Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ngữ pháp Unit 4 lớp 12 School education system

Ngữ pháp Tiếng Anh lớp 12 Unit 4 School Education System giúp các em học sinh nắm được quy tắc đánh dấu trọng âm với từ có 3 âm tiết; cấu trúc của câu bị động trong tiếng Anh, cách dùng câu bị động, cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động đối với 12 thì, cách chuyển câu chủ động có hai hay nhiều tân ngữ sang câu bị động,.....

Tổng hợp Ngữ pháp tiếng Anh unit 4 School Education System lớp 12 được VnDoc.com tổng hợp dựa trên nội dung kiến thức trọng tâm trong SGK tiếng Anh lớp 12 tập 1 giúp các em học sinh ôn tập Ngữ pháp tiếng Anh lớp 12 theo từng Unit năm 2021 - 2022 hiệu quả.

* Xem thêm Hướng dẫn học Unit 4 SGK tiếng Anh 12 tại:

Soạn Unit 4 lớp 12 School education system

I. Quy tắc đánh dấu trọng âm với từ có 3 âm tiết

1. Động từ

- Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:

Ví dụ: encounter /iŋ'kauntə/, determine /di't3:min/

- Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

Ví dụ: exercise /'eksəsaiz/, compromise/['kɔmprəmaiz]

Một số trường hợp ngoại lệ: entertain /entə'tein/, comprehend /,kɔmpri'hend/

2. Danh từ

Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/hoặc /i/thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:

paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/...

Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

Ví dụ:

computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/

3. Tính từ:

Tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ

Ví dụ: happy /'hæpi/, impossible /im'pɔsəbl/...

II. Cấu trúc Câu bị động trong Tiếng Anh

1. Use of Passive: (Cách sử dụng của câu bị động):

Câu bị động được dùng khi ta muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu, tác nhân gây ra hành động dù là ai hay vật gì cũng không quá quan trọng.

Ví dụ: My bike was stolen. (Xe đạp của tôi bị đánh cắp.)

Trong ví dụ trên, người nói muốn truyền đạt rằng chiếc xe đạp của anh ta bị đánh cắp. Ai gây ra hành động "đánh cắp" có thể chưa được biết đến. Câu bị động được dùng khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống. Ví dụ: A mistake was made. Câu này nhấn mạnh vào trạng thái rằng có 1 lỗi hoặc có sự nhầm lẫn ở đây, chứ không quan trọng là ai gây ra lỗi này.

2. Form of Passive Cấu trúc câu bị động:

Subject + finite form of to be + Past Participle

(Chủ ngữ + dạng của động từ "to be" + Động từ ở dạng phân từ 2)

Example: A letter was written.

Khi chuyển câu từ dạng chủ động sang dạng câu bị động:

Tân ngữ của câu chủ động chuyển thành chủ ngữ của câu bị động.

Ví dụ: Active: He punished his child. -> Passive: His child was punished. (Anh ta phạt cậu bé.) (Cậu bé bị phạt)

Câu chủ động ở dạng thì nào, chúng ta chia động từ "to be" theo đúng dạng thì đó. Chúng ta vẫn đảm bảo nguyên tắc chủ ngữ số nhiều, động từ "to be" được chia ở dạng số nhiều, chủ ngữ số ít thì động từ "to be" được chia ở dạng số ít.

  • Present simple (Hiện tại đơn) The car/cars is/are designed.
  • Present perfect (HT hoàn thành) The car/cars has been/have been designed.
  • Past simple (Quá khứ đơn) The car/cars was/were designed.
  • Past perfect (Qk hoàn thành) The car/cars had been/had been designed.
  • Future simple (Tương lai đơn) The car/cars will be/will be designed.
  • Future perfect (TL hoàn thành) The car/cars will have been designed
  • Present progressive (HT tiếp diễn) The car/cars is being/are being designed.
  • Past progressive (Qk tiếp diễn) The car/cars was being/were being designed.

Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, thì chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động. Ví dụ:

  • Active Professor Villa gave Jorge an A. (Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A)
  • Passive An A was given to Jorge by Professor Villa. (Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa)
  • Passive Jorge was given an A. (Jorge được chấm một điểm A)

Trong khi học tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thời của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động. Nếu là loại động từ có 2 tân ngữ, muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào người ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ nhưng thông thường chủ ngữ hợp lý của câu bị động là tân ngữ gián tiếp.

I gave him a book = I gave a book to him = He was given a book (by me).

Đặt by + tân ngữ mới đằng sau tất cả các tân ngữ khác. Nếu sau by là một đại từ vô nhân xưng mang nghĩa người ta: by people, by sb thì bỏ hẳn nó đi.

Hiện tại thường hoặc Quá khứ thường

am
is
are
was
were

+ [verb in past participle]

Active: Hurricanes destroy a great deal of property each year.

Passive: A great deal of property is destroyed by hurricanes each year.

Hiện tại tiếp diễn hoặc Quá khứ tiếp diễn

am
is
are
was
were

+ being + [verb in past participle]

Active: The committee is considering several new proposals.

Passive: Several new proposals are being considered by the committee.

Hiện tại hoàn thành hoặc Quá khứ hoàn thành

has
have
had

+ been + [verb in past participle]

Active: The company has ordered some new equipment.

Passive: Some new equipment has been ordered by the company.

Trợ động từ

modal

+ be + [verb in past participle]

Passive: These contracts should be signed by the manager today.

Các ví dụ về sử dụng Câu bị động

Các nội động từ (Động từ không yêu cầu 1 tân ngữ nào) không được dùng ở bị động.

Ví dụ: My leg hurts.

Đặc biệt khi chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động cũng không được chuyển thành câu bị động.

The US takes charge: Nước Mỹ nhận lãnh trách nhiệm.

Nếu là người hoặc vật trực tiếp gây ra hành động thì dùng by nhưng nếu là vật gián tiếp gây ra hành động thì dùng with.

  • The bird was shot with the gun.
  • The bird was shot by the hunter.

Trong một số trường hợp to be/to get + P2 hoàn toàn không mang nghĩa bị động mà mang 2 nghĩa:

Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.

  • Could you please check my mailbox while I am gone.
  • He got lost in the maze of the town yesterday.

Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy

  • The little boy gets dressed very quickly.
  • Could I give you a hand with these tires. - No thanks, I will be done when I finish tightening these bolts.

Mọi sự biến đổi về thời và thể đều nhằm vào động từ to be, còn phân từ 2 giữ nguyên.

to be made of: Được làm bằng (Đề cập đến chất liệu làm nên vật)

This table is made of wood

to be made from: Được làm ra từ (đề cập đến việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật)

Paper is made from wood

to be made out of: Được làm bằng (đề cập đến quá trình làm ra vật)

3. Câu bị động với một số động từ đặc biệt

Động từ chỉ nhận thức / cảm giác (Verbs of perception / sensation): see, hear, watch, feel

3.1. Động từ chỉ nhận thức / cảm giác (Verbs of perception / sensation): see, hear, watch, feel

- Cấu trúc chung:

+ Dạng chủ động: S + V +O1 + V (base form) + O2

+ Dạng bị động: S + be + P.P. + infinitive + O2

E.g. They saw a man enter his garden.

(Họ thấy một người đàn ông vào vườn cây của anh ấy.)

=> A man was seen play in the his garden.

+ Dạng chủ động: S + V + O1 + present participle + O2

+ Dạng bị động: S + be + P.P. + present participle + O2

E.g.: They saw many children playing in the schoolyard.

(Họ thấy nhiều trẻ em đang chơi trong sân trường.)

=> Many children were seen playing in the schoolyard.

3.2. USED TO, BE TO, BE SURF. TO, BE CERTAIN TO, BE ABOUT TO,...:

CÓ dạng bị động giống như MODALS.

E.g.: They used to use oil lamps. (Họ đã từng dùng đèn dầu.)

=> Oil lamps used to be used.

They are to build a lot of big holds here. (Họ sẽ xây nhiều khách sạn ở đâỵ.)

=> A lot of hotels are to be built here.

3.3. Nguyên mẫu bị động (Infinitive in passive).

3.3.1. Động từ chỉ "ước muốn” như: WISH, WANT. EXPECT. DESIRE.... hay “thích" như : LIKE, WOULD LIKE, LOVE, WOULD LOVE

- Dạng chủ động: S + V (expect, like....) + O1 + infinitive + O2,. .

- Dạng bị động: S + V (expect, like,...) + O2 + to be + P.P + by O1

E.g.: We’d like them to put trash into dustbins. (Chúng tôi muốn họ bỏ rác vào thùng.)

=> We'd like trash to be put into dustbins.

They expect everyone to obey the law. (Họ mong mọi người tuân thủ luật pháp.)

=> They expect the law to be obeyed.

3.3.2. Những động từ: ADVISE (khuyên), BEG (van xin), RECOMMEND (giới thiệu). URGE (thúc giục).... có hai dạng bị động.

- Động từ chính ở dạng bị động (main verb in passive): theo cách thông thường.

+ Dạng chủ động: S + V + O1 + infinitive +O2

+ Dạng bị động: S + V (be + P.P.) + infinitive + O2 +by O

E.g.: My teacher advised me to study English.

(Giáo viên của tôi khuyên tôi học tiếng Anh.)

=> I was advised to study English by my teacher

- Thay cụm động từ nguyên mẫu bằng mệnh đề danh từ với SHOULD.

+ Dạng chủ động: S + V + O1 + infinitive + O2...

+ Dạng bị động: S + V + O1 + (that) + S (O2) + should be + p.p.

E.g.: My teacher advised me to study English.

=> My teacher advised me (that) English should be studied.

3.3.3: Những động từ như: DECIDE (quyết định), AGREE (đồng ý), DETERMINE (quyết định), DEMAND (yêu cầu), BE ANXIOUS (lo lắng), BE DETERMINED (quyết định),...: cụm động tứ ngyên mẫu được thay bằng mệnh đề danh từ với SHOULD.

- Dạng chủ động: S + V + infinitive + O + ….

- Dạng bị động: S + V + (That) +S (O) + should + be + P.P

E.g.: They decided to ban unnecessary examinations. (Họ quyết định bỏ những kì thì không cần thiết.)

=> They decided (that) unnecessary examinations should he banned.

3.3.4. Động từ ARRANGE:

- Dạng chủ động: S + arrange + infinitive + O +...

- Dạng bị động: S + arrange + for + O + to be + P.P

E.g.: They arranged to organize tin English-speaking context. (Họ sắp xếp tổ chức kì thi nói tiếng Anh.)

=> They arranged to organnize EnỊỊlish-speaking contest to he organized.

3.3.5. Danh động từ bị động (Gerunds in passive)

Cấu trúc 1:

- Dạng chủ động: S + V + gerund + O

- Dạng bị động: S + V + (that) + S (O) + should + be + P.P.

E.g.: They suggested changing obsolete textbooks.

(Họ đề nghị thay những sách giáo khoa lỗi thời.)

=> They suggested that obsolete textbooks should be changed.

Cụm danh động từ được thay bằng mệnh đề danh từ với SHOULD.

Cấu trúc 1:

- Dạng chủ động: S + V + O1 +gerund + O2

- Dạng bị động: S + V + being + P.P…..by O1.

=> Ở cấu trúc này, S và O2 chỉ cùng một người.

E.g.: He enjoys people giving him presents.

(Ông ấy thích người ta tặng ông quà.)

=> He enjoys being given presents.

Danh động từ bị dộng có thể theo sau giới từ.

E.g.: He was angry for not being told the news.

(Anh ấy giận vì không được báo tin.)

Trên đây là Ngữ pháp Unit 4 SGK tiếng Anh lớp 12 School education system. Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn tập Tiếng Anh 12 khác như: Để học tốt Tiếng Anh lớp 12, Bài tập Tiếng Anh lớp 12 theo từng Unit trực tuyến, Đề thi học kì 1 lớp 12, Đề thi học kì 2 lớp 12,... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Mời quý thầy cô, các bậc phụ huynh tham gia nhóm Facebook: Tài liệu ôn tập lớp 12 để tham khảo chi tiết các tài liệu học tập lớp 12 các môn năm 2021 - 2022.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Anh 12 mới

    Xem thêm