảnh: cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của các vị nguyên thủ quốc gia, và ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Chiếc nhà sàn nhỏ băng gỗ bên cạnh chiếc ao", có ai ngờ hình ảnh đơn sơ mang đậm hồn nông thôn như thế, "chỉ vẻn vẹn có vài phòng", "với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ" lại là nơi ở, nơi làm việc của một vị Chủ tịch nước. Trong bài Hồ Chứ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, khi nói về đức tính giản dị của Bác Hồ, bác Phạm Văn Đồng cũng nhắc đến ngôi nhà sàn "luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn". Chủ nhân ngôi nhà sàn đơn sơ ấy "cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn". Và "việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa". Am hiểu văn hóa nhân loại mà cách sống lại hết sức dân tộc, rất Việt Nam. Khép lại đoạn văn kể về lối sống của Bác cũng là một lời bình luận đầy thuyết phục: "Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ nào, một vị tổng thông hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống giản dị và tiết chế đến mức như vậy". "Tiết chế" là hạn chế, là giữ không cho vượt qua mức. Tuy nhiên, không nên hiểu "tiết chế" là lối sống khắc khổ theo kiểu tu hành; cũng không nên hiểu là tự hạn chế mình để trở thành khác đời, hơn đời. Sống giản dị, đó không chỉ là một lối sống, thể hiện một quan niệm sống, mà còn gắn với một quan niệm thẩm Mỹ, quan niệm về cái đẹp: cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. Cho nên, sống giản dị mà thanh cao chính là ở đó cái đẹp, cái thanh cao nằm ngay trong cái giản dị. Tác giả đối chiếu lối sống của Bác với lối sống của "các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức". Bác đã từng tâm sự: Ước nguyện của Bác là sau khi hoàn thành tâm nguyện cứu nước dân, Bác sẽ "làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu với vòng danh lợi". Ta chợt nhận ra trong ước nguyện của Bác cái thú điền viên, thú lâm tuyền của những bậc triết nhân hiền giả ngày xưa gặp lúc thời thế nhiễu nhương không thể hành đạo giúp đời, đã từ bỏ công danh, tìm đến cuộc sống ẩn dật nơi núi rừng, bạn cùng hoa cỏ gió trăng, giữ tâm hồn trong sạch. Nguyễn Trãi xưa về lại Côn Sơn để làm bạn với suối chảy rì rầm, với bàn đá rêu phơi, với bóng mát của rừng thông, rừng trúc xanh mát một màu. Nguyễn Bỉnh Khiêm vui thú điền viên với cảnh sống nơi thôn dã "Một mai, một cuốc, một cần câu", với cảnh thanh bần "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để tịnh dường tinh thần. Nhưng có điều, Bác không phải là hiền triết ẩn dật, lánh đời. Lối sống của Bác là một lối sống rất dân tộc, in đậm nét đẹp của truyền thống, nhưng vẫn rất hiện đại.

Bằng một lối viết giàu sức thuyết phục, tác giả Lê Anh Trà đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và nhân loại, giữa vĩ đại và giản dị. Bài văn có ý nghĩa bồi đắp tình cảm tự hào và kính yêu lãnh tụ.

6. Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh - Mẫu 6

Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người

Phong cách Hồ Chí Minh rút trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của Lê Anh Trà in trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam năm 1990.

Luận điểm thứ nhất mà người viết nêu lên là tầm sâu rộng vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh. Do đâu mà có vốn tri thức văn hóa ấy? Hồ Chí Minh có một cuộc sống phong phú, sôi nổi. Người "đã tiếp xúc” với văn hóa nhiều nước ở phương Đông và phương Tây. Người "đã ghé lại" nhiều hải cảng, "đã thăm" các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người "đã sống dài ngày" ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,

Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi

Những đất tự do, những trời nô lệ

Những con đường cách mạng đang tìm đi.

(Người đi tìm hình của nước)

Người "nói và viết thạo" nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là lắm tiền đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người "đầy truân chuyên", Người "đã làm nhiều nghề", và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm". Hồ Chí Minh "đã tiếp thu" mọi cái hay cái đẹp của các nền văn hóa, và "đã nhào nặn" tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế của Lê Anh Trà đã tạo nên sức thuyết phục lớn.

Luận điểm thứ hai mà tác giả đưa ra là lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam của Hồ Chí Minh. Lê Anh Trà đã sử dụng 3 luận cứ (nơi ở, trang phục, cách ăn mặc) để giải thích và chứng minh cho luận điểm này. Cái "cung điện "của vị Chủ tịch nước là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để "tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ” đồ đạc "rất mộc mạc, đơn sơ". Trang phục của Người "hết sức giản dị” với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp "thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Cách ăn uống của Hồ Chí Minh "rất đạm bạc": Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa..., đó là "những món ăn dân tộc không chút cầu kì". Những luận cứ mà người viết nêu ra không có gì mới. Nhiều người đã nói, đã viết, nhiều hồi kí đã kể lại mà ta đã biết. Nhưng Lê Anh Trà đã viết một cách giản dị, thân mật, trân trọng và ngợi ca.

Tài liệu Ngữ văn lớp 9

Phần còn lại, tác giả đã bình luận phong cách Hồ Chí Minh. So sánh với cuộc sống của một vị lãnh tụ, một vị tổng thống, một vị vua hiển..., rồi ông ngạc nhiên khẳng định Hồ Chí Minh đã "sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy". Lê Anh Trà "bất giác nghĩ đến", liên tưởng đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, trích dẫn hai câu thơ của Trạng Trình: "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá - Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao" để đi tới ca ngợi nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh, của các vị danh nho không phải là "tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời mà là "lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc, thanh cao cho tâm hồn và thể xác

Tóm lại, Lê Anh Trà đã lập luận một cách chặt chẽ, nêu lên những luận cứ xác thực, chọn lọc, trình bày khúc chiết với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ, ngợi ca "Nhà văn hóa lớn, nhà đạo đức lớn, nhà cách mạng lớn, nhà chính trị lớn đã quyện chặt với nhau trong con người Hồ Chí Minh, một con người rất giản dị, một con người Việt Nam gần gũi với mọi người".

Đọc bài viết của Lê Anh Trà, chúng ta học tập được bao điều tốt đẹp về phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

III. Audio Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh 

IV. Video Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh 

-----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu tham khảo chuẩn bài tốt bài trước khi đến lớp cũng như học tốt Ngữ Văn 9.

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Văn mẫu lớp 9 Cảm nhận của em về bài Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà. Mời các bạn tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm