Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử vào 10 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn năm học 2020 - 2021

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn năm 2020

Đề thi thử vào 10 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn năm học 2020 - 2021 được VnDoc chia sẻ nằm trong bộ tài liệu đề thi thử vào lớp 10. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có thêm tài liệu ôn tập tại nhà, đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các bạn học tốt

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

 Phần I TRẮC NGHIỆM (3 điểm).

Câu 1. Số nào sau đây có căn bậc hai số học bằng \sqrt 9\(\sqrt 9\)

A. 3.

B. 9.

C. 3 và -3.

D. 81.

Câu 2. Với A<0; B\geq 0\(A<0; B\geq 0\), khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau:

A. \sqrt{A^2B} = A\sqrt B.\(A. \sqrt{A^2B} = A\sqrt B.\)

B. \sqrt{A^4B} = A^2\sqrt B.\(B. \sqrt{A^4B} = A^2\sqrt B.\)

C. \sqrt{A^4B} = -A^2\sqrt B.\(C. \sqrt{A^4B} = -A^2\sqrt B.\)

D. \sqrt{A^2B} = A^2\sqrt B.\(D. \sqrt{A^2B} = A^2\sqrt B.\)

Câu 3. Điều kiện xác định của \sqrt{6-3x}\(\sqrt{6-3x}\) là

A. x \leq \dfrac{1}2.\(A. x \leq \dfrac{1}2.\)

B. x \leq -2.\(B. x \leq -2.\)

C. x \leq 2.\(C. x \leq 2.\)

D. x \geq 2.\(D. x \geq 2.\)

Câu 4. Với 0 \leq x \leq 2\(0 \leq x \leq 2\), rút gọn biểu thức \sqrt{x^2-4x+4}+\sqrt{x^2}\(\sqrt{x^2-4x+4}+\sqrt{x^2}\) ta được

A. 2.

B. 2 - 2x.

C. 2x - 2.

D. -2.

Câu 5. Với x\geq -1\(x\geq -1\), giá trị của x thỏa mãn \sqrt{x+1}=4\(\sqrt{x+1}=4\) là

A. 3.

B. 5.

C. 17.

D. 15.

Câu 6. Trong các hàm sau hàm số nào là hàm số bậc nhất

A. y=1-\dfrac{1}x\(A. y=1-\dfrac{1}x\)

B. y=5(x+1) - 5x\(B. y=5(x+1) - 5x\)

C. y=x\sqrt2+1\(C. y=x\sqrt2+1\)

D. y = \dfrac{2}3 - 2\sqrt x\(D. y = \dfrac{2}3 - 2\sqrt x\)

Câu 7. Đường thẳng y = 5 - 2x không song song với đường thẳng

A. y = -2x + 1.\(A. y = -2x + 1.\)

B. y=\dfrac{2}3+ \sqrt 2 ( \sqrt 2x -1).\(B. y=\dfrac{2}3+ \sqrt 2 ( \sqrt 2x -1).\)

C. y=-2x+ \sqrt 3.\(C. y=-2x+ \sqrt 3.\)

D. y= 6 - 2(x-5).\(D. y= 6 - 2(x-5).\)

Câu 8. Với giá trị nào của tham số m thì hàm số y = 5 - 3mx\(y = 5 - 3mx\) là hàm số đồng biến?

A. m > \dfrac{5}3.\(A. m > \dfrac{5}3.\)

B. m> 0.\(B. m> 0.\)

C. m <0.\(C. m <0.\)

D. m < \dfrac{5}3.\(D. m < \dfrac{5}3.\)

Câu 9. Cặp số (-1;2) không là một nghiệm của phương trình

A. x + 2y = 3.\(A. x + 2y = 3.\)

B. -x + 3y= 5.

C. 5x - y = -7.\(C. 5x - y = -7.\)

D. x - y = -3.\(D. x - y = -3.\)

Câu 10. Tung độ gốc của đường thẳng 3x - 4y = 3 là

A. \dfrac{-3}4.\(A. \dfrac{-3}4.\)

B. 1.

C. \dfrac{3}4.\(C. \dfrac{3}4.\)

B. 1.\(B. 1.\)

D. 3.\(D. 3.\)

Câu 11. Khi hệ phương trình \left\{ \matrix{ mx + 3y = 1 \hfill \cr x + ny = 3 \hfill \cr} \right.\(\left\{ \matrix{ mx + 3y = 1 \hfill \cr x + ny = 3 \hfill \cr} \right.\). vô nghiệm thì điều kiện của m;n là:

A. m.n =3;m ≠ \dfrac{1}3.\(A. m.n =3;m ≠ \dfrac{1}3.\)

B. n=9;m = \dfrac{1}3.\(B. n=9;m = \dfrac{1}3.\)

C. m.n ≠ 3.\(C. m.n ≠ 3.\)

D. m.n =3;m ≠ 3.\(D. m.n =3;m ≠ 3.\)

Câu 12. Phương trình -x +\dfrac{1}2 y = 0\(-x +\dfrac{1}2 y = 0\) có nghiệm tổng quát là

A. \left\{ \matrix{ x \in R \hfill \cr y =x \hfill \cr} \right.\(A. \left\{ \matrix{ x \in R \hfill \cr y =x \hfill \cr} \right.\)

B. \left\{ \matrix{ y \in R \hfill \cr x = 2y \hfill \cr} \right.\(B. \left\{ \matrix{ y \in R \hfill \cr x = 2y \hfill \cr} \right.\)

C. \left\{ \matrix{ x \in R \hfill \cr y =-2x \hfill \cr} \right.\(C. \left\{ \matrix{ x \in R \hfill \cr y =-2x \hfill \cr} \right.\)

D. \left\{ \matrix{ x \in R \hfill \cr y =2x \hfill \cr} \right.\(D. \left\{ \matrix{ x \in R \hfill \cr y =2x \hfill \cr} \right.\)

Câu 13. Phương trình nào sau đây có tích hai nghiệm bằng 3?

A. x^2+x+3 = 0\(A. x^2+x+3 = 0\)

B. x^2+x-3 = 0\(B. x^2+x-3 = 0\)

C. x^2 -3x+1=0\(C. x^2 -3x+1=0\)

D. x^2+5x+3=0\(D. x^2+5x+3=0\)

Câu 14. Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 9cm, AC = 12cm. Bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC dài là

A. 13cm

B. 15cm

C. 7,5cm

D. 6cm

Câu 15. Cho hàm số y=-5x^2\(y=-5x^2\), khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Đồ thị hàm số là một đường thẳng

B. Hàm số đồng biến khi x<0

C. Đồ thị hàm số nằm phía trên trục hoành

D. Giá trị nhỏ nhất của hàm số là 0

Câu 16. Đường cao của một tam giác vuông chia cạnh huyền thành hai đoạn có độ dài là 2cm và 8cm. Độ dài của đường cao đó là

A. 10cm.

B. 16cm.

C. 4cm.

D. 6cm.

Câu 17. Từ điểm A bên ngoài đường tròn (O), kẻ các cát tuyến ABC và ADE với đường tròn (B nằm giữa A và C; D nằm giữa A và E). Biết ∠CAE = 45° và số đo \stackrel\frown{BD}= 10°\(\stackrel\frown{BD}= 10°\). Khi đó ∠CBE bằng

A. 50°

B. 55°

C. 40°

D. 90°

Câu 18. Cho đường tròn (O;5) và điểm A cách O một khoảng 13. Từ A kẻ tiếp tuyến AB (B là tiếp điểm) và cát tuyến ACD với đường tròn. Khi đó AC.AD bằng

A. 144.

B. 144.

C. 12.

D. 169.

Câu 19. Một cột cờ có bóng trên mặt đất dài 8m và cùng thời điểm đó tia sáng đi qua đỉnh tạo với mặt đất một góc bằng 60°. Chiều cao của cột cờ là

A. 4m

B. \dfrac{8\sqrt 3}3m\(B. \dfrac{8\sqrt 3}3m\)

C. 4\sqrt 3m\(C. 4\sqrt 3m\)

D. 8\sqrt 3m

Câu 20. Giá trị của tham số m để phương trình x^2 - 2(m+ 5)x + 2m+ 9 = 0\(x^2 - 2(m+ 5)x + 2m+ 9 = 0\) có hai nghiệm sao cho nghiệm này gấp hai lần nghiệm kia là

A. \dfrac {11}2\(A. \dfrac {11}2\)

B. -\dfrac {7}2 hoặc \dfrac {19}4\(B. -\dfrac {7}2 hoặc \dfrac {19}4\)

C. -\dfrac {7}4\(C. -\dfrac {7}4\)

D. -\dfrac {7}2\(D. -\dfrac {7}2\) hoặc -\dfrac {17}4\(-\dfrac {17}4\)

Phần II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 21.(2,0 điểm)

a) Giải hệ phương trình

\left\{ \matrix{ 5x + 3y = 7 \hfill \cr 2x - y = 5 \hfill \cr} \right.\(\left\{ \matrix{ 5x + 3y = 7 \hfill \cr 2x - y = 5 \hfill \cr} \right.\)

b) Rút gọn biểu thức:

A = \left ( \dfrac{\sqrt x +1}{\sqrt x +2} - \dfrac{2\sqrt x}{\sqrt x - 2} - \dfrac{2x + 6\sqrt x}{4-x} \right) : \dfrac{\sqrt x - 1}{\sqrt x}\(A = \left ( \dfrac{\sqrt x +1}{\sqrt x +2} - \dfrac{2\sqrt x}{\sqrt x - 2} - \dfrac{2x + 6\sqrt x}{4-x} \right) : \dfrac{\sqrt x - 1}{\sqrt x}\)

với x>0; x ≠1;x≠4.

Câu 22.(1,0 điểm) Cho phương trình x^2 – 2(m-3)x+2m-7 =0 (1)\(x^2 – 2(m-3)x+2m-7 =0 (1)\) (x là ẩn, m là tham số).

a) Giải phương trình (1) khi m = -2.

b) Tìm các giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm x1,x2\(x1,x2\), thỏa mãn x_1\sqrt x_2 + x_2 \sqrt x_1 = 12\(x_1\sqrt x_2 + x_2 \sqrt x_1 = 12\)

Câu 23.(1,5 điểm) Anh Bình đến siêu thị để mua một cái Bếp ga và một cái Quạt điện với tổng số tiền theo giá niêm yết là 850 nghìn đồng. Khi thanh toán, nhân viên cho biết siêu thị đang có chương trình khuyến mãi để tri ân khách hàng sau đợt nghỉ phòng chống dịch COVID-19, cụ thể: giá của Bếp ga và Quạt điện lần lượt được giảm bớt 10% và 20% so với giá niêm yết. Do đó, anh Bình đã trả ít hơn 125 nghìn đồng so với giá niêm yết khi mua hai sản phẩm trên. Hỏi giá bán niêm yết của từng loại sản phẩm mà anh Bình đã mua là bao nhiêu?

Câu 24.(2,0 điểm) Cho hai đường tròn (O;R) và (O';r) (với R >r) tiếp xúc ngoài tại điểm I. Kẻ tiếp tuyển chung ngoài AB của hai đường tròn (A, B là các tiếp điểm, A thuộc (O); B thuộc (O')). Tiếp tuyến chung trong tại I cắt AB tại K. Kẻ đường kính AD của đường tròn (O).

a) Chứng minh tứ giác AKIO là tứ giác nội tiếp.

b) Chứng minh ba điểm B, I, D thẳng hàng.

c) Cho biết R = 9cm, r = 4cm, tính chu vi tứ giác ABO'O.

Câu 25.(0,5 điểm) Cho ba số thực không âm a, b, c và a + b + c = 3.

Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức

K = \sqrt {3a+1} + \sqrt {3b+1} + \sqrt {3c+1} .\(K = \sqrt {3a+1} + \sqrt {3b+1} + \sqrt {3c+1} .\)

Hết

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn năm  2020

Phần I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 B Câu 11 A
Câu 2 B Câu 12 D
Câu 3 C Câu 13 D
Câu 4 A Câu 14 C
Câu 5 D Câu 15 B
Câu 6 C Câu 16 C
Câu 7 B Câu 17 A
Câu 8 C Câu 18 A & B
Câu 9 B Câu 19 D
Câu 10 A Câu 20 D

Phần II. TỰ LUẬN

Câu 21

a)

\left\{ \matrix{ 5x + 3y = 7 \hfill \cr 2x - y = 5 \hfill \cr} \right.\(\left\{ \matrix{ 5x + 3y = 7 \hfill \cr 2x - y = 5 \hfill \cr} \right.\)

\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x=2 \hfill \cr y=-1 \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ x=2 \hfill \cr y=-1 \hfill \cr} \right.\)

b)

A = \left ( \dfrac{\sqrt x +1}{\sqrt x +2} - \dfrac{2\sqrt x}{\sqrt x - 2} - \dfrac{2x + 6\sqrt x}{4-x} \right) : \dfrac{\sqrt x - 1}{\sqrt x}\(A = \left ( \dfrac{\sqrt x +1}{\sqrt x +2} - \dfrac{2\sqrt x}{\sqrt x - 2} - \dfrac{2x + 6\sqrt x}{4-x} \right) : \dfrac{\sqrt x - 1}{\sqrt x}\)

Với x>0; x ≠1;x≠4, ta có:

A = \left ( \dfrac{\sqrt x +1}{\sqrt x +2} - \dfrac{2\sqrt x}{\sqrt x - 2} - \dfrac{2x + 6\sqrt x}{4-x} \right) : \dfrac{\sqrt x - 1}{\sqrt x}\(A = \left ( \dfrac{\sqrt x +1}{\sqrt x +2} - \dfrac{2\sqrt x}{\sqrt x - 2} - \dfrac{2x + 6\sqrt x}{4-x} \right) : \dfrac{\sqrt x - 1}{\sqrt x}\)

= \dfrac{(\sqrt x +1)(\sqrt x - 2)- 2\sqrt x(\sqrt x +2)+2x + 6\sqrt x}{(\sqrt x +2)(\sqrt x - 2)} . \dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 1}\(= \dfrac{(\sqrt x +1)(\sqrt x - 2)- 2\sqrt x(\sqrt x +2)+2x + 6\sqrt x}{(\sqrt x +2)(\sqrt x - 2)} . \dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 1}\)

= \dfrac{x + \sqrt x - 2}{(\sqrt x +2)(\sqrt x - 2)} . \dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 1}\(= \dfrac{x + \sqrt x - 2}{(\sqrt x +2)(\sqrt x - 2)} . \dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 1}\)

= \dfrac{( \sqrt x + 2)(\sqrt x - 1)}{(\sqrt x +2)(\sqrt x - 2)} . \dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 1} =\dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 2}\(= \dfrac{( \sqrt x + 2)(\sqrt x - 1)}{(\sqrt x +2)(\sqrt x - 2)} . \dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 1} =\dfrac{\sqrt x}{\sqrt x - 2}\)

Câu 22.

a)

Với m = -2, ta có (1)

\Leftrightarrow x^2 – 2(-2-3)x-2.2-7 =0\(\Leftrightarrow x^2 – 2(-2-3)x-2.2-7 =0\)

\Leftrightarrow x^2 +10 x-11=0\(\Leftrightarrow x^2 +10 x-11=0\)

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ {x} = {1} \hfill \cr {x} = {-11} \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{ {x} = {1} \hfill \cr {x} = {-11} \hfill \cr} \right.\)

b)

Ta biến đổi (1)

\Leftrightarrow (x-1) [ x- (2m-7)] =0\(\Leftrightarrow (x-1) [ x- (2m-7)] =0\)

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ {x} = {1} \hfill \cr {x} = {2m-7} \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{ {x} = {1} \hfill \cr {x} = {2m-7} \hfill \cr} \right.\)

Thay vào ta có:

x_1\sqrt x_2 + x_2 \sqrt x_1 = 12\(x_1\sqrt x_2 + x_2 \sqrt x_1 = 12\)

\Leftrightarrow 1\sqrt {2m-7} + (2m-7) \sqrt 1 = 12 (đkxđ m \geq \dfrac{7}2)\(\Leftrightarrow 1\sqrt {2m-7} + (2m-7) \sqrt 1 = 12 (đkxđ m \geq \dfrac{7}2)\)

\Leftrightarrow (2m-7) + \sqrt {2m-7} - 12 =0\(\Leftrightarrow (2m-7) + \sqrt {2m-7} - 12 =0\)

\Leftrightarrow \left[ \matrix{ \sqrt {2m-7} = 3 \hfill \cr \sqrt {2m-7} = -4 \space (loại) \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{ \sqrt {2m-7} = 3 \hfill \cr \sqrt {2m-7} = -4 \space (loại) \hfill \cr} \right.\)

\Leftrightarrow m = 8\(\Leftrightarrow m = 8\) (thoả mãn đkxđ)

KL.....

Câu 23.

Gọi giá bán niêm yết của Bếp và Quạt mà anh Bình đã mua lần lượt là A và B (Nghìn đồng, A;B > 0)

Theo bài ra ta có hệ:

\left\{ \matrix{ A+B =850 \hfill \cr A.0,9 + B. 0,8 = 850 -125 \hfill \cr} \right.\(\left\{ \matrix{ A+B =850 \hfill \cr A.0,9 + B. 0,8 = 850 -125 \hfill \cr} \right.\)

\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ A = 450 \hfill \cr B = 400 \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ A = 450 \hfill \cr B = 400 \hfill \cr} \right.\) (nghìn đồng)

KL....

Câu 24.

Đề thi thử vào 10 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn năm học 2020 - 2021

a)

Vì AB là tiếp tuyến của (O) tại A ⇒ AB ⊥ OA

Vì IK là tiếp tuyến của (O) tại I ⇒ IK ⊥ OI

Suy ra ∠KIO = ∠KAO = 90° ⇒ I, A cùng thuộc đường tròn đường kính OK, hay tứ giác AKIO nội tiếp (đpcm).

b)

Xét △IAD nội tiếp (O) có AD là đường kính ⇒ ∠AID = 90° ⇒ AI ⊥ ID (1).

Ta thấy KA và KI là tiếp tuyến từ K tới (O) ⇒ KA = KI

Tương tự KI và KB là tiếp tuyến từ K tới (O') ⇒ KI = KB = KA ⇒ △IAB vuông tại I (theo tính chất tam giác vuông có đường trung tuyến bằng một nửa cạnh huyền) ⇒ AI ⊥ IB (2)

Từ (1) và (2) ⇒ I, D, B thẳng hàng (đpcm)

c)

Vì tứ giác AKIO nội tiếp ⇒ ∠OKI = ∠OAI = ∠OIA

Tương tự dễ chứng minh BKIO' nội tiếp ⇒ ∠O'KI = ∠O'BI = ∠O'IB

Cộng vế theo vế hai biểu thức trên, có:

∠OKO\(∠OKO' = ∠OKI + ∠O'KI = ∠OIA + ∠O'IB\)

= 90° - ∠AIK + 90° - ∠KIB = 180° - ∠AIB = 90°.\(= 90° - ∠AIK + 90° - ∠KIB = 180° - ∠AIB = 90°.\)

Áp dụng hệ thức lượng trong △OKO' vuông tại K, đường cao KI, ta có:

KI² = IO.IO\(KI² = IO.IO' = R.r \Rightarrow KI = \sqrt {9.4}=6 (cm)\)

Ta có chu vi tứ giác ABO'O là:

P = AB + BO\(P = AB + BO' + O'I + IO + OA = 2KI + 2r + 2R = 2.6 + 2.4 + 2.9 = 38 (cm).\)

KL........

Câu 25.

Áp dụng BĐT Bunhya-Copxki, ta có:

K^2 = (1.\sqrt {3a+1} + 1.\sqrt {3b+1} + 1.\sqrt {3c+1} )^2 \leq (1+1+1)(3a+1+3b+1+3c+1)\(K^2 = (1.\sqrt {3a+1} + 1.\sqrt {3b+1} + 1.\sqrt {3c+1} )^2 \leq (1+1+1)(3a+1+3b+1+3c+1)\)

\Leftrightarrow K^2 \leq 3[3+ 3(a+b+c)] = 3.(3+3.3) = 36\(\Leftrightarrow K^2 \leq 3[3+ 3(a+b+c)] = 3.(3+3.3) = 36\)

\Leftrightarrow K \leq 6.\(\Leftrightarrow K \leq 6.\)

Vậy {Max}_K = 6 \Leftrightarrow a=b=c =1 .\({Max}_K = 6 \Leftrightarrow a=b=c =1 .\)

Không mất tính tổng quát, giả sử c = max\{a;b;c\}\(c = max\{a;b;c\}\)

Ta đi chứng minh K \geq 2+\sqrt {10}\(K \geq 2+\sqrt {10}\)

\Leftrightarrow \sqrt {3a+1} -1 + \sqrt {3b+1} -1 + \sqrt {3c+1} - \sqrt {10} \geq 0\(\Leftrightarrow \sqrt {3a+1} -1 + \sqrt {3b+1} -1 + \sqrt {3c+1} - \sqrt {10} \geq 0\)

\Leftrightarrow \dfrac{3a}{\sqrt {3a+1} +1} + \dfrac{3b}{\sqrt {3b+1} +1} + \dfrac{3(c-3)}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \geq 0\(\Leftrightarrow \dfrac{3a}{\sqrt {3a+1} +1} + \dfrac{3b}{\sqrt {3b+1} +1} + \dfrac{3(c-3)}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \geq 0\)

\Leftrightarrow \dfrac{3a}{\sqrt {3a+1} +1} + \dfrac{3b}{\sqrt {3b+1} +1} - \dfrac{3(a+b)}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \geq 0\(\Leftrightarrow \dfrac{3a}{\sqrt {3a+1} +1} + \dfrac{3b}{\sqrt {3b+1} +1} - \dfrac{3(a+b)}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \geq 0\) (thay a + b = 3 - c vào)

\Leftrightarrow 3a\left(\dfrac{1}{\sqrt {3a+1} +1} - \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \right) + 3b\left(\dfrac{1}{\sqrt {3b+1} +1} - \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \right) \geq 0 (1)\(\Leftrightarrow 3a\left(\dfrac{1}{\sqrt {3a+1} +1} - \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \right) + 3b\left(\dfrac{1}{\sqrt {3b+1} +1} - \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt {10} } \right) \geq 0 (1)\)

c = max\{a;b;c\}\(c = max\{a;b;c\}\) suy ra:

\left\{ \matrix{ \sqrt {3a+1} \leq \sqrt {3c+1} \hfill \cr \sqrt {3b+1} \leq \sqrt {3c+1} \hfill \cr} \right.\(\left\{ \matrix{ \sqrt {3a+1} \leq \sqrt {3c+1} \hfill \cr \sqrt {3b+1} \leq \sqrt {3c+1} \hfill \cr} \right.\)

\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ \sqrt {3a+1} + 1<\sqrt {3c+1} +\sqrt{10} \hfill \cr \sqrt {3b+1} +1<\sqrt {3c+1} +\sqrt{10} \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ \sqrt {3a+1} + 1<\sqrt {3c+1} +\sqrt{10} \hfill \cr \sqrt {3b+1} +1<\sqrt {3c+1} +\sqrt{10} \hfill \cr} \right.\)

\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ \dfrac{1}{\sqrt {3a+1} + 1}> \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt{10}} \hfill \cr \dfrac{1}{\sqrt {3b+1} + 1}> \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt{10}} \hfill \cr} \right.\(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ \dfrac{1}{\sqrt {3a+1} + 1}> \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt{10}} \hfill \cr \dfrac{1}{\sqrt {3b+1} + 1}> \dfrac{1}{\sqrt {3c+1} +\sqrt{10}} \hfill \cr} \right.\)

⇒ (1) luôn đúng, mà các phép biến đổi là tương đương hay K \geq 2+\sqrt {10}\(K \geq 2+\sqrt {10}\) là đúng.

Vậy {Min}_K = 2+\sqrt{10} \Leftrightarrow a=b=0;c= 3\({Min}_K = 2+\sqrt{10} \Leftrightarrow a=b=0;c= 3\) và các hoán vị.

Đề thi thử vào 10 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn năm học 2020 - 2021 được VnDoc chia sẻ trên đây với 25 câu hỏi trắc nghiệm, giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Ngoài đề thi thử của huyện Lục Ngạn các bạn tham khảo các đề của các tỉnh khác nữa nhé

............................................

Ngoài Đề thi thử vào 10 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Lục Ngạn năm học 2020 - 2021. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2020 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Đề thi vào 10 môn Toán

Xem thêm